Khiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu ấn tại châu Phi như thế nào?

Ngọc Anh
Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, trước cả khi Sáng kiến Vành đai Con đường ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là nhận định của ông Wenfang Tang* trong bài viết với tiêu đề Why China is succeeding in Africa where the US is failing đăng tải trên tờ SCMP ngày 15/9.

bài viết với tiêu đề “Why China is succeeding in Africa where the US is failing” đăng tải trên South China Morning Post ngày 15/9.
Bài viết “Why China is succeeding in Africa where the US is failing” đăng tải trên SCMP ngày 15/9. (Ảnh chụp màn hình)

Đáp ứng nhu cầu phát triển cấp thiết

Theo ông Tang, Bắc Kinh vừa tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ 53 quốc gia châu Phi. Đây quả thực là sự kiện ngoại giao hoành tráng, khiến các chính phủ phương Tây “cảm thấy khó chịu”.

Nhiều người xem sự kiện này như chiến thắng của Trung Quốc trong chiến lược gia tăng sức ảnh hưởng trên vũ đài chính trị toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi: Mối quan hệ trong 'kỳ trăng mật', Bắc Kinh ra cam kết lớn, LHQ mong 'sửa chữa bất công'. (Nguồn: FOCAC)
Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi ngày 5/9. (Nguồn: FOCAC)

Ngày nay, châu Phi trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cũng như cầu nối địa chính trị quan trọng trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Các phiếu bầu của châu Phi, chiếm số lượng lớn tại Liên hợp quốc (LHQ) và nhiều tổ chức quốc tế khác, sẵn sàng đứng về phía lập trường của Bắc Kinh, nhằm tăng cường vị thế và lợi ích của ông lớn châu Á trên trường quốc tế.

Ông Tang cho rằng, việc Bắc Kinh quan tâm châu Phi không phải điều mới. Từ những năm 1960, Thủ tướng Chu Ân Lai đã dành hơn một tháng tại châu Phi, công khai ủng hộ các phong trào giành độc lập dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc và gọi người dân châu lục này là “đồng chí” và “anh em”.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế khi phương Tây thống trị trật tự thế giới cũng như mối quan hệ Trung-Xô trở nên xấu đi.

Trung Quốc đã hỗ trợ châu Phi xây dựng cơ sở hạ tầng ngay cả khi GDP bình quân đầu người thậm chí còn thấp hơn so với một số quốc gia tại đây. Nhiều người dân châu Phi vẫn luôn ghi nhớ và biết ơn các dự án này khi nhiều công trình còn được sử dụng đến ngày nay.

Một công nhân quét sạch nghĩa trang Gongo la Mboto ở Dar es Salaam, Tanzania, vào ngày 12 tháng 8, trong số các bia mộ cho các kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân Trung Quốc đã chết trong khi xây dựng tuyến đường sắt của Cơ quan Đường sắt Tanzania-Zambia (Nguồn: Tân hoa xã)
Nghĩa trang Gongo la Mboto ở Dar es Salaam (Tanzania) tri ân các kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân Trung Quốc thiệt mạng khi xây dựng tuyến đường sắt Tanzania-Zambia (Nguồn: Tân Hoa xã)

Vào những năm 1980-1990, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, người dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc, nước này đã trải qua một thời kỳ “thân thiết” với phương Tây. Tuy nhiên, khi nhận ra Bắc Kinh dường như chỉ quan tâm đến công nghệ và kinh tế thị trường tiên tiến thay vì hệ thống chính trị và tư tưởng, phương Tây lại bằng mọi giá ngăn cản bước tiến của "ông lớn châu Á".

Chính vì vậy, vào năm 2000, Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang châu Phi, thiết lập các quan hệ đối tác kinh doanh dựa trên lợi ích kinh tế chung mà không can thiệp vào chủ quyền của nhau.

Ông Tang nhấn mạnh, Trung Quốc thành công tại châu Phi sở dĩ bởi Bắc Kinh có khả năng đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của lục địa này về lĩnh vực hạ tầng, phát triển bền vững, kinh tế số và quản trị địa phương.

Mặc dù tạm thời đứng sau Mỹ trong phát triển thiết bị quân sự và công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhưng Trung Quốc lại dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, xe điện và kinh tế số. Kinh nghiệm quản trị của Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong lĩnh vực dịch vụ công và ngăn chặn tham nhũng.

Gắn kết văn hoá và chính trị

Tin liên quan
Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Bài viết khẳng định, sự thất bại của chính sách đối ngoại Mỹ cũng “mở đường” cho sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Phi.

Trong chuyến thăm châu Phi, cựu Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama dành nhiều thời gian, công sức nhằm thuyết phục người dân chấp nhận quyền của người đồng tính, nhưng hành động lại không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của những quốc gia này.

Trước đây, Mỹ đã tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh về châu Phi vào năm 2014 và 2022, nhưng mục đích chính chỉ là đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục này, đồng thời truyền bá các giá trị và niềm tin chính trị Mỹ.

Ngược lại, cách Trung Quốc xem châu Phi như đồng chí và đối tác kinh doanh mang lại kết quả ấn tượng.

Năm 2022, khối lượng thương mại Trung Quốc-châu Phi đạt 282 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với Mỹ. Các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ cho châu Phi hiện diện khắp nơi. Quốc gia tỷ dân cũng được hưởng lợi từ việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại châu Phi, khi dân số của châu lục này gần ngang bằng với Trung Quốc.

Một học sinh người Uganda học tiếng Trung ở trường. Ảnh: Shutterstock
Một học sinh Uganda học tiếng Trung ở trường. (Nguồn: Shutterstock)

Theo ông Tang, quyền lực mềm của Trung Quốc cũng được thể hiện rõ nét tại đây.

Trái ngược với tình trạng bị đóng cửa tại thị trường Mỹ, các Viện Khổng Tử lại phát triển mạnh mẽ ở châu Phi. Viện Khổng Tử tại Đại học Dodoma (Tanzania) cung cấp chương trình cử nhân nghệ thuật Trung Quốc cho hơn 200 sinh viên. Sự thành công của các Viện Khổng Tử tại châu Phi cũng phản ánh “dấu chân” của văn hóa Trung Quốc trên lục địa này.

Người dân châu Phi cũng coi trọng kinh nghiệm quản trị của Trung Quốc. Tiêu biểu như trường lãnh đạo Mwalimu Julius Nyerere (Tanzania), được mô phỏng theo trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ các đảng cầm quyền của Tanzania, Nam Phi, Angola, Namibia, Zimbabwe và Mozambique.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi là điều không cần phải bàn cãi. (Nguồn: Shutterstock)
Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi là điều không cần phải bàn cãi. (Nguồn: Shutterstock)

Tuy nhiên, thành công của Trung Quốc ở châu Phi đang vướng phải một số trở ngại. Ngoài vấn đề “bẫy nợ”, thách thức còn đến từ chính trong nội bộ nhiều quốc gia. Một số tỏ ra thờ ơ, thậm chí xem thường Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi và vai trò của lục địa đen với quốc gia tỷ dân này.

Ông Tang chỉ rõ, một bộ phận người dân Trung Quốc lo sợ về rủi ro kinh tế và chính trị trong các khoản đầu tư của nước này tại châu Phi. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc tại châu Phi lại đến từ quan điểm lịch sử, hướng về về lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.

Trung Quốc xây dựng mối quan hệ sâu sắc với châu Phi, không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế mà còn trên nền tảng lịch sử-văn hóa. Thông qua các dự án hạ tầng, hỗ trợ phát triển và sự tôn trọng lẫn nhau, Trung Quốc đạt được những thành tựu tích cực, trở thành đối tác quan trọng của châu Phi.

Dù phải đối mặt nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài nhưng nhờ chiến lược dài hạn dựa trên hợp tác và tôn trọng, Trung Quốc không những khẳng định vị thế của một cường quốc kinh tế mà còn là đối tác đáng tin cậy trong công cuộc phát triển của châu Phi.

* Ông Wenfang Tang hiện là Giáo sư, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Đại học Hongkong cơ sở Thâm Quyến. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm Văn hóa chính trị, Chính trị quần chúng và Khảo sát dư luận.

Tham vọng trở thành trung tâm quản lý tài sản mới của khu vực, một quốc gia Đông Nam Á quyết vượt Singapore và Hong Kong (Trung Quốc)

Tham vọng trở thành trung tâm quản lý tài sản mới của khu vực, một quốc gia Đông Nam Á quyết vượt Singapore và Hong Kong (Trung Quốc)

Indonesia đang kỳ vọng trở thành trung tâm quản lý tài sản trong khu vực, sẵn sàng cạnh tranh với 2 'ông lớn' trong khu ...

Khám phá Bát Đạt Lĩnh, địa điểm đẹp và nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc

Khám phá Bát Đạt Lĩnh, địa điểm đẹp và nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc

Đặt chân đến Bát Đạt Lĩnh, đoạn đẹp nhất của Vạn Lý Trường Thành, du khách sẽ phải sửng sốt trước vẻ đẹp ngoạn mục ...

Trung Quốc nâng cấp quan hệ với một quốc gia châu Phi

Trung Quốc nâng cấp quan hệ với một quốc gia châu Phi

Ngày 3/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nguyên thủ của một quốc gia châu Phi tuyên bố nâng cấp quan hệ song ...

Tin thế giới 5/9: Tổng thống Nga bất ngờ tuyên bố ủng hộ bà Harris, cuộc 'thay máu' ở Ukraine, lời hứa của Trung Quốc với châu Phi

Tin thế giới 5/9: Tổng thống Nga bất ngờ tuyên bố ủng hộ bà Harris, cuộc 'thay máu' ở Ukraine, lời hứa của Trung Quốc với châu Phi

Diễn biến xung đột ở Ukraine và cuộc cải tổ Nội các quy mô lớn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga nói về ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. ...
Cụ bà 81 tuổi tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Hàn Quốc 2024

Cụ bà 81 tuổi tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Hàn Quốc 2024

Bà Choi Soon Hwa, 81 tuổi, trở thành thí sinh lớn tuổi nhất trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ quốc gia Hàn Quốc (Miss Universe Korea 2024).
Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Khoảng 24 giờ tới, mạnh thành bão trên trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Khoảng 24 giờ tới, mạnh thành bão trên trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa

Hồi 16h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc ...
Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Luật sư đại diện TikTok và công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc trình bày trước tòa phúc thẩm liên bang nhằm ngăn chặn luật cấm ứng dụng này tại ...
Khắc phục hậu quả bão Yagi: 1.035 tỷ đồng đã đến với địa phương bị ảnh hưởng

Khắc phục hậu quả bão Yagi: 1.035 tỷ đồng đã đến với địa phương bị ảnh hưởng

1.236 tỷ đồng là tổng số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại của bão số 3 (bão Yagi) bằng tiền mặt và chuyển khoản về Ban vận động ...
Xung đột Nga-Ukraine: Lộ 'lá bài' Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ 'lằn ranh đỏ', ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Xung đột Nga-Ukraine: Lộ 'lá bài' Moscow chưa dùng đến, phương Tây đang phớt lờ 'lằn ranh đỏ', ai sẽ phải trả giá cao hơn?

Tổng thống Nga Putin cho biết phương Tây sẽ trực tiếp đối đầu với Nga nếu cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công Nga.
Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Luật sư đại diện TikTok và công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc trình bày trước tòa phúc thẩm liên bang nhằm ngăn chặn luật cấm ứng dụng này tại Mỹ.
Máy bay tuần tra Mỹ P-8A Poseidon bay qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc điều chiến đấu cơ theo sát

Máy bay tuần tra Mỹ P-8A Poseidon bay qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc điều chiến đấu cơ theo sát

Trước động thái của Mỹ, Trung Quốc tuyên bố, quân đội nước này kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và hòa bình, ổn định khu vực.
Mỹ: Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Mỹ: Nổ đường ống dẫn khí khiến hơn 1.000 hộ dân phải sơ tán, hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ, đây là nguyên nhân

Một vụ nổ đường ống dẫn khí đã xảy ra tại thành phố Deer Park, bang Texas, Mỹ, trong ngày 16/9, khiến nhiều người phải sơ tán.
Nga sẵn lòng cung cấp nhà máy điện hạt nhân công suất lớn cho một quốc gia Đông Nam Á

Nga sẵn lòng cung cấp nhà máy điện hạt nhân công suất lớn cho một quốc gia Đông Nam Á

Nga cho biết, ở Indonesia có một số tổ chức và cơ quan chính phủ có thể đóng vai trò là khách hàng và đối tác đủ năng lực hợp tác về năng lượng.
Vụ ám sát hụt ông Trump: Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo 'chơi dao có ngày đứt tay', Ukraine bày tỏ gì?

Vụ ám sát hụt ông Trump: Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo 'chơi dao có ngày đứt tay', Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ông Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa, đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng IAEA khóa 68

Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng IAEA khóa 68

Ngày 16/9, Hàn Quốc được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 68 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Phiên bản di động