Học giả Singapore đánh giá phán quyết của Tòa trọng tài

Sau khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines hôm 12/7, giới học giả Singapore đã có những đánh giá khác nhau về vấn đề này. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoc gia singapore danh gia phan quyet cua toa trong tai Philippines hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài
hoc gia singapore danh gia phan quyet cua toa trong tai Một phán quyết khách quan và công bằng

Theo Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak, việc phán quyết của Tòa trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 chỉ ra yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, là cú đánh mạnh vào sự tự tin và niềm tự hào quốc gia của nước này.

Ông Termsak cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài là một bất ngờ khi nó chống lại Trung Quốc trên tất cả các vấn đề được đưa ra xem xét. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc phải tự trách chính mình vì đã “tẩy chay” Tòa trọng tài.

hoc gia singapore danh gia phan quyet cua toa trong tai
Hội đồng trọng tài của Tòa trọng tài. (Nguồn: PCA)

Giáo sư Luật quốc tế và là cựu quan chức ngoại giao Singapore Walter Woon đưa ra quan điểm rằng: Trung Quốc phải cho thấy mình là một quốc gia có trách nhiệm nếu muốn được các quốc gia khác tôn trọng. Trung Quốc sẽ phải trả giá rất đắt nếu như đánh mất đi quyền lực mềm của mình.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Singapore (IISS) William Chong cho rằng, chìa khóa để giảm căng thẳng là “cho Trung Quốc một cái thang để tự leo xuống”.

Theo ông Chong, nếu Bắc Kinh bị làm mất mặt một cách công khai, như những gì đang diễn ra, và nếu như mọi người tiếp tục “xát thêm muối vào vết thương”, thì Trung Quốc sẽ lại có những phản ứng quyết liệt.

Tiến sĩ Choong dự báo rằng, Bắc Kinh sẽ không lùi bước. Trung Quốc đã mất đi uy tín quốc tế của mình, song trên thực địa, nước này vẫn đang chiếm các thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa, thậm chí còn cải tạo chúng thành các cơ sở quân-dân sự.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp (Viện ISEAS-Yusof Ishak) cho rằng, là một trong những bên chính trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam được hưởng lợi đáng kể từ các phán quyết cuối cùng do hội đồng trọng tài đưa ra về vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc.

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, có hai điểm trong phán quyết của Tòa trọng tài có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam: Thứ nhất, yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là không có tính pháp lý; Thứ hai, không có thực thể nào ở Trường Sa có quy chế đảo, điều này đồng nghĩa với việc các đảo đá ở Biển Đông không mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết, những phán quyết này giúp thu hẹp phạm vi tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, và sẽ không còn vùng chồng lấn giữa khu vực nằm trong “đường 9 đoạn” của Trung Quốc với EEZ của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam sẽ có thể bảo vệ tốt hơn EEZ của mình, đặc biệt là ở nửa phía Nam của Biển Đông nơi có quần đảo Trường Sa.

Tiến sĩ Ian Storey, cũng thuộc viện nghiên cứu trên nhận định phán quyết của Tòa trọng tài là chiến thắng pháp lý của Philippines và một đòn mạnh vào những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo ông Ian Storey, sau phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc sẽ phản ứng để bộc lộ thái độ giận dữ bằng các lời lẽ hoặc bằng các hành động hung hăng hơn ở Biển Đông.

Trong khi đó, một số học giả khác cho rằng mặc dù nội dung phán quyết của Tòa trọng tài gây bất lợi cho Trung Quốc vượt ngoài dự đoán ban đầu, song tình hình thực tế cũng có những thay đổi. Trong thời gian tới, Philippines và Trung Quốc có thể sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán song phương.

Tiến sĩ Oh Ei Sun, Viện Nghiên cứu Quốc tế (RSIS), Đại học công nghệ Nanyang, cho biết phán quyết của Tòa trọng tài đồng nghĩa với việc không có bất kỳ quốc gia nào có vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực Biển Đông. Điều này đối với Philippines là một kết quả “tốt xấu lẫn lộn”.

Điều không tốt là những thực thể mà Philippines chủ trương có chủ quyền đều bị phán là bãi đá hoặc vùng đất thấp khi thủy triều lên cao, còn điều tốt đối với Philippines là mặc dù Trung Quốc tuyên bố chủ quyền song cũng không có vùng đặc quyền kinh tế, vì vậy Philippines hoàn toàn có thể chủ trương xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đất liền.

Tuy nhiên, ông Oh Ei Sun cho biết, sau khi Philippines có chính quyền mới, vị tân Tổng thống của nước này về cơ bản có chủ trương quan hệ tốt với Trung Quốc. Hai bên có nhu cầu đàm phán cải thiện quan hệ song phương.

Phó Giáo sư Lý Minh Giang (thuộc RSIS) cho biết, ý nghĩa lớn nhất của phán quyết là bác bỏ các cơ sở khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong “đường 9 đoạn”. Theo ông Lý Minh Giang, phán quyết này của Tòa trọng tài sẽ khiến các nước mạnh mẽ hơn trong nỗ lực giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Ông Lý Minh Giang cho biết thêm, việc Tòa trọng tài xác định Ba Bình không phải là một đảo cũng rất bất ngờ bởi lâu nay theo giới nghiên cứu về Biển Đông, Ba Bình luôn được xem là đảo có vùng lãnh hải và EEZ, chứ không phải là bãi đá. 

hoc gia singapore danh gia phan quyet cua toa trong tai Phán quyết của Tòa trọng tài mang tính bước ngoặt

Đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 diễn ra tại trụ sở ...

hoc gia singapore danh gia phan quyet cua toa trong tai Nhật, Australia kêu gọi các bên thực thi phán quyết Tòa Trọng tài

Sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, Canberra ...

hoc gia singapore danh gia phan quyet cua toa trong tai Truyền thông Thụy Sỹ đưa tin phán quyết của Tòa trọng tài

Ngay sau phán quyết của Tòa trọng tài được công bố, trưa ngày 12/7, Báo NZZ, báo Le Temps, Đài Truyền hình RTS và nhiều ...

Thu Hiền (tổng hợp)

Đọc thêm

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, gặp lãnh đạo châu Âu. Các bên đều tỏ ra cứng rắn, càng gặp ...
Điện Biên hiện là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước

Điện Biên hiện là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước

Baoquocte.vn. Số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, Điện Biên hiện đang là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

30ATM là một trong những thông số biểu thị khả năng chống nước ấn tượng. Vậy 'đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai và có thể ...
Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động