TTIN LIÊN QUAN | |
Phía sau việc bình thường hóa quan hệ Israel - Thổ Nhĩ Kỳ | |
Israel -Thổ Nhĩ Kỳ: Hòa giải “đang ở rất gần” |
Sau 6 năm hận thù, thỏa thuận hòa giải giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã được hai bên công bố vào ngày 27/6 song con đường phía trước có thể sẽ không bằng phẳng. Giới quan sát cho rằng thỏa thuận trên là ví dụ hoàn hảo cho chính sách thực dụng của cả hai bên, và có lẽ đây là điều cần thiết tại khu vực Trung Đông đầy bất ổn. Chính phủ Israel đã hoan nghênh thỏa thuận là một thành công tiêu biểu và thực tế là các điều khoản trong văn bản này là những thành tựu lớn đối với nhà nước Do Thái.
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ từng là những đồng minh thân thiết. Năm 2010, khi một đoàn tàu chở hàng cứu trợ nhân đạo từ Thổ Nhĩ Kỳ cố vượt qua hàng rào phân định lãnh thổ của Israel ở Gaza, lực lượng Israel đã can thiệp bạo lực, khiến 9 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và khiến quan hệ song phương rạn nứt.
Giữ được thể diện
Thỏa thuận hòa giải nhận được nhiều sự hoan nghênh song cũng phải đối mặt với không ít hoài nghi. Cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đều cho biết họ đã có được tất cả những gì họ muốn. Sự thật là dường như cả hai bên đã có những nhượng bộ nhất định và đều đạt được một phần nào đó các lợi ích chính trị cần thiết.
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ (phải) và cờ Israel tung bay ở Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Tel Aviv. Nguồn: Reuters |
Theo một phần thỏa thuận, hai nước sẽ khôi phục toàn bộ quan hệ ngoại giao, từng bị cắt đứt sau vụ tấn công của Israel hồi năm 2010. Israel sẽ bồi thường 20 triệu USD cho các gia đình nạn nhân Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được phép khởi động các dự án viện trợ tại Dải Gaza và vận chuyển hàng cứu trợ tới các vùng nghèo đói thông qua một cảng biển của Israel ở phía Nam.
Trong suốt quá trình đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục yêu cầu Israel gỡ bỏ hàng rào an ninh tại Gaza. Tuy nhiên, phát biểu tại Rome sau khi công bố thỏa thuận, ông Netanyahu cho biết rằng hàng rào an ninh tại Gaza vẫn đang hoạt động bình thường. Việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được phép gửi hàng cứu trợ vào Gaza thông qua cảng biển của Israel đồng nghĩa là Israel vẫn đang kiểm soát những gì được đưa vào Gaza. Bên cạnh đó, có lẽ là quan trọng hơn, Israel vẫn đang kiểm soát giao thông của người dân ở Gaza, và phần lớn những người này không được phép rời khỏi khu vực nghèo đói. Phóng viên Raphael Ahern của báo Israel Times cho biết thỏa thuận vừa qua “cho phép cả hai bên giữ được thể diện”.
Trong quá khứ, Israel từng đưa ra lời xin lỗi về vụ tấn công và đồng ý bồi thường gia đình các nạn nhân. Một số người ở Israel cho rằng khoản bồi thường lớn như vậy là chưa từng có tiền lệ. Trên một bài viết đăng tải trên mạng xã hội Facebook, lãnh đạo phe đối lập ở Israel Isaac Herzog đã cho rằng khoản bồi thường đó là “không thể hiểu nổi” và người dân Israel cần phải biết được rằng giới lãnh đạo cánh hữu đang bồi thường cho những kẻ đã tấn công con em họ.
Bước đi hợp lý
Một cuộc thăm dò dư luận, do Kênh truyền hình Israel thực hiện 10 tiếng trước khi thỏa thuận được công bố, cho thấy đa số người Israel không hài lòng với thỏa thuận. Khoảng 56% số người được hỏi phản đối thỏa thuận, 33% người ủng hộ và 11% người còn lại có ý kiến trung lập.
Theo ông Herzog, khoản bồi thường là một “viên thuốc đắng” đối với nhiều người Israel. Nhiều người dân Israel hy vọng sẽ nhận lại được thi thể của hai quân nhân hy sinh trong cuộc đụng độ với phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza 2 năm trước. Cuộc khảo sát dư luận cho thấy 67% người Israel tin rằng việc hoàn trả thi thể của hai quân nhân trên nên là điều kiện tiên quyết của thỏa thuận.
Đáp trả các chỉ trích của dư luận, Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết phong trào Hamas không được coi là một bên tham gia đàm phán, và bởi vậy, điều kiện trên không được chấp thuận. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết sẽ hỗ trợ Israel tìm cách đưa thi thể những quân nhân này về nhà. Cũng theo thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý thông qua một dự luật hủy bỏ mọi cáo buộc pháp lý đối với các binh sỹ Israel liên quan tới vụ đụng độ năm 2010.
Một vài giờ sau khi thỏa thuận hòa giải được công bố, giới truyền thông đã đưa tin Tổng thống Erdogan đã xin lỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ bắn rơi máy bay của Nga tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria hồi năm trước.
Thời điểm công bố thỏa thuận và việc Thổ Nhĩ Kỳ công khai xin lỗi có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi thực tế là cả hai nước đều cần cải thiện vị thế của mình ở Trung Đông. Ông Zeevi nói: “Đây là một bước đi khá hợp lý của Israel. Họ trả một khoản tiền bồi thường, song con số này không quá lớn về mặt tài chính, và thỏa thuận về Gaza cho phép Israel duy trì việc kiểm soát những gì ra và vào Gaza. Đây là điều vô cùng quan trọng”.
Theo thỏa thuận, Israel không phải gỡ bỏ hàng rào của họ tại Gaza. Điều này có nghĩa là Israel đã đạt được mục đích chính của họ, trong khi vẫn hàn gắn được quan hệ với nước láng giềng quan trọng trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được lời xin lỗi mà họ luôn muốn trước khi thỏa thuận được tuyên bố ngày 27/6 và Israel cũng đã đồng ý bồi thường. Thổ Nhĩ Kỳ giờ sẽ được phép chuyển hàng hóa và viện trợ vào Gaza qua Israel, một điều khoản cho phép Tổng thống Erdogan tự tin nói rằng ông đang dần khôi phục ảnh hưởng trong khu vực. Có thể nói lợi ích chung của cả hai bên đã được đáp ứng và điều này nhiều khả năng sẽ đảm bảo cho sự bền vững của thỏa thuận vừa được ký kết.
Ngày 29/6, với tỷ lệ ủng hộ 7/3, Nội các Israel đã thông qua một thỏa thuận đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần qua về việc bình thường hóa các mối quan hệ song phương sau 6 năm rạn nứt. Thỏa thuận này còn phải được Chính phủ Israel thông qua lần cuối để có hiệu lực. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tìm cách khôi phục tầm ảnh hưởng trong khu vực sau cuộc khủng hoảng ngoại giao với Nga và những khó khăn về chính sách đối ngoại khác. Ankara cho biết hai nước sẽ bắt đầu tiến trình trao đổi đại sứ trong tuần này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại một sân bay ở Istanbul đêm 28/6 có ảnh hưởng tới tiến trình này hay không. (AFP) |
Israel và Mỹ sẽ thảo luận về hòa bình Trung Đông Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp nhau tại châu Âu vào tuần tới nhằm thảo luận khẩn về ... |
Israel cấm 83.000 người Palestine nhập cảnh dịp Ramadan Quyết định trên được COGAT - đơn vị quản lý các vấn đề dân sự ở khu Bờ Tây do Israel chiếm đóng, đưa ra ... |
Israel: Thách thức đầu tiên của chính phủ mới Ha'aretz (Israel) ngày 30/5 cho rằng tình hình bất ổn tại Dải Gaza có thể là thách thức an ninh đầu tiên cho Chính phủ ... |