INF sụp đổ là cái kết được báo trước

Quang Đào
TGVN. Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), một trong những cơ chế kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh đã chính thức sụp đổ. Cái “chết yểu” của INF đã được dự báo từ rất lâu do sự giằng co, đối chọi liên tục giữa Mỹ và Nga mà không có hồi kết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
inf sup do cai ket duoc bao truoc Mỹ tuyên bố phát triển các loại tên lửa mới sau “cái chết” của INF, để đáp trả Nga
inf sup do cai ket duoc bao truoc Nga kêu gọi Mỹ tạm ngừng triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung sau khi rút khỏi Hiệp ước INF
inf sup do cai ket duoc bao truoc
Ngày 2/8, Nga và Mỹ lần lượt tuyên bố từ bỏ INF. (Nguồn: AFP)

Ngày 2/8, Washington và Moscow lần lượt tuyên bố hiệp ước INF chính thức chấm dứt. Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo về chấm dứt hiệu lực INF, trong đó nhấn mạnh, việc này xảy ra do sáng kiến của Mỹ. Sau đó không lâu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố tại Bangkok (Thái Lan), nơi đang diễn ra chuỗi các hội nghị ASEAN, rằng Mỹ chính thức rút khỏi INF, đồng thời lên án Nga là bên duy nhất chịu trách nhiệm cho việc chấm dứt Hiệp ước này.

Trước đó, Washington và Moscow đã liên tục chỉ trích, lên án lẫn nhau vi phạm những điều khoản của Hiệp ước. Tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi INF do Moscow “không tuân thủ” các trách nhiệm. Ngày 4/3/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh dừng thực hiện INF. Đây là sự đáp trả tương xứng của Nga trước các hành động của Mỹ.

Hiệp ước INF được cho là nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lúc đó, sự hiểu biết chung về tên lửa tầm ngắn và tầm trung chưa thực sự phổ biến, song hai nước đều cảm nhận được sự cần thiết phải hủy bỏ các vũ khí như vậy để giảm căng thẳng quốc tế, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu.

Mỹ và Liên Xô đã nhất trí lập ra một danh sách các loại tên lửa thông dụng nhất, xếp loại theo tầm bắn và tiến hành phá hủy một phần đáng kể lực lượng này. Theo Hiệp ước INF, hai bên đã tiêu hủy tổng cộng 2.692 tên lửa tầm ngắn, tầm trung và trên trung bình vào thời hạn chót được quy định trong Hiệp ước là ngày 1/6/1991.

Thế nhưng, theo tạp chí Foreign Policy, nguyên nhân thực sự khiến INF sụp đổ là do sự cân bằng sức mạnh quân sự, môi trường an ninh từ thời Chiến tranh Lạnh cho tới nay, đã thay đổi hoàn toàn. INF dường như đã lỗi thời. Trong một thế giới đa cực, các thỏa thuận kiểm soát vũ khí song phương đã mất dần đi ý nghĩa. INF đổ vỡ không chỉ khiến quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân lao dốc mà còn tạo ra mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu trước khả năng bùng phát các cuộc chạy đua vũ trang.

Ngoài ra, có nhiều quan điểm cho rằng, việc Mỹ và Nga cùng rút khỏi INF vì “biến số khó lường” Trung Quốc bởi trong khi Mỹ tuân thủ INF và Nga khẳng định là mình tuân thủ INF, chắc chắn không vi phạm trên quy mô lớn, thì người Trung Quốc đang chế tạo chính những tên lửa tầm trung ấy, và chuyện này trở thành một vấn đề an ninh đối với Mỹ ở châu Á. Bắc Kinh không phải là thành viên của INF và đã đưa vào hoạt động những tên lửa mới, có tính sát thương cao hơn, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, có tầm bắn tối đa 4.000km, mà Lầu Năm Góc nói là có thể đe dọa đến đất liền và các lực lượng trên biển của Mỹ ở xa như đảo Guam.

Lịch sử ký kết

Việc Mỹ kêu gọi kiểm soát các tên lửa tầm trung nổi lên trong bối cảnh Liên Xô triển khai hệ thống tên lửa tầm trung SS-20 vào giữa những năm 1970. Tên lửa SS-20 là một bước cải thiện lớn trong sức mạnh tên lửa hạt nhân của Liên Xô lúc bấy giờ với tầm bắn xa hơn, mang được nhiều đầu đạn hơn và có thể thay thế cho đầu đạn SS-4 và 5 đã cũ lại có nhiều hạn chế.

Năm 1979, bộ trưởng các nước NATO đã có biện pháp phản ứng lại với hệ thống tên lửa mới này của Liên Xô, một chiến dịch sau này được biết đến với cái tên “Dual-track” (Theo dõi kép), vừa thúc đẩy các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí cùng với việc triển khai các tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ tại châu Âu nhằm đối trọng với SS-20. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán liên tục bị gián đoạn trong khi việc triển khai tên lửa của Mỹ vẫn tiếp tục đến những năm 1980. Nguyên nhân chủ yếu do ba nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Konstantin Chernenko qua đời trong quá trình đàm phán.

Các cuộc đàm phán INF bắt đầu có tiến triển khi ông Mikhail Gorbachev lên lãnh đạo Liên Xô vào tháng 3/1985. Mùa thu năm đó, Liên Xô đã đưa ra một kế hoạch thiết lập sự cân bằng giữa số đầu đạn SS-20 với số tên lửa tầm trung của Mỹ đang ngày càng gia tăng ở các nước đồng minh tại châu Âu.

Tháng 2/1987, ông Gorbachev tuyên bố trong thời gian ngắn nhất sẵn sàng ký hiệp ước loại bỏ mọi tên lửa có tầm bắn từ 1.000 - 5.500km. Nhận thấy châu Âu vẫn còn e ngại, hai tháng sau, ông Gorbachev tiếp tục đề nghị một hiệp ước loại bỏ tên lửa có tầm bắn từ 500 - 5.500km. Tháng 6/1987, Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Reykjavik (Iceland) bật đèn xanh cho Mỹ ký kết hiệp ước như Liên Xô đề nghị.

Ngày 8/12/1987 tại Nhà Trắng, Tổng Bí thư Gorbachev và Tổng thống Ronald Reagan đã ký Hiệp ước INF. Chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev được coi là bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa hai siêu cường vì đây là lần đầu tiên một vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đặt chân lên nước Mỹ kể từ sau chuyến thăm chính thức của ông Leonid Brezhnev năm 1973. Nước Mỹ chào đón ông Gorbachev với 21 phát đại bác, nghi thức dành cho thượng khách. Trong ba ngày từ ngày 7/12/1987, báo chí Mỹ chỉ nói về ông Gorbachev.

Nga có thực sự vi phạm INF?

Theo như thông tin tình báo từ thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, có vẻ là như vậy. New York Times cho biết, trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2014, Mỹ từng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước khi triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật bị INF cấm, rằng những vũ khí này được thiết kế để đe dọa châu Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ được sự hậu thuẫn của phương Tây.

Khi đó, đích thân Tổng thống Obama đã gửi thư cho người đồng cấp Putin nói rằng Nga vi phạm INF, nhưng ông muốn giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại song phương và tiếp tục tuân theo Hiệp ước. Phía Nga phản bác cáo buộc của Mỹ. Trong khi đó, các quan chức Mỹ nói rằng Moscow đã triển khai một loại tên lửa mà phương Tây gọi là SSC-8 (hay 9M729), tên lửa hành trình trên đất liền có thể đe dọa các quốc gia châu Âu. Mỹ nhiều lên kêu gọi Nga cần tiêu hủy loại tên lửa này.

Tháng trước, trong nỗ lực bác bỏ các cáo buộc vi phạm Hiệp ước, lần đầu tiên các quan chức Nga đã giới thiệu phiên bản cải tiến của tên lửa hành trình 9M729 cho toàn thế giới. Theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga, Trung tướng Mikhail Matveyevsky, tên lửa này không được phát triển hay thử nghiệm vượt quá tầm bắn theo quy định của INF, do đó nó không vi phạm quy định của Hiệp ước. Tuy vậy, Washington cho rằng màn “trình diễn” này của Moscow không đủ thuyết phục để xoa dịu mối lo ngại của họ.

Với sự sụp đổ của INF, các chuyên gia lo ngại, khả năng bền vững của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), văn kiện cuối cùng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí sắp hết hạn vào năm 2021 cũng đang như “chỉ mành treo chuông”. Không có sự ràng buộc của cả INF và START-3, toàn bộ hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân ở cấp độ song phương và đa phương sẽ bị đe dọa. Các cuộc chạy đua vũ trang được nhận định là không bắt đầu ngay mà sẽ diễn ra trong nhiều năm nữa khi các loại vũ khí tối tân mới ra đời cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ.

Hy vọng lớn nhất hiện nay là việc các bên duy trì nỗ lực đối thoại thông qua các kênh liên lạc như ngoại giao, quân sự và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Các bên cũng không loại trừ khả năng sẽ có một phiên bản mới của Hiệp ước INF được đàm phán nếu có thêm nhiều nước tham gia, thay thế phiên bản ra đời cách đây hơn 30 năm mà nay đã bị khai tử.

Theo SCMP, Bắc Kinh không phải là thành viên của INF và đã đưa vào hoạt động những tên lửa mới, có tính sát thương cao hơn, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, có tầm bắn tối đa 4.000km, mà Lầu Năm Góc nói là có thể đe dọa đến đất liền và các lực lượng trên biển của Mỹ ở xa như đảo Guam.

Theo báo cáo năm 2019 của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI), Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 290 đầu đạn hạt nhân. Mặc dù họ đang nỗ lực mở rộng lực lượng hạt nhân, báo cáo của SIPRI nói Trung Quốc đã cam kết chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước.

inf sup do cai ket duoc bao truoc

Ngoại trưởng Đức: Trung Quốc 'vẫn im lặng' về việc tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí thay thế INF

TGVN. Ngày 2/8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, một hiệp ước quốc tế mới thay thế Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân ...

inf sup do cai ket duoc bao truoc

Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ

TGVN. Ngày 2/8, Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô sẽ hết ...

inf sup do cai ket duoc bao truoc

Mỹ - Trung lại bất đồng trước đề xuất đa phương hóa INF

TGVN. Ngày 30/7, Trung Quốc đã tái khẳng định lập trường phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động