Nhỏ Bình thường Lớn

Khởi đầu của sự kết thúc

Những vụ tấn công cảm tử bằng máy bay dân sự của nhóm khủng bố Al - Qaeda vào Trung tâm thương mại thế giới và Lầu Năm góc đã làm thay đổi thế giới, mở đầu cuộc chiến dai dẳng của Mỹ và các đồng minh phương Tây tại Trung Đông. 
TIN LIÊN QUAN
khoi dau cua su ket thuc Mỹ công bố hình ảnh điều tra trong vụ tấn công 11/9
khoi dau cua su ket thuc Ngày 11/9 của 15 năm trước

11/9/2011 đã trở thành một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chỉ trong vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ, 2.977 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương. Ngay sau đó, Mỹ và các đồng minh đã khởi động “cuộc chiến chống khủng bố”, lần lượt đánh Afghanistan rồi đến Iraq, khơi mào cho các xung đột ở nhiều nơi trên thế giới. Cụm từ “chống khủng bố” trở thành ngọn cờ triệu tập lực lượng mới, là điểm phân mốc ranh giới giữa bạn và thù của Washington: hoặc cùng Mỹ chống khủng bố, hoặc trở thành những kẻ khủng bố.

khoi dau cua su ket thuc
Tòa tháp Trung tâm thương mại Mỹ trong vụ tấn công khủng bố bằng máy bay dân sự ngày 11/9. (Nguồn: Youtube)

Cái giá của hòa bình

Tuy nhiên, hòa bình của người Mỹ đã khiến người dân nhiều nước khác phải trả giá. 16 năm, 2.000 tỷ USD và hàng chục nghìn binh sĩ hy sinh nhưng thứ mà Washington nhận được chỉ là một Trung Đông loạn lạc và đầy bất ổn. Cuộc chiến Afghanistan năm 2001 đã tiêu diệt được phần lớn Taliban và tổ chức khủng bố Al – Qaeda, nhưng cũng để lại vết sẹo không thể xóa nhòa trong lòng quốc gia, vốn đã chìm sâu trong những xung đột chính trị và tôn giáo.

Trong khi đó, chiến dịch tấn công và lật đổ Saddam Hussein do Mỹ tiến hành đã tạo khoảng trống an ninh cho lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tận dụng và mở rộng ảnh hưởng ra khắp Iraq và Syria. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Baghdad không những phải gồng mình chống chọi lực lượng IS và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của chúng, mà còn phải hàn gắn những chia rẽ về tôn giáo và sắc tộc trong nội bộ quốc gia này.

Bên cạnh những tốn kém về tài chính và lực lượng, uy tín của Washington trong và ngoài nước đã bị tổn hại nghiêm trọng. Các nước đồng minh phương Tây đã không còn nhìn nhận Mỹ như là một đầu tàu tuyệt đối về mọi mặt, trong khi Trung Quốc ngày càng trỗi dậy và dần lấp đầy khoảng trống quyền lực mà Mỹ để lại bằng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình.

Ở trong nước, người dân Mỹ đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của chính quyền, khi những lời hứa trong chiến dịch về việc rút quân và ngừng tham chiến tại Afghanistan hay Iraq sớm bị lãng quên. Gần đây nhất, ngày 22/8, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi 4.000 quân tới Kabul nhằm “chấm dứt chiến sự” tại đây.

Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa được tiêu diệt mà dường như càng phát triển mạnh mẽ hơn, điển hình là các vụ tấn công tại những thành phố lớn của châu Âu như Paris, London, Berlin, Moscow... trong một năm vừa qua. Ở Đông Nam Á, lực lượng IS đã gieo rắc kinh hoàng với chiến dịch chiếm thị trấn Malawi và xây dựng căn cứ tại khu vực đảo Mindanao của Philippines.

Ngày tàn của khủng bố

Cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn với sự quyết tâm của các nước. Trong diễn biến mới nhất, ngày 6/9, lực lượng Quân đội chính quyền Syria đã đánh bật lực lượng IS khỏi Deir Ezzor, giải phóng thành phố sau ba năm bị vây hãm. Tại Iraq, ngày 31/8, Thủ tướng Haider Al-Abadi cho biết lực lượng vũ trang nước này, dưới sự hỗ trợ từ phía Mỹ, đã làm chủ hoàn toàn tỉnh Nineveh và đập tan những phòng tuyến còn lại của IS.

Trong khi đó, sau nhiều vụ khủng bố liên tiếp trong thời gian qua, nhiều nước châu Âu đã tăng cường kiểm soát biên giới nhằm kiểm soát các chiến binh thánh chiến trở về từ Iraq và Syria. Quan trọng hơn, chính quyền các quốc gia này đã tỏ ra cảnh giác với các hình thức tấn công mới và liên tục có biện pháp ngăn chặn, mới đây nhất là siết chặt giấy phép xe tải/bán tải để đề phòng những “con sói đơn độc”.

Tại Đông Nam Á, sau hơn ba tháng chiến đấu, tình hình ở thị trấn Marawi và các khu vực lân cận tại đảo Mindanao đã căn bản được kiểm soát. Trong tuyên bố mới nhất ngày 4/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông sẽ cố gắng hết sức để đưa cuộc khủng hoảng tại đây đến hồi kết vào tháng 12.

Với viễn cảnh chống khủng bố đang dần trở nên khả quan, người Mỹ nói riêng và người dân trên thế giới nói chung có quyền hy vọng vào một thế giới sạch bóng những kẻ cực đoan tử vì đạo. Mong rằng đến lúc đó, ngày 11/9 không còn gắn liền với miền ký ức đau thương của người dân Mỹ, mà sẽ trở thành cột mốc mở đầu cho ngày tàn của những kẻ khủng bố.

khoi dau cua su ket thuc 15 năm sau sự kiện 11/9: Chiến trường chống khủng bố vẫn ngổn ngang

Từ sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đã bị cuốn vào cuộc chiến mang tên “chống khủng bố toàn ...

khoi dau cua su ket thuc Khủng bố ở Paris hay kỷ nguyên hậu 11/9

Sau những vụ tấn công khủng bố ở Paris, những người Hồi giáo càng gia tăng nỗi sợ bị gắn liền với khủng bố và ...

khoi dau cua su ket thuc Mỹ tưởng niệm 13 năm vụ khủng bố 11/9

Ngày 11/9, người dân Mỹ đã tưởng niệm lần thứ 13 ngày xảy ra các vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001 với nhiều ...

Bạc Cầm Oai