Hòa bình Trung Đông: Người xây, kẻ phá

Những phản ứng gay gắt của Israel có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực xây dựng hòa bình ở Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ thận trọng hơn?

Một ngày sau khi Palestine chính thức gia nhập Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), ngày 2/4, Iran và nhóm P5+1 cũng đạt được thỏa thuận khung mang tính lịch sử về chương trình hạt nhân của Tehran. Đối với cả hai vấn đề này, Israel và cá nhân Thủ tướng Benjamin Netanyahu đều chống đối quyết liệt và dai dẳng gần như bằng mọi giá.

Không nhượng bộ với Palestine

Về phần mình, Palestine đã tận dụng ngay vị thế mới có để khởi kiện Israel về cuộc chiến đẫm máu hồi tháng 7/2014 ở Dải Gaza khiến hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng cũng như việc Israel xây dựng những khu định cư cho người Do Thái.

Theo nhận định của tờ The Guardian, động thái nói trên sẽ giúp cho Palestine tạo kênh đấu tranh pháp lý mới cũng như tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng ICC rồi đây sẽ đưa Israel ra xét xử, bởi lẽ, Mỹ và đồng minh khác của Israel sẽ gây áp lực lên ICC đủ mức để giới lãnh đạo nước này không bị xét xử trước tòa và kết tội. Bên cạnh đó, các thủ tục để tòa xét xử cũng rất lâu và không có gì là chắc chắn cả.

Trên thực tế, tiến trình đàm phán hòa bình Israel – Palestine đang lâm vào bế tắc và dự đoán vẫn còn nhiều chông gai phía trước. Vì vậy, việc Palestine quốc tế hóa tranh chấp thông qua ICC, dù được cộng đồng quốc tế ủng hộ nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Tel Aviv, có thể khiến căng thẳng leo thang trở lại ở khu vực vốn chưa bao giờ bình yên này.

Bên cạnh đó, với quan điểm cứng rắn và có phần cực đoan của mình, Thủ tướng Netanyahu sẽ không vì chuyện Palestine tham gia ICC mà chịu nhượng bộ trong hòa đàm Trung Đông. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ Israel bị cô lập và yếu thế về chính trị, có thể ông Netanyahu sẽ thận trọng hơn rất nhiều khi đưa ra quyết sách đối với Palestine.

Tấn công Iran - lợi bất cập hại

Trong khi “cái gai” Palestine vẫn còn đang nhức nhối thì chính quyền Tel Aviv lại đón nhận thêm một tin dữ khi Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân sơ bộ với các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ - đồng minh thân cận nhất của Israel. Đáp lại, Thủ tướng Netanyahu bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời cho rằng thỏa thuận này sẽ mở đường cho Tehran phát triển vũ khí hủy diệt. Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 2/4, ông Netanyahu nhấn mạnh thỏa thuận giữa Iran và P5+1 đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Israel, khu vực và toàn thế giới.

Trong trường hợp xấu nhất, Israel hoàn toàn có khả năng tiến hành một chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu hạt nhân của Iran. Sau cuộc chiến tranh Yom Kippur (1973), Israel thường chủ động ra tay nhằm đảm bảo an ninh, thể hiện rõ nét qua việc quốc gia Do Thái từng đơn phương tấn công lò phản ứng hạt nhân duy nhất của chính phủ Saddam Hussein ở Iraq hồi năm 1981.

Tuy nhiên, nếu viện đến các giải pháp quân sự, các nhà lãnh đạo Israel phải xem xét những hậu quả khôn lường, bởi một cuộc tấn công của Israel chắc chắn sẽ châm ngòi cho một cuộc tấn công đáp trả từ Iran, cũng như phản ứng gián tiếp chống lại Israel trong khu vực từ các đồng minh của Iran như Hezbollah và Hamas. Trên hết, nói như chuyên gia Paul Rogers (Đại học Bradford) trên mạng VOA: “Đứng trước nguy cơ tấn công của Israel, Iran sẽ càng quyết tâm trong việc tích trữ vũ khí hạt nhân”.

Israel-Mỹ vẫn cần nhau

Chiến tranh và xung đột, khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan thời gian qua đã góp phần giúp Iran tăng cường vị thế và ảnh hưởng ở khu vực. Cùng với đó, triển vọng phát triển quan hệ giữa Iran với Mỹ và phương Tây thực sự là “quả đắng” đối với Israel cũng như bản thân Thủ tướng Netanyahu.

Về phần mình, dù tỏ ra cứng rắn song chính quyền Washington cũng thừa nhận việc theo đuổi giải pháp ngoại giao với Iran đã gây ra căng thẳng với Israel, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ sát cánh bên Israel nếu đồng minh Do Thái bị tấn công. Đối với vấn đề Palestine, Mỹ cho đến nay luôn chống đối mọi hành động đơn phương của Palestine tại các tổ chức quốc tế như ICC. Theo quan điểm của Washington, tranh chấp Israel – Palestine chỉ có thể được giải quyết qua đàm phán trực tiếp, bất chấp đàm phán hai bên đã ngưng trệ.

Có thể thấy một thực tế không thể phủ nhận là Mỹ và Israel dù không bằng lòng nhưng cũng không thể quay lưng với nhau bởi cả hai đều có chung nhiều lợi ích chiến lược tại Trung Đông. Trong bối cảnh đó, nhiều người tin rằng Tel Aviv khó lòng “thọc gậy bánh xe” các chính sách của Mỹ tại khu vực, bởi sự hậu thuẫn của Mỹ luôn là nguồn lực giúp Israel tồn tại và đương đầu với thách thức từ các quốc gia láng giềng.

Trịnh Quang



 

Đọc thêm

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động