Indonesia và AEC: Quan hệ tương hỗ

Indonesia là một trong những nền kinh tế thị trường mới nổi triển vọng nhất hiện nay và luôn là nhân tố trung tâm của ASEAN. Mặc dù vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng Indonesia vẫn tự tin tiếp tục “tỏa sáng” trong AEC và khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
indonesia va aec quan he tuong ho Myanmar, Indonesia kêu gọi các bên tôn trọng UNCLOS 1982
indonesia va aec quan he tuong ho Indonesia: Giao thông đình trệ trong dịp lễ Idul Fitri

Tiếp đà tăng trưởng

Kinh tế Indonesia được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng khá trong năm nay. Năm 2015, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đạt tốc độ tăng trưởng 4,8%. Trong báo cáo về tổng quan tình hình thế giới tháng 4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng của Indonesia sẽ tăng nhẹ, đạt 4,9% và 5,3% lần lượt trong hai năm 2016 và 2017. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là tốc độ tăng trưởng cao nhất của Indonesia kể từ năm 2013.

indonesia va aec quan he tuong ho
Để tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển lên một tầm cao mới, Indonesia cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia được dự đoán sẽ cao hơn mức trung bình của 5 nền kinh tế lớn trong ASEAN. Ngân hàng Nova Scotia, một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn nhất Canada cho rằng, kinh tế Indonesia thậm chí sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn trong năm tài khóa tiếp theo. Trong ấn bản gần đây của mình, Nova Scotia nhận định, "mức tăng GDP thực tế của Indonesia sẽ khoảng 5,2%/năm trong năm 2016-2017".

Cũng như các nền kinh tế mới nổi khác, Indonesia chịu tác động nặng nề từ việc giá hàng hóa sụt giảm. Trong quý II năm 2015, tốc độ tăng trưởng của Indonesia ở mức thấp nhất trong 6 năm qua buộc chính phủ nước này phải trì hoãn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết trong nước.

Ngành khai mỏ vốn luôn được nước này bảo hộ chặt chẽ cũng phải gánh chịu tác động nặng nề. Năm ngoái, lượng tiêu thụ và đầu tư của ngành này giảm mạnh trong khi chính phủ gặp khó khăn trong việc thu hồi lãi.

Để giải quyết những khó khăn và thách thức kinh tế trong nước, ngân hàng Indonesia đã phải điều chỉnh đáng kể chính sách tiền tệ. Từ tháng 1/2016, ngân hàng trung ương đã hạ 75 điểm phần trăm trong mức lãi suất cơ bản. Theo các nhà phân tích, Ngân hàng trung ương Indonesia có khả năng sẽ can thiệp vào chính sách tiền tệ nhiều hơn nữa trong những tháng tới để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Với các điều kiện kinh doanh được cải thiện, Indonesia đang ngày càng được lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là từ Trung Quốc. Theo Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Indonesia, ông Steven R. Tabor "các nhà đầu tư nước ngoài chưa bao giờ quan tâm đến Indonesia như hiện nay". Theo Ngân hàng phát triển Singapore (DBS), việc dòng đầu tư FDI vào Indonesia và sức tiêu dùng nội địa ngày càng tăng đã đẩy tốc độ tăng trưởng của Indonesia về lại mức trên 5% trong quý đầu năm 2016. Trong năm 2016, thị trường chứng khoán Indonesia sáng sủa hơn hầu hết các thị trường khác. Theo Bloomberg, từ đầu năm tới nay, chỉ số Jakarta Stock Exchange Composite đã tăng 5,4%. 

Cơ hội cho phát triển kinh tế

Việc các nước thành viên ASEAN cùng nhau xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã tạo nên một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Á với tổng GDP khoảng 2.000 tỷ USD và thị trường tiêu thụ hơn 600 triệu dân.

Là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, Indonesia có thể hưởng lợi từ các hoạt động thương mại tự do hơn trong AEC. Ngành cơ khí máy móc của Indonesia có thể lắp ráp ô tô con trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các nhà sản xuất xe cộ Nhật Bản đang ngày càng quan tâm tới thị trường Indonesia, nhất là khi nhu cầu về xe ô tô con, xe tải và xe máy vẫn còn rất cao. Dân số trẻ và giá thành lao động rẻ đã biến Indonesia thành điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài, như Tập đoàn Công nghệ Foxconn (sản xuất iPhone và iPad cho Apple)...

Tuy nhiên, với 250 triệu dân, Indonesia còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức để vươn lên trở thành một nước phát triển. Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới dựa trên sức mua. Tuy nhiên, các dữ liệu của WB cho thấy nghèo đói vẫn là một vấn đề nan giải của Indonesia khi một tỉ lệ lớn dân số vẫn có mức thu nhập thấp hơn 2 USD/ngày. Ngày càng có nhiều người Indonesia có mức thu nhập trung bình khi người dân chuyển từ các vùng nông thôn lên thành thị, bỏ lại nghề nông và tham gia vào các nhà máy hoặc khu vực dịch vụ.

Chủ tịch Nhóm tư vấn Boston, ông Hans-Paul Buerkner, chia sẻ "các nước ASEAN xây dựng một thị trường 600 triệu dân để phát triển kinh tế cho cả khu vực là rất tốt. Indonesia chiếm tới gần nửa khu vực nên đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi các nước càng mở, khu vực càng mở thì mọi người sẽ càng được hưởng nhiều lợi ích.

Ông Buerkner nhắc đến kinh nghiệm của châu Âu. Trước khi Liên minh châu Âu (EU) ra đời, các nước châu Âu cũng xảy ra tình trạng cạnh tranh lẫn nhau hơn là hợp tác. Điều này cũng đúng với AEC khi Cộng đồng này đang cố gắng đạt được sự thống nhất và thu hút đầu tư.

Ông cho biết, "có rất nhiều nước đang đến đầu tư ở Indonesia. Các công ty Nhật Bản đang rất quan tâm đến thị trường Indonesia, không chỉ để bán hàng hóa ở đây mà còn nhập khẩu hàng hóa từ Indonesia. Nếu như trước đây các nước trong khu vực cạnh tranh lẫn nhau, thì bây giờ các bạn đã có thị trường rộng lớn hơn". Ông cũng nhấn mạnh, không phải mọi công ty đều dừng chân ở Indonesia vì một số công ty sẽ đầu tư ở Việt Nam hay Myanmar. "Nhưng Indonesia sẽ luôn là nhân tố trung tâm của ASEAN" ông nói.

Indonesia là một trong những nền kinh tế thị trường mới nổi triển vọng nhất hiện nay. Có được thành công này là nhờ Indonesia đã làm tốt công tác quản lý kinh tế và có những cải cách kịp thời. Đồng thời, Indonesia cũng được đánh giá cao trong việc đối mặt với các thách thức từ môi trường bên ngoài.

Để tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới, Indonesia cần tăng cường đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tìm kiếm nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Indonesia cần đẩy mạnh và thậm chí mở rộng những cải cách đang tiến hành để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường môi trường kinh doanh, mở cửa cho trao đổi thương mại.

Đồng thời, là nền kinh tế và thị trường lớn nhất trong AEC, Indonesia có vai trò hết sức quan trọng và quan hệ mật thiết với AEC. Do vậy, Indonesia được kỳ vọng sẽ đóng vai trò tích cực và chủ động hơn nữa trong các hoạt động của AEC.

indonesia va aec quan he tuong ho Đưa tri thức vào doanh nghiệp: Chung một mối lo, chung một khát vọng

Bước sâu vào sân chơi toàn cầu, nếu so sánh với các đối thủ trong khu vực (AEC) và quốc tế (đơn cử trong TPP) ...

indonesia va aec quan he tuong ho Loại bỏ hàng rào phi thuế quan - ưu tiên của AEC

ASEAN nên nỗ lực để doanh nghiệp có thể hoạt động trong một môi trường ổn định, minh bạch và có thể dự báo trước.

indonesia va aec quan he tuong ho Khi doanh nhân nữ đứng vững, AEC phát triển

Tất bật tới Việt Nam sau khi vừa ký kết một thỏa thuận kinh doanh thực phẩm chức năng với đối tác Lào, chị ORN ...

Đỗ Mai Lan

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật về quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua vũ khí Trung Quốc.
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động