TIN LIÊN QUAN | |
Ông Duterte: Mỹ hãy chuẩn bị tinh thần để rút khỏi Philippines | |
Tổng thống Obama lạc quan về tương lai quan hệ Mỹ - Philippines |
Trong chuyến đi, thách thức lớn nhất của ông Tillerson chính là thuyết phục Manila “về phe” với Washington. Bài toán càng trở nên khó khăn, đặc biệt khi Tổng thống Rodrigo Duterte đã liên tục chỉ trích Mỹ trong thời gian vừa qua và đẩy mạnh hợp tác với Bắc Kinh và Moscow.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Tổng thống Philippines Rodrigo Roa Duterte trong cuộc gặp ngày 7/8 tại Manila. (Nguồn: Malacanang) |
Dẫu vậy, dường như Philippines chỉ muốn chấm dứt việc quá phụ thuộc vào mối quan hệ với Mỹ để cân bằng quan hệ ngoại giao với các cường quốc khác. Hơn nữa, Washington và Manila có không ít mối quan tâm chung, đặc biệt là trên lĩnh vực chống khủng bố. Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng khó có thể quay lưng lại với lợi ích quốc gia và một Tổng thống theo chủ nghĩa thực dụng như ông Duterte càng không nằm ngoài quy luật này.
Trên thực tế, cuộc gặp ngày 7/8 đã diễn ra thành công ngoài mong đợi. Nhà lãnh đạo Philippines đã tỏ ra vô cùng thân thiện đối với vị khách đến từ Mỹ. Những chỉ trích dành cho Washington, từng được coi là thương hiệu của ông Duterte, đã được thay thế bằng những lời ca tụng: “Chúng ta là bạn. Chúng ta là đồng minh… Tôi là người bạn bé nhỏ của nước Mỹ ở Đông Nam Á”. Ông Duterte cũng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với các chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề Triều Tiên.
Vị Ngoại trưởng Mỹ đã không bỏ lỡ cơ hội khi kêu gọi Philippines thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như tiêu diệt lực lượng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Marawi, nhưng cũng khôn khéo khi không đề cập đến cáo buộc vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống ma túy của ông Duterte. Những tín hiệu tích cực từ hai bên sẽ là bước chạy đà hoàn hảo cho một cuộc gặp trong thời gian tới giữa Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Philippines Duterte.
So với “cửa ải” Manila, chuyến thăm Bangkok có phần “dễ thở” hơn. Tuy Thái Lan đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Trung Quốc trong thời gian qua, nhưng Thủ tướng Prayuth Chan-ocha hiểu rằng phần nhiều những lợi ích của Bangkok vẫn nằm trong mối quan hệ với Washington. Do đó, không khó hiểu khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ phía nước chủ nhà. Cả ông Tillerson và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đều cho rằng Bình Nhưỡng cần chấm dứt chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của mình. Thái Lan cũng cam kết sẽ đóng cửa những công ty Triều Tiên đang hoạt động tại đây.
Trong khi đó, mối quan hệ Mỹ - Malaysia phát triển mạnh mẽ đã trở thành một trong những di sản đối ngoại quan trọng của Washington dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Điều này giúp ông Tillerson không mất quá nhiều công sức để đạt được đồng thuận với Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong các vấn đề như đẩy mạnh quan hệ song phương, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, chống khủng bố và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Một điểm dễ thấy trong chuyến thăm Đông Nam Á của ông Tillerson là việc Mỹ chủ yếu tập trung vào các vấn đề hợp tác, thay vì đề cập đến những bất đồng còn tồn tại. Đây cũng là một yếu tố không nhỏ khiến vị Ngoại trưởng Mỹ có thể “ca khúc khải hoàn” khi trở về Washington.
Trung Quốc-Philippines và những vấn đề khó né tránh Chuyến đi “phá băng” của Tổng thống Philippines Duterte tới Trung Quốc vào cuối tháng này đang thu hút quan tâm đặc biệt của cộng ... |
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố không cần viện trợ của Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay (7/10) tuyên bố quân đội nước này có thể tự xoay xở mà không cần đến ... |
Sóng gió trong liên minh Mỹ - Philippines dưới thời Duterte Trung tâm An ninh Mới (CNAS) của Mỹ mới đây đăng bài viết của hai chuyên gia Patrick M. Cronin và Anthony Woon Cho phân ... |