Trương Tùng - nhà báo đi đàm phán

VŨ AN
Cuối năm 1968, một số nhà báo được phân công tham gia Ðoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLT) tại Hội nghị Paris, trong đó có ông Trương Tùng - biên tập viên báo Thống Nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Paris.
Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Paris.

“Bộ trưởng” thứ ba

Trong ký ức của những đồng nghiệp tại Hội nghị Paris như nhà báo Hà Đăng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân - người trực tiếp tham gia đàm phán tại Hội nghị, Trương Tùng là một con người trực tính, hóm hỉnh và hay chọc cho người khác cười.

Nhân viết “Chuyện Paris Tết Quý Sửu” đăng trên báo Nhân dân hàng tháng số 9 tháng 1/1998, nhà báo Hà Đăng nhắc đến một câu chuyện có tính chất “giai thoại” về Trương Tùng.

Đó là lần Italy tổ chức mít-tinh lớn ủng hộ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam đã mời đại biểu Ðoàn CPCMLT sang dự. Các nhân vật lãnh đạo chủ chốt đều bận nên cử nhà báo Trương Tùng đi tham dự.

Ðến thành phố Milano, khi chuẩn bị đi vào địa điểm tổ chức mít-tinh, ông phát hiện một tấm biển to: “Chào mừng ngài Bộ trưởng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam...”, ông nói ngay với một Ủy viên Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Italy đi cùng rằng: “Tôi xin đính chính với đồng chí, tôi chỉ là chuyên viên của Ðoàn”.

Không ngờ người bạn Italy cười: “Ở Paris, đồng chí làm gì mặc đồng chí. Còn ở đây, đồng chí là bộ trưởng, cứ phải là bộ trưởng”. Bởi vậy, sau chuyến công tác này, các thành viên trong đoàn vẫn gọi đùa Trương Tùng là “Bộ trưởng”... - người “Bộ trưởng” thứ ba sau Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Xuân Thủy và Bộ trưởng Ngoại giao của CPCMLT Nguyễn Thị Bình.

Còn với ông Lý Văn Sáu - Người phát ngôn của CPCMLT tại Hội nghị Paris, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, cũng tự hào vì có những ngày tháng được làm việc và chia sẻ ngọt bùi cùng nhà báo Trương Tùng tại Paris. Đó là “người con trai xứ Quảng xuất thân từ một gia đình nghèo huyện Điện Bàn, cha làm thầy giáo làng, mang tính cách ngang tàng, hay cãi”. Trong những năm tháng gian khổ, ông đã không chỉ làm tin mà còn viết bình luận, tiểu phẩm, kịch bản phát thanh… Sau kháng chiến chống Pháp ông làm phóng viên cho nhiều cơ quan báo chí và thông tấn. Còn trong những đêm dài trên xứ người, ông Sáu vẫn thường nghe tiếng lách cách đánh máy chữ của nhà báo Trương Tùng đến tận khuya. Ngoài ra, Trương Tùng cũng gây ấn tượng với đồng nghiệp vì là một người bạn chân thành, thân thiết của bà con Việt kiều, đặc biệt những đồng hương Quảng Nam rất quý mến ông và thường mời ông về nhà như người thân trong gia đình.

Những người đã có thời gian làm việc cùng với Trương Tùng ở Đài Tiếng nói Miền Nam ở Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp ấn tượng với Trương Tùng khi ông có thể ghi lại và viết ra đầy đủ, chính xác gần như 100% bài bình luận phát trên Đài Bắc Kinh trước đó về chiến thắng của quân và dân Việt Nam ở mặt trận biên giới. Đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam thì nhớ một biên tập viên và cây bút bình luận sắc sảo, tác giả của “Nhật ký mỗi năm của Tay lơ (tướng Mỹ đang điều khiển chiến tranh ở Việt Nam) với kiểu châm biếm viết theo thể nhật ký bám sát sự kiện thời sự từng ngày rất dí dỏm, sinh động, ký tên là “Người sao lục Xuân Thâm”, hay loạt bài Bù nhìn quốc diễn nghĩa ký tên Mao Tôn Trương, dùng cách viết chương hồi của tác phẩm cổ điển Trung Quốc Tam Quốc diễn nghĩa vẽ lên đầy đủ sinh động tình hình chính quyền Sài Gòn cuối năm 1963 đến đầu năm 1965… Có người thấy anh thuộc Đông chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử liền nói vui “Mao Tôn Trương không phải là Trương Xuân Thâm mà là Lỗ Trí Thâm”!

Báo Nhân dân đưa tin về Hội nghị Paris.
Báo Nhân dân đưa tin về Hội nghị Paris.

Luôn làm tròn nhiệm vụ

Theo nguyên Tổng biên tập Báo Nhân dân Hà Đăng, thời đó, các thành viên trong đoàn tự chia giới báo chí ra thành hai loại: “quan báo” - quan chức báo chí - là những người trực tiếp thông tin và giúp các Người phát ngôn của đoàn chuẩn bị các cuộc họp báo, sau đó tiếp xúc với các nhà báo nước ngoài trong các cuộc họp báo. Còn “dân báo”, tức là người làm báo bình thường, thông tin cho trong nước về các cuộc họp báo cũng như tự mình viết báo. Và dù với tư cách “quan báo” hay “dân báo”, Trương Tùng cũng đã có những đóng góp thiết thực, có phần xuất sắc, trong suốt cả thời gian hội nghị. Cũng có thời gian anh được phân công viết một số bài phát biểu chuẩn bị sẵn cho Trưởng đoàn đàm phán của ta. Ở cương vị nào, anh cũng làm tròn nhiệm vụ.

Ông Lý Văn Sáu kể, Trương Tùng thường gửi về nước những tin tức, phóng sự về hội nghị, về phong trào nhân dân Pháp và châu Âu phản đối Mỹ, ủng hộ Việt Nam, về tấm lòng của bà con Việt kiều hướng về Tổ quốc, là “những bài viết sinh động, sắc sảo, hừng hực hơi thở cuộc sống”. Ông được phân công cùng các thành viên trong đoàn đi đến nhiều địa phương nước Pháp và sang một số nước Tây Âu để nói chuyện về Việt Nam. Ông sống chan hòa cởi mở, có đôi lúc “hay cãi” khi tranh luận về các phương án đấu tranh trên bàn hội nghị và ý kiến của ông thường được chấp nhận. Với các nhà báo nước ngoài, dù họ thuộc cánh tả hay cánh hữu, ông đều có quan hệ đồng nghiệp thân mật, thẳng thắn và được kính trọng.

Trong nhật ký vào thời điểm tham gia Hội nghị Paris, nhà báo Trương Tùng có những trang viết đặc biệt dành cho sự kiện CPCMLT ra đời.

Ông viết: “Trên màn ảnh vô tuyến truyền hình Pháp đã truyền đi cho hàng chục triệu khán giả Pháp hình ảnh anh Lý Văn Sáu báo tin thành lập CPCMLT…

Như dự đoán, báo chí Paris đã đăng ở trang nhất tít lớn tin CPCMLT thành lập, một số đã có bình luận. Tất nhiên, tuỳ theo khuynh hướng của một số báo, họ nhận xét khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm: Đây là một sự kiện quan trọng”.

Trương Tùng cũng ghi lại phiên họp toàn thể thứ 21 vào ngày 12/06/1969 cũng là phiên họp đầu tiên mà đoàn Việt Nam đến dự với tư cách một đoàn của một Chính phủ:

“Có thể gọi là một phiên lịch sử. Lại có một nét gây sự chú ý của dư luận: Trưởng đoàn là bà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình…

Sáng nay, chị mặc chiếc áo dài màu hồng nhạt, ngoài khoác chiếc áo len màu ghi, tay vẫn ôm chiếc cặp da đen thường ngày. Chị giơ tay, mìm cười chào các nhà báo rồi bước tiếp vào phòng họp.

Cũng giản dị bình thường như mọi ngày. Nhưng đây chính là những phút lịch sử. Chỉ mấy ngày sau khi tuyên bố thành lập, vị đại diện CPCMLT đã đàng hoàng bước vào một hội nghị quốc tế quan trọng”.

Viết về buổi tối ngày hôm đó, ông cho biết, phòng khách của đoàn sáng lên vì nhiều hoa tặng của một số sứ quán gửi đến chúc mừng đoàn nhân sự kiện lịch sử, có cả hoa của bà G. Tabouis - nhà báo lão thành chuyên mục bình luận thời sự trên tờ Paris ban ngày gửi đến.

Bên cạnh vô tuyến truyền hình đưa tin, ảnh sôi nổi về phiên họp là một loạt bức điện tử từ các nơi gửi đến chúc mừng, như ở Pháp và từ nhiều nước khác: Thụy Điển, Đức, Ireland, Anh và Mỹ.

Đặc biệt, Đoàn đại biểu Chính phủ nước VNDCCH tại Hội nghị Paris cũng đến chúc mừng. Hôm sau, Đại sứ Liên Xô ở Pháp Valerian Zorine đến thăm Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, báo tin Chính phủ Liên Xô công nhận CPCMLT và trao những văn kiện chứng thực.

Có thể thấy, trong những trang viết, nhà báo Trương Tùng luôn dành tình cảm cho cộng đồng kiều bào tại Pháp trong những tháng ngày diễn ra Hội nghị Paris.

Ông kể, vào ngày 15/06/1969, Đoàn đại biểu của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Việt kiều ở Pháp và Chi hội Việt kiều ở Paris đến chúc mừng đoàn:

“Tất cả đại diện các giới Việt kiều đều có mặt. Các bác, các anh, các chị mang đến những bó hoa lớn. Không khí chan hòa trong niềm vui chung, gặp các bác, các anh, các chị Việt kiều bao giờ cũng có cái không khí thân thương, trìu mến”.

Thành viên đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và cộng tác viên Pháp, Việt kiều nhân dịp Tết Quý Sửu ở Verrières-Le-Buisson, ngày 06/02/1973.  Ông Trương Xuân Thâm đứng ngoài cùng bên trái.
Thành viên đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và cộng tác viên Pháp, Việt kiều nhân dịp Tết Quý Sửu ở Verrières-Le-Buisson, ngày 06/02/1973. Ông Trương Xuân Thâm đứng ngoài cùng bên trái.

Chiều hôm đó, tại quán cơm của Việt kiều ở Maubert, bà con đã tổ chức một bữa cơm thân mật để mừng việc CPCMLT ra đời. Trương Tùng viết: “Quán cơm Maubert tuy nhỏ nhưng khá nổi tiếng ở Paris. Nghe đâu trong một cuốn sách hướng dẫn du lịch của Mỹ, nói về các món ăn ngon và rẻ ở thủ đô Pháp có nói đến quán cơm này. Quán cơm rất đông khách. Không những người Việt mà người Pháp và nước ngoài ăn cũng rất đông.

Chiều nay, quán cơm đóng cửa để tổ chức bữa cơm thân mật. Bữa ăn toàn là các món ăn Nam Bộ, có cả trứng vịt lộn ăn với rau răm, rau thơm của nhà công thương Việt tự trồng lấy và mang đến tặng... Không khí như một bữa cơm trong một gia đình lớn, chuyện nổ như bắp rang”.

Thời gian trôi đi, đến nay, nhà báo Trương Tùng đã yên giấc ngàn thu nhưng những trang viết của ông còn sống mãi.

Ông ra đi để lại một tài sản vô giá và những bài báo, phóng sự đăng trên nhiều tờ báo trong nước và những kỷ niệm không thể quên của những nhà báo vinh dự là nhân chứng lịch sử của Hội nghị Paris.

Trong tâm trí của những người thân, ông có sức hút, sức quyến rũ lớn nhưng là một tấm lòng thương nước, yêu dân mà lặng lẽ không ồn ào. Mai Quốc Liên, một người em họ của Trương Tùng chia sẻ, ông luôn giấu mình, chẳng bao giờ nói gì về mình. Ông cũng không “làm nên”, không chức vụ cao, quyền uy lớn, kháng Pháp rồi chống Mỹ, ông chỉ là một nhà báo bình thường. Bởi bên cạnh ông luôn có nhiều tên tuổi lẫy lừng. Ông đọc rất nhiều, thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, yêu văn chương Pháp và cả văn chương cổ điển Việt Nam.

Thời gian trôi qua, “cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy - lãng hoa đào tận anh hùng” (dịch nghĩa: Trường Giang cuộc chảy về đông, bọt sóng cuốn phăng hết những anh hùng) hay như một câu thơ Pháp “Tout passe, tout change” (tạm dịch: Tất cả trôi qua, tất cả đổi thay). Thời gian lọc mỗi con người một cách công bằng và chính xác. Một nhà báo bình dị như Trương Tùng, trong hồi ức của những người đương thời, những bạn bè, đồng chí, anh em, vẫn sáng lên một chất gì đó tiêu biểu cho cả thế hệ, một thời đại. Và Việt Nam đã thắng được những đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều lần chính vì nhờ hàng triệu con người bình thường và lớn lao như vậy.

* Trương Tùng (1926-1987) tên thật là Trương Xuân Thâm, quê Quảng Nam, tốt nghiệp trường Quốc học Huế và tham gia cách mạng năm 1945. Ông từng là biên tập viên Đài phát thanh Tây Sơn (Miền Nam), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, phóng viên báo Thống Nhất, thành viên Phái đoàn CPCMLT tại Hội nghị Paris. Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa - báo chí Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Chuyên viên cao cấp Học viện Ngoại giao.

(Bài viết sử dụng nguồn tư liệu từ cuốn sách Trương Xuân Thâm - Nhà báo - Nhà ngoại giao, con người và tác phẩm).

Paris và những ngày tháng đấu trí, đấu lý nhưng cũng đậm tình

Paris và những ngày tháng đấu trí, đấu lý nhưng cũng đậm tình

Với nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân Hà Đăng, một thành viên đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Ngày 17/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập ...

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 21 ...

Các nhân chứng lịch sử bồi hồi nhớ lại quãng đường ký kết và thực thi Hiệp định Paris

Các nhân chứng lịch sử bồi hồi nhớ lại quãng đường ký kết và thực thi Hiệp định Paris

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris, những nhân chứng đi qua thời kỳ bước ngoặt của lịch sử Việt Nam đã ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động