Lãnh đạo 7 nước Nhóm G7 và EU chụp ảnh kỷ niệm tại đài tưởng niệm ở Bảo tàng Hiroshima sáng 19/5. |
Đây là lần đầu tiên tất cả các nhà lãnh đạo G7, trong đó có 3 cường quốc hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp, cùng đến thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hiroshima, nơi lưu lại những vết tích hậu quả của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này vào ngày 6/8/1945.
Hội nghị diễn ra từ ngày 19-21/5, quy tụ các nhà lãnh đạo từ 7 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Fumio Kishida, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Ngoài ra, tham dự còn có các lãnh đạo của các tổ chức lớn gồm Liên hợp quốc, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Thủ tướng Kishida đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc các nhà lãnh đạo G7 chứng kiến tận mắt hậu quả do sử dụng bom nguyên tử.
Ông ấn định vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, coi đây là điểm khởi đầu cho tất cả nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân trong tương lai.
Thủ tướng Kishida đã tuyên bố, thế giới đang chứng kiến những cuộc khủng hoảng lớn đang làm lung lay nền tảng của trật tự quốc tế.
Chính vì vậy, mục tiêu của hội nghị lần này là củng cố trật tự quốc tế dựa trên quy định của pháp luật, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của G7 trong việc bảo vệ trật tự này, đồng thời phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân, phản đối việc sử dụng vũ lực để làm thay đổi hiện trạng.
Về một số nội dung dự kiến trong tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh G7, ngày 19/5, một số nguồn tin ngoại giao cho hay, Nhật Bản đang làm việc để đưa vào nội dung đề cập tầm quan trọng của việc bày tỏ quan ngại trực tiếp với Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo G7 dự kiến nêu bật sự cần thiết của việc đảm bảo hòa bình và ổn định liên quan vấn đề Đài Loan, đồng thời phản đối bất kỳ “nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc”.
Đối với Nga, các nhà lãnh đạo G7 có thể sẽ thể hiện cam kết duy trì các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, cũng như giải quyết việc Moscow né tránh trừng phạt thông qua các nước bên thứ ba.
Bên cạnh đó, trong một văn kiện riêng tập trung vào vấn đề Ukraine, các nhà lãnh đạo G7 có thể sẽ cam kết thực hiện mọi biện pháp để mang lại hòa bình lâu dài cho quốc gia Đông Âu này.
| Báo Nhật Bản: Thượng đỉnh G7 sẽ ra tuyên bố riêng về Ukraine, các nước thứ ba bị nhắm mục tiêu Báo Yomiuri số ra ngày 18/5 đưa tin, các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ... |
| Nhật Bản mời lãnh đạo 8 quốc gia ngoài nhóm dự Thượng đỉnh G7, trong đó có Việt Nam Hãng Jiji Press đưa tin, chính phủ Nhật Bản dự định mời các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc Nhóm các nước ... |
| Sử dụng AI có trách nhiệm - mục tiêu của G7 Các bộ trưởng G7 nhất trí về kế hoạch hành động hướng tới "tạo môi trường mở và thuận lợi cho sự đổi mới sáng ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/5): Nga-Iran đàm phán sử dụng nội tệ, Kiev lên tiếng việc Moscow gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, Nhật Bản đón tin vui Nga-Iran thắt chặt hợp tác năng lượng, đàm phán sử dụng nội tệ trong giao dịch; Mỹ lạc quan về việc đạt thỏa thuận trần ... |
| Điểm tin thế giới sáng 19/5: Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, Tổng thống Syria tới Saudi Arabia, Indonesia-Mỹ-Australia diễn tập Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/5. |