Ngày Biên phiên dịch quốc tế 30/9:

Không máy móc nào thay thế được phiên dịch chuyên nghiệp, phiên dịch ngoại giao càng không thể!

Đại sứ Phạm Bình Đàm*
Phiên dịch là một nghề mang tính đặc thù cao và tương đối kén người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên dịch ngoại giao
Đại sứ Phạm Bình Đàm phát biểu tại Tọa đàm “Phiên dịch Ngoại giao: 75 năm ký ức và con người” tháng 2/2020. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nghề mà "tai nạn" luôn rình rập

AI giờ đây có thể vẽ tranh, làm thơ, tất nhiên cũng có thể dịch, cả văn bản và giao tiếp. Máy dịch hiện đã có, và sẽ ngày càng hoàn thiện, độ chính xác ngày càng cao. Tuy nhiên, biên phiên dịch ở tầm chuyên nghiệp là câu chuyện rất khác.

Vì sao vậy? đó là một nghề mang tính đặc thù cao và tương đối kén người.

"Bất cứ ai trong nghề cũng thấm câu “chỉ có cuộc dịch tốt, không có người dịch tốt”, nghĩa là mỗi cuộc dịch là một trận chiến riêng, nếu không hết mình thì hoàn toàn có thể thất bại một cách tủi hổ".

Giỏi ngoại ngữ và nhuần nhuyễn, tinh xảo tiếng mẹ đẻ mới chỉ là yếu tố cần thiết. Còn khá nhiều tố chất, trong đó có năng khiếu, đam mê, khổ công để có thể thực sự theo và sống được với nghề.

Biên phiên dịch cũng là nghề mà “tai nạn” luôn rình rập.

Bất cứ ai trong nghề cũng thấm câu “chỉ có cuộc dịch tốt, không có người dịch tốt”, nghĩa là mỗi cuộc dịch là một trận chiến riêng, nếu không hết mình thì hoàn toàn có thể thất bại một cách tủi hổ.

Nói về phiên dịch ngoại giao thì đó lại là đặc thù của đặc thù với sự kết hợp của "phiên dịch" và "ngoại giao".

Không chỉ là vấn đề câu từ hay đoạn hội thoại, phiên dịch ngoại giao gắn trực tiếp với những hoạt động đối ngoại cụ thể, có tính chất riêng, mục đích, nội hàm, sắc thái riêng và cá nhân hóa theo người nói.

Chính vì vậy mà phiên dịch ngoại giao có những nguyên tắc riêng, không tuân theo nguyên tắc chung của nghề.

Ví dụ trong trường đào tạo dịch, bạn sẽ được dạy phải tuân thủ nguyên tắc trung lập và phải dịch ra tiếng mẹ đẻ chứ không dịch ra tiếng ngoại ngữ. Phiên dịch ngoại giao ngược lại là nghe tiếng mẹ đẻ, dịch ra tiếng ngoại ngữ. Trong hội đàm Việt-Nhật thì phiên dịch của Việt Nam nghe tiếng Việt, dịch ra tiếng Nhật, phiên dịch Nhật nghe tiếng Nhật, dịch ra tiếng Việt.

Trong ngoại giao, có những điểm phải dùng đúng từ đã được quy định, dùng từ khác sẽ mang ý khác, nhưng ngoài tính chính xác thì sắc thái, tình cảm, sự tinh tế cũng là những yếu tố không thể thiếu.

Chỉ là một câu nói “chào Ngài, Ngài có khỏe không, tôi vẫn nhớ cuộc gặp giữa chúng ta cách đây ...”, nhưng kèm theo đó có thể là cả tình cảm trân trọng đối tác, tình cảm của họ với Việt Nam, mong muốn hai dân tộc tăng cường tình hữu nghị, hợp tác. Phiên dịch bằng nét mặt, cử chỉ, giọng nói cần truyền đạt được tình cảm ấy.

Có tình huống phía đối tác “ào ạt” đưa ra một loạt luận điểm gây sức ép với ta; Lãnh đạo ta không cuốn theo mà bình tĩnh chọn vài điểm đối lại một cách điềm tĩnh và sắc nét.

Phiên dịch phải đọc đúng điều đó và cần chọn cách nói gọn, sắc, thể hiện được sự tự tin, làm chủ tình huống của ta, nếu nhạt nhòa, lúng túng thì sẽ làm mất phần nào hiệu quả giao tiếp.

“Phiên dịch ngoại giao là một phần của ngoại giao”

Tin liên quan
Chú Vũ Khoan: Câu chuyện nhỏ về một tầm vóc lớn Chú Vũ Khoan: Câu chuyện nhỏ về một tầm vóc lớn

Tùy theo cá nhân lãnh đạo và tình huống đối ngoại, yêu cầu đặt ra đối với phiên dịch cũng khác nhau.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường sẽ yêu cầu phiên dịch phải dịch đúng từng từ. Có lãnh đạo lại chỉ tập trung vào thông điệp, mục đích và đặt rõ yêu cầu đối với phiên dịch là “chú nói những ý như vậy, diễn đạt thế nào cho phù hợp là tùy cháu”.

Có một lần, phóng viên CNN nói với tôi: “Ông chỉ cần dịch các ý chính thôi, chúng tôi sẽ có biên tập riêng dịch lại sau”. Tôi nói: “Không được, tôi phản đối. Tôi sẽ dịch đầy đủ và yêu cầu CNN phải dùng đúng lời tôi nói. Ý của Lãnh đạo tôi không thể để cho nhóm biên tập của các bạn diễn giải hay chỉnh sửa”.

Sau cuộc dịch, phóng viên đó nói với tôi: “You were interpreting, not translating, right” - (ông đã phiên dịch chứ không phải chỉ đơn thuần là dịch đúng không).

Lãnh đạo giỏi ngoại ngữ không hiếm nhưng trong hoạt động ngoại giao cấp cao, trong các cuộc gặp chính thức, lãnh đạo sẽ vẫn sử dụng phiên dịch. Đấy không hẳn là một nguyên tắc, nhưng có thể xem như một thông lệ phổ biến.

Tôi vẫn nhớ một câu chuyện vui xảy ra trong cuộc gặp giữa Thủ tướng ta và Thủ tướng một nước bạn láng giềng.

Thủ tướng bạn giỏi tiếng Việt, nhưng cuộc gặp song phương vẫn dùng phiên dịch. Hai bên chỉ mang phiên dịch tiếng Anh nên dùng phương thức dịch "bắc cầu", tôi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và Anh sang Việt; phiên dịch của Thủ tướng bạn dịch từ tiếng nước bạn ra tiếng Anh và lấy tiếng Anh của tôi dịch lại ra tiếng của bạn.

Giữa buổi, bất ngờ Thủ tướng bạn dừng lại hỏi "tôi thấy thiếu một ý, phiên dịch của tôi dịch sót hay phiên dịch Việt Nam dịch sót?". Thì ra ông không hiểu tiếng Anh, nhưng khi nghe tôi dịch ra tiếng Việt thấy thiếu nên kiểm tra xem phiên dịch bên nào dịch thiếu.

Sẽ không thể có máy móc, công nghệ nào thay thế được con người ở mức độ dịch chuyên nghiệp. Phiên dịch ngoại giao thì càng không thể.

“Phiên dịch ngoại giao là một phần của ngoại giao”, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Trưởng Phòng Phiên dịch Bộ Ngoại giao khi Phòng được tái lập năm 1991, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nhiều lần nhận định.


* Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong (Trung Quốc), nguyên Giám đốc Trung tâm Biên-phiên dịch Quốc gia (nay là Vụ Biên phiên dịch đối ngoại), Bộ Ngoại giao.

Ngày 30/9 là ngày lễ của Thánh Jerome, người đã chuyển ngữ Kinh Thánh từ các bản viết tay tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh và được Giáo hội suy tôn làm thánh bổn mạng của giới dịch thuật và thông ngôn. Ngày 24/5/2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 71/288 quyết định chọn ngày 30/9 hằng năm là Ngày Biên phiên dịch quốc tế để ghi nhận đóng góp, vai trò kết nối con người, dân tộc của những người làm công tác biên phiên dịch. Công tác biên phiên dịch đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp giữa các cá nhân, gắn kết các quốc gia với nhau, tạo điều kiện cho đối thoại, hiểu biết và hợp tác, góp phần phát triển và củng cố hòa bình và an ninh thế giới.

Nhà ngoại giao Mexico lý giải những bước tiến thần kỳ của Việt Nam

Nhà ngoại giao Mexico lý giải những bước tiến thần kỳ của Việt Nam

Trong nhiều thế kỷ qua, Việt Nam không chỉ đứng vững trước mọi biến thiên của lịch sử mà còn đạt được nhiều thành tựu ...

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới

Thành tựu những năm qua tạo cho Việt Nam tiềm lực, vị thế, uy tín cao trên trường quốc tế, đưa đất nước hình chữ ...

Nhớ về người phiên dịch tại Hội nghị Paris: Một hành trình thầm lặng!

Nhớ về người phiên dịch tại Hội nghị Paris: Một hành trình thầm lặng!

Một chiều đầu đông Hà Nội, đi qua những con phố tấp nập người ngược xuôi, trong đầu miên man những nghĩ suy về một ...

Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga lần thứ hai: Giúp phát lộ những tài năng

Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga lần thứ hai: Giúp phát lộ những tài năng

Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga lần thứ hai được tổ chức cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo ...

Nghề phiên dịch: Kiên trì và đam mê, 'nhận lại' luôn nhiều hơn 'cho đi'

Nghề phiên dịch: Kiên trì và đam mê, 'nhận lại' luôn nhiều hơn 'cho đi'

Nhiều năm gắn bó với công tác phiên dịch, Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc bày tỏ công ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động