Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris (27/01/1973-27/01/2023):

Hiệp định Paris về Việt Nam: Những điều khoản ký kết và thực hiện

PGS. TS. Hà Minh Hồng
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Hiệp định Paris là kết quả của một cuộc hội đàm lịch sử trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1954-1975, nhiều nội dung đã phải trải qua cả đấu trí trên bàn đàm phán và đấu lực trên chiến trường mới được ký kết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris về Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên Đại lộ Kléber (Paris), ngày 2/3/1973, với sự tham dự đại diện của 12 nước và Liên hợp quốc. (Nguồn: Getty Images)
Hội nghị Định ước quốc tế về Hiệp định Paris về Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên Đại lộ Kléber (Paris), ngày 2/3/1973, với sự tham dự đại diện của 12 nước và Liên hợp quốc. (Nguồn: Getty Images)

Sau khi Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (ký ngày 20/7/1954), Mỹ can dự trắng trợn vào Việt Nam. Thông qua việc thực thi nhiều chiến lược chiến tranh dưới nhiều đời Tổng thống Mỹ suốt 20 năm, Mỹ muốn thiết lập chế độ thực dân kiểu mới tại miền Nam Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, từng bước làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967 trên các chiến trường miền Nam, đặc biệt là sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cuộc chiến đã làm rõ thực tế: không thể giải quyết bằng so sánh lực lượng quân sự mà phải sử dụng bàn đàm phán để đưa chiến tranh đi vào giai đoạn kết thúc.

Việt Nam cũng chủ động mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao với mục đích: đấu tranh đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, thương lượng ở bàn hội nghị về việc kết thúc chiến tranh, lập lại nền hòa bình thống nhất đất nước Việt Nam.

Tổng thống Mỹ L. Johnson ngày 31/03/1968 quyết định “Mỹ đơn phương chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) từ vĩ tuyến 20 trở ra, sẵn sàng cử đại diện đàm phán với VNDCCH”.

Những điều khoản ký kết

Tại hội đàm Paris, Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.

Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng đòi hai bên cùng rút quân; đòi khôi phục lại khu phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn (nghĩa là vẫn muốn duy trì tình trạng chia cắt Việt Nam thành hai miền). Vì thế, trong thời gian hội đàm ở Paris (1968-1972), cả hai đều tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó làm áp lực cho giải pháp chấm dứt chiến tranh đang đàm phán.

Sau cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972, đặc biệt là cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, đồng thời với các đòn tấn công trên các chiến trường miền Nam, phái đoàn Việt Nam đã chủ động tấn công trên bàn đàm phán với việc đưa ra Dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 8/10/1972). Vì thế ngày 20/10/1972, hai bên đã hoàn thành cơ bản dự thảo văn bản Hiệp định và nhất trí sẽ ký chính thức vào ngày 31/10/1972.

Tuy nhiên, ngay sau đó chính quyền Nixon ngừng đàm phán, triển khai chiến dịch Linebacker II dùng B52 tấn công Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam. Chỉ đến khi chịu thất bại trên chiến trường cũng như trên bầu trời Hà Nội, Mỹ buộc phải chấp nhận nối lại đàm phán và ký kết Hiệp định Paris.

Hội đàm Paris là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao của hai quốc gia có ý chí, trí tuệ, đạo lý và mưu lược khác nhau; ký Hiệp định Paris phản ảnh rõ nỗ lực chung của cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm kết thúc chiến tranh.

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký ngày 27/01/1973 (có hiệu lực ngày 28/01/1973) gồm chín chương, 23 điều, các nội dung hàm chứa trong Hiệp định này xoay quanh hai vấn đề quan trọng nhất.

Một, Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, rút hết quân đội của Mỹ và của các nước khác, cố vấn và nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh ra khỏi miền Nam, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam.

Hai, Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản (độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam) và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam (hai miền Nam, Bắc Việt Nam) tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ.

Nói ngắn gọn như lời của Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn dặn Cố vấn Lê Đức Thọ khi đi đàm phán, phải đạt được là “Quân Mỹ phải ra, còn quân ta thì ở lại”.

Bộ trưởng Ngoại giao của  VNDCCH Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Nguồn: Getty Images)
Bộ trưởng Ngoại giao của VNDCCH Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Nguồn: Getty Images)

Những điều được thực hiện

Thực hiện những ký kết trong Hiệp định, Việt Nam thành lập hai đoàn đại biểu quân sự đóng tại Trại Davis, thuộc căn cứ không quân Tân Sơn Nhất.

Việc thực thi Hiệp định tập trung vào ba nhiệm vụ chính: (i) đấu tranh buộc quân Mỹ và quân các nước đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam trong 60 ngày kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; (ii) đấu tranh buộc đối phương thực hiện nghiêm chỉnh việc trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên bị bắt trong chiến tranh; (iii) đấu tranh buộc đối phương chấm dứt chiến sự, nghiêm chỉnh thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đối với hai nhiệm vụ đầu, đó là sự đấu trí, đấu lý quyết liệt cho việc thực thi điều 5 (Mỹ rút quân) kết hợp với điều 8 (trao trả tù binh Mỹ, tù quân sự và tù chính trị): quân Mỹ và các nước đồng minh (khoảng 54.000 người) rút thành bốn đợt, mỗi đợt 25% và được tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn “việc trao trả nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt”.

Ngày 29/03/1973, người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường, tác động mạnh về tâm lý và chính trị khiến quân đội Sài Gòn suy sụp sức chiến đấu.

Đối với nhiệm vụ thứ ba (chấm dứt chiến sự, nghiêm chỉnh thực hiện ngừng bắn), chính quyền và quân đội Sài Gòn thực hiện phá hoại ngay từ khi Hiệp định ký chưa ráo mực bằng những chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, đưa quân lấn chiếm vùng giải phóng.

Hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (13/10/1973), đề ra nghị quyết xác định “phương hướng chủ động tích cực, có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng của cả nước là luôn luôn giương cao ngọn cờ hòa bình và chính nghĩa, đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch phải thi hành Hiệp định để thắng địch”.

Từ cuối năm 1973 đầu năm 1974, phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, lực lượng vũ trang cách mạng kiên quyết phản công và tiến công, đập tan những âm mưu và hành động lấn chiếm của địch, giành quyền chủ động trên khắp các chiến trường, củng cố và hoàn chỉnh thế chiến lược liên hoàn từ Bắc vào Nam, xây dựng và tăng cường các binh đoàn chủ lực cơ động; phát động phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi ở thành thị với khẩu hiệu “hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc”…

Sau đó, dựa vào phát triển của tình hình, quân và dân miền Nam tiến hành cuộc tiến công và nổi dậy chưa từng có với hàng loạt chiến dịch nối tiếp nhau, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30/4/1975.

Kết luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ về phương pháp luận: “Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn”.

Cuộc hòa đàm Paris được ghi nhận là cuộc đàm phán dài nhất trong thế kỷ XX với 4 năm 8 tháng và 14 ngày, gồm 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ký kết Hiệp định Paris có ý nghĩa làm trọn vẹn một cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - cuộc chiến vì độc lập tự do, vì hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Bộ trưởng Xuân Thủy - Trưởng đoàn xuất sắc tại Hội nghị Paris về Việt Nam

Bộ trưởng Xuân Thủy - Trưởng đoàn xuất sắc tại Hội nghị Paris về Việt Nam

Ngoại giao Việt Nam đang tỏa sáng, lúc này rất cần nêu lên những đóng góp của nền ngoại giao Hồ Chí Minh và những ...

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Có mặt tại Paris với tư cách thành viên Đoàn Việt Nam DCCH từ những ngày đầu phái đoàn đặt chân lên đất Pháp cho ...

Hiệp định Paris: Những chặng đường của một chiến thắng*

Hiệp định Paris: Những chặng đường của một chiến thắng*

Kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 đã cho nhà sử học cao tuổi là tôi cơ hội gửi tới ...

Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 là kết quả một quá trình vận động lâu dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ ...

Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh và hiện vật quý

Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh và hiện vật quý

Ngày 5/1, triển lãm tài liệu lưu trữ 'Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử' đã khai mạc tại Trung tâm Lưu trữ ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Đại sứ Nguyễn Tuấn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Slovakia Marian Kery nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Chiều 24/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham nhiệm kỳ 2024-2025.
Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Tại thành phố Houston đã diễn ra Tọa đàm đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động