Hội nghị Paris: Bộ đôi nòng cốt Nguyễn Cơ Thạch - William Sullivan

Đại sứ Phạm Ngạc
Ông Nguyễn Cơ Thạch và ông William Sullivan đã để lại một di sản quý báu để thế hệ kế tiếp nỗ lực xây dựng quan hệ hợp tác vì lợi ích của hai nước và đóng góp cho hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong suốt gần 5 năm Hội nghị, đội quân báo chí hùng hậu ở Paris và toàn thế giới chỉ tập trung săn tin và hình ảnh của những nhân vật chính: Henry Kissinger, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình, nên ít người biết được vai trò nòng cốt của hai nhân vật đặc trách: Nguyễn Cơ Thạch (Việt Nam) và William Sullivan (Mỹ). Do được giúp việc hai người trong thời gian hội nghị và cả những năm sau đó. Tôi xin ghi lại những đóng góp quan trọng của họ trong Hội nghị Paris cũng như trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ.

Hội nghị Paris: Bộ đôi nòng cốt Nguyễn Cơ Thạch - William Sullivan

Vai trò chuyên trách

William Sullivan, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Đông Á - Thái Bình Dương, nổi tiếng là nhà ngoại giao sắc sảo, đã tham gia Hội nghị Geneva về Lào.

Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao, nhà ngoại giao xuất sắc của Việt Nam, đặc trách về Hội nghị Paris và quan hệ với Mỹ, cũng đã tham gia Hội nghị Geneva về Lào.

Khi đàm phán hai bên đi vào thực chất, ông Nguyễn Cơ Thạch lần đầu tiên cùng đi với ông Lê Đức Thọ sang Paris. Ông Phan Hiền, cố vấn của đoàn VNDCCH (sau này là Bộ trưởng Tư pháp) phấn khởi thông báo với mọi người: "Chuyến này có Pélé cùng sang" - ý nói có người (Nguyễn Cơ Thạch) sẽ ghi bàn thắng cho Việt Nam.

Khi hai đoàn Việt Nam và Mỹ gặp riêng tại địa điểm của đoàn Việt Nam ở Gif-sur-Yvette, Paris, ông Thạch đón Sullivan, đối tác cũ ở Hội nghị Geneva: "Vous n'avez pas changé!" (Ông vẫn phong độ như xưa!) gây không khí hiểu biết, hợp tác của phía chủ nhà.

Trong suốt cuộc đàm phán, hai ông là người thường trực chủ chốt của hai đoàn, bám sát lập trường hai bên, gợi ý với Trưởng đoàn, dàn xếp các thỏa thuận, đảm đương trách nhiệm trưởng nhóm soạn thảo các văn kiện ký kết tại Hội nghị 4 bên và Hội nghị quốc tế 12 nước về Việt Nam.

Bản lĩnh phi thường

Báo chí Mỹ đưa tin đề cao William Sullivan là nhà ngoại giao xuất sắc sớm được nhà ngoại giao lão thành Averell Harriman tín nhiệm từ khi còn là cán bộ cấp thấp. Harriman cố tình vắng mặt để Sullivan chứng mình khả năng trong phiên họp quốc tế.

Tại Hội nghi Paris, Sullivan "so găng" với Nguyễn Cơ Thạch và tự hào khoe với Ngoại trưởng Mỹ William Rogers và Rogers cũng nhắc lại khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh: "Sullivan told me he likes Mr. Thach because he is very tough" (Sullivan nói với tôi, ông ta thích ông Thạch vì ông ấy rất "rắn").

Thực tế, Sullivan không chỉ phục tài ngoại giao mà còn tâm phục về tác phong văn hóa ngoại giao của ông Thạch. Một ví dụ: Khi đang thương lượng gay cấn về văn kiện, Sullivan bị ho sặc sụa không nói tiếp được, cầm cốc nước định uống, ông Thạch ngăn lại và nói: "Ông đừng uống nước lạnh sẽ bị ho thêm" và gọi phục vụ người Việt Nam lấy cho Sullivan một tách trà nóng. Cử chỉ đó làm cả đoàn Mỹ mến phục.

Hai ông coi sự nghiệp bản thân là thành công của Hội nghị. Khi Nguyễn Văn Thiệu "làm mình làm mẩy" không chịu ký Hiệp định, ông Thạch hỏi Sullivan phải làm thế nào. Sullivan nói phải "hara kiri" thôi (mổ bụng tự vẫn như người Nhật).

Sau Hội nghị, từ biệt ông Thạch, Sullivan nói sẽ đi làm Đại sứ Mỹ ở Philipines nhưng sẽ bay sang Việt Nam nếu có khó khăn về thi hành Hiệp định. Khi Thiệu không chịu thi hành Hiệp định, tháng 5/1973, hai người lại cùng sang Paris giúp Kissinger và Lê Đức Thọ thương lượng và ký Thông cáo chung thúc đẩy thi hành Hiệp định: ngừng bắn ngay lập tức, thả tù chính trị, thực hiện tự do dân chủ.

Đóng góp cho quan hệ Việt Mỹ

Khi Sullivan đã nghỉ hưu và ông Thạch làm Bộ trưởng Ngoại giao dự các phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Sullivan đã đến trụ sở đoàn Việt Nam gặp ông Thạch nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế để bình thường hóa quan hệ hai nước.

Sullivan là người đầu tiên đưa các công ty Mỹ sang Việt Nam dự hội thảo và diễn đàn doanh nghiệp. Trong một lần hội thảo ở Khách sạn Daewoo, Sullivan hỏi thăm tôi về ông Thạch. Tôi nói ông Thạch tuy không làm Bộ trưởng Ngoại giao nữa nhưng vẫn đang rất tâm huyết nghiên cứu về đổi mới kinh tế và tổng kết xây dựng ngành ngoại giao Việt Nam.

Sau khi ông Thạch mất, Sullivan cũng bị tai biến mạch máu não không nói được. "Đệ tử" của ông là bà Virgina Foote đã hết lòng tiếp tục sự nghiệp thúc đẩy quan hệ kinh tế và bình thường hóa quan hệ hai nước.

Hai ông đã để lại một di sản quý báu để thế hệ kế tiếp nỗ lực xây dựng quan hệ hợp tác vì lợi ích của hai nước và đóng góp cho hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.

Ông Nguyễn Cơ Thạch (1921- 1998), tên khai sinh là Phạm Văn Cương, quê Nam Định. Ông tham gia Cách mạng từ năm 1937, khi vừa tròn 17 tuổi, từng bị Pháp bắt giam tại các nhà tù ở Nam Định, Hoà Bình và Sơn La. Năm 1943, trong nhà tù Sơn La, ông được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương. Ông từng làm Bí thư cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Bộ Quốc phòng...

Từ năm 1954, ông chuyển sang ngành Ngoại giao, là trợ lý cho Cố vấn Lê Đức Thọ trong đàm phán Hiệp định Paris (1972-1973). Tháng 5/1979, ông làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng), rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 1/1980; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2/1987-1991). Ông là Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, phụ trách Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khoá VII và VIII.

Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng. Tháng 8/2008, một con đường ở Hà Nội đã được mang tên ông: Đường Nguyễn Cơ Thạch.

Ông William Healy Sullivan sinh ngày 12/10/1922 tại Rhode Island, Hoa Kỳ. Ông là nhà ngoại giao sắc sảo, được Trưởng đoàn đàm phán đầu tiên của Mỹ tin dùng trong đàm phán với VNDCCH tại Hội nghị Paris. Ông từng là Đại sứ Mỹ tại Lào, tại Philippines và Iran.

Trong đàm phán tại Hội nghị Paris, ông Nguyễn Cơ Thạch và Sullivan được coi là "kỳ phùng địch thủ", là một trong các "cặp đôi nòng cốt". W. Sullivan từng tuyên bố "rất thích ông Thạch mặc dù ông ấy rất.. cứng (tough)". Một thái độ rất Mỹ, phục đối thủ sau khi đã "so găng" quyết liệt.

* Bài viết trích từ cuốn Đặc san 40 năm Hiệp định Paris (1973-2013) do báo Thế giới & Việt Nam thực hiện, năm 2013.

Ngoại giao Việt Nam: Phụng sự đất nước, phát huy vai trò tiên phong

Ngoại giao Việt Nam: Phụng sự đất nước, phát huy vai trò tiên phong

Thắng lợi lịch sử 30/4/1975 và những thành công trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đổi mới, hiện đại có ...

Tiếp nhận album ảnh quý các ngành nghề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và tài liệu về Hội nghị Định ước Hiệp định Paris 1973

Tiếp nhận album ảnh quý các ngành nghề ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và tài liệu về Hội nghị Định ước Hiệp định Paris 1973

Sáng ngày 1/6, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức Lễ tiếp nhận tập album ảnh quý về các ngành ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp hướng tới các hoạt động kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp hướng tới các hoạt động kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris

Ngày 27/6, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã đến thăm thành phố Verrière-le-Buisson và có buổi làm việc với Thị trưởng ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Ngoại giao Việt Nam trưởng thành qua những bài học lịch sử

Ngoại giao Việt Nam trưởng thành qua những bài học lịch sử

77 năm nền ngoại giao Việt Nam để lại nhiều bài học lớn, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn, cam go các lớp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động