Nghề phiên dịch: Kiên trì và đam mê, 'nhận lại' luôn nhiều hơn 'cho đi'

Phạm Hằng (thực hiện)
Nhiều năm gắn bó với công tác phiên dịch, Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc bày tỏ công việc phiên dịch và người phiên dịch xứng đáng được trân trọng và tôn vinh!
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nghề phiên dịch: Kiên trì và đam mê, 'nhận lại' luôn nhiều hơn 'cho đi'

Đại sứ Nguyễn Vũ Tú phiên dịch cho cố Thủ tướng Phan Văn Khải khi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Alexander Downer đi dự khánh thành cầu Mỹ Thuận, tháng 5/2000. (Ảnh: NVCC)

Ngày 24/5/2017, Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) đã ra Nghị quyết chọn ngày 30/9 hàng năm là Ngày Biên - Phiên dịch quốc tế (International Translation Day).

Liên hợp quốc lựa chọn một ngày để tôn vinh những người làm công tác dịch thuật, ít có ngành nghề được vinh dự như vậy, chắc hẳn có lý do của nó, thưa Đại sứ?

Năm nay, vào ngày này, tôi được các đồng nghiệp trẻ yêu cầu chia sẻ suy nghĩ về mảng việc mà tôi đã làm rất nhiều trong thời gian công tác.

Đúng như vậy! Công tác biên phiên dịch đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp giữa các cá nhân, gắn kết các quốc gia với nhau, tạo điều kiện cho đối thoại, hiểu biết và hợp tác, góp phần phát triển và củng cố hòa bình và an ninh thế giới.

Trong một thế giới hội nhập như hiện nay, ngôn ngữ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự đa dạng và đối thoại giữa các nền văn hóa.

Là yếu tố thiết yếu trong giao tiếp hài hòa giữa các dân tộc, đa ngôn ngữ được Đại hội đồng Liên hợp quốc coi là giá trị cốt lõi của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Đa ngôn ngữ thúc đẩy sự tham gia hăng hái của tất cả mọi người vào công việc của Liên hợp quốc, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn, hiệu suất tốt hơn, và cải thiện tính minh bạch.

Cơ duyên nào đã đưa Đại sứ đến với công tác phiên dịch? Những “cho đi, nhận lại” của công việc này?

Sau khi tốt nghiệp K11, Đại học Ngoại giao, do bị dị ứng nặng với thời tiết ẩm thấp ở Hà Nội, tôi phải chuyển vào công tác tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Đúng lúc ấy, Sở đang tìm phiên dịch để làm việc với các đoàn phỏng vấn nhập cư của Australia, Canada, và Mỹ. Thế là tôi được nhận vào công tác tại Sở đầu tiên với vai phiên dịch. Dù công tác tại Sở Ngoại vụ nhưng tôi vẫn luôn cộng tác chặt chẽ với Trung tâm Biên - Phiên dịch Quốc gia, cũng như cùng cộng sự ra Hà Nội dịch cho Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 1997.

Giờ đây, khi đã về hưu, tôi ngồi ngẫm lại. Chắc với tôi, công việc phiên dịch là cái duyên, cái nghiệp, và có cả yếu tố… gia truyền! Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm ngoại giao. Mẹ tôi-bà Vũ Thị Xuân Dung-thuộc lớp phiên dịch tiếng Trung đầu tiên của Bộ Ngoại giao. Khởi nguồn cảm hứng đối với công việc phiên dịch cho tôi chính là bố mẹ tôi.

Suốt những năm tháng học phổ thông và đại học, bố tôi-ông Nguyễn Tiến, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản-thường xuyên kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện về ngoại giao. Khi ông mất rồi, ngồi chắp nối lại những câu chuyện ấy, tôi mới nhận ra sự tinh tế, tế nhị của bố trong việc dạy bảo, xây dựng cho tôi một nhân cách và hướng cho tôi lòng say mê công việc đối ngoại và cách yêu đất nước mình.

Các anh chị em của mẹ tôi cũng là những người làm tốt công việc phiên dịch trong phạm vi công tác của mình. Em gái tôi, Nguyễn Vũ Việt Hoa (Higuchi Hoa) cũng là một phiên dịch Việt-Nhật có uy tín ở Tokyo nhiều năm qua.

Tôi nhớ mãi trong nhiều năm làm phiên dịch là cuộc dịch ngoài giờ cho một lớp học của hãng lắp ráp xe ô tô Ford. Lớp học dạy kỹ năng bán hàng đó dùng cuốn sách How to Win Friends and Influence People (Đắc Nhân Tâm) - của tác giả Dale Carnegie làm sách giáo khoa. Cuốn sách và khóa học ấy thật sự thay đổi cách nghĩ của tôi. Tiền thù lao cho phiên dịch không thấm tháp gì so với lượng kiến thức mà chính người phiên dịch đã thu hoạch được sau khóa học. Cái “nhận lại” lớn hơn nhiều so với cái mình đã “cho đi” trong khóa học.

Khi tôi được Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FEPT) chọn làm phiên dịch và phụ trách tổ phiên dịch của trường (công việc sau giờ hành chính), cái mà tôi “nhận lại” lớn hơn nhiều so với cái mình đã “cho đi”. FEPT thực sự đã là trường cao học thứ hai (so với lúc đi học cao học ở trường Fletcher năm 1992-1994), giúp tôi thu lượm được nhiều kiến thức kinh tế học qua các lớp mà tôi đứng dịch cho các giảng viên người nước ngoài nói tiếng Anh.

Thưa Đại sứ, ở công việc phiên dịch, điều gì là quan trọng nhất?

Trong nghề phiên dịch, được tin tưởng là một nhân tố vô cùng quan trọng. Nhiều lần, các thủ trưởng đã nói với tôi sau các cuộc dịch rằng họ chọn tôi làm phiên dịch vì họ tin tôi. Khả năng làm việc lúc này không quan trọng bằng được tin tưởng.

Với tôi, lòng tin từ những người giao cho tôi trách nhiệm quan trọng trong mỗi cuộc dịch là điều vô cùng trân quý, thôi thúc tôi luôn cố gắng để có thể làm tốt nhất.

Phiên dịch là một công việc tương đối đặc thù, không phải cứ biết ngoại ngữ là có thể làm phiên dịch, vì sao vậy, thưa Đại sứ?

Từ kinh nghiệm của riêng mình, tôi thấy điều kiện cần của nghề phiên dịch là năng lực ngôn ngữ và điều kiện đủ là kiến thức. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như vốn sống, kỹ năng mềm… Người làm công tác phiên dịch ngoại giao, nhất là cho cấp cao, thì việc thấu hiểu văn hóa đối tác cũng cần thiết. Có nhiều cái không có khái niệm/từ tương đồng trong tiếng Anh. Ví dụ, khi đã “trà dư tửu hậu” trưởng đoàn Việt Nam đùa và nói: “Anh này ăn chay, ngủ mặn”, nếu dịch là “He eats vegetarian, but he sleeps non-vegetarian” thì phía bạn sẽ không hiểu. Nhưng nếu nói: “He eats like a Buhddist but he sleeps like a non-Buhddist,” thì phía bạn cười rộ lên! Do đó, khi chuyển ngữ thì không dịch theo từ.

Năng lực ngôn ngữ ở đây là cần phải giỏi cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Đối với những người học tiếng Anh tại Việt Nam như tôi, tìm cách tiếp cận ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp, phương tiện truyền tải của nền văn hóa Anh-Mỹ một cách tự nhiên từ trong cuộc sống là điều quan trọng hơn học tiếng Anh như một môn học lý thuyết với các công thức được đóng khung.

Ví dụ, khoảng thời gian tôi làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc chăm chỉ đọc báo Vietnam News mỗi sáng đã trang bị cho tôi từ ngữ của những điều đã xảy ra ở Việt Nam ngày hôm qua. Thường các đoàn vào thăm Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đã thăm Hà Nội, nên đọc báo Vietnam News là công cụ quan trọng để tôi hiểu về đoàn khi họ đến thành phố hôm sau.

Đối với người phiên dịch, việc chuẩn bị trước đóng vai trò then chốt, cùng phương châm “prepare, prepare and prepare”, tôi phải thường xuyên chuẩn bị kỹ lưỡng trước tất cả các cuộc.

Học các kỹ năng phiên dịch như tập đi xe đạp và lần tập đi thứ 11 sẽ rất khác lần tập đầu tiên. Những ngày đầu chắc chắn chưa biết giữ thăng bằng, chưa biết điều chỉnh tay lái và không ít lần té xe, xây xước người, nhưng nếu kiên trì luyện tập, không nản chí và tự rút kinh nghiệm từ mỗi lần vấp ngã, các kỹ năng này sẽ đến một cách rất tự nhiên lúc nào không hay.

Để có được một buổi dịch “mượt”, nhất là đối với chủ đề mới, người phiên dịch cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, phải đọc để làm quen, bổ sung kiến thức về lĩnh vực đó.

Nhiều khi, trước các cuộc dịch lớn như ở các hội thảo chuyên ngành, tôi có được tài liệu chỉ trước một đêm và phải đọc tài liệu tới tận khuya. Thế nhưng, một điểm lưu ý rằng, không phải vì thế mà không dành thời gian để ngủ, bởi lẽ, thời gian trong cabin mới là quan trọng nhất, quyết định thành bại của cuộc dịch. Biết cân đối thời gian chuẩn bị để có được sự tỉnh táo, minh mẫn nhất trong cabin cũng vô cùng quan trọng.

Việc đào tạo phiên dịch nói chung và phiên dịch cho công tác đối ngoại nói riêng ở “thời” của Đại sứ có lẽ cũng không phải là một việc dễ dàng?

Năm 2000, khi đã có ý định đi nhiệm kỳ, tôi chợt nghĩ ra mình phải đào tạo một lớp phiên dịch mới cho Sở Ngoại vụ. Tôi đem trăn trở này chia sẻ với Quỹ Ford và được Quỹ Ford đồng ý tài trợ cho một lớp đào tạo phiên dịch với điều kiện lớp đào tạo đó phải cho cả nước, chứ không phải chỉ riêng Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua chương trình CFIT đào tạo phiên dịch Việt-Pháp tại Sở lúc đó, tôi tìm được một chuyên gia dịch người Anh để dạy lớp phiên dịch Anh-Việt mà tôi tổ chức.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, tôi thấy đã có nhiều “trái ngọt” từ ý tưởng của mình năm nào. Nhiều học viên tham gia lớp học đã từng bước trưởng thành và trở thành những phiên dịch viên chuyên nghiệp, có những đóng góp cho ngành ngoại giao. Có thể kể đến những cái tên như Đỗ Hùng Việt, một thời gian dài sau lớp học đã tham gia dịch phục vụ nhiều lãnh đạo cấp cao và giờ đây đã trở thành Trợ lý Bộ trưởng; hay như Dương Hoài Nam hiện phụ trách công tác phiên dịch của Bộ Ngoại giao; Phạm Thu Hằng hiện đang là Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao; Trần Phước Anh, sau một thời gian dài làm phiên dịch của Sở Ngoại vụ, nay là Giám đốc Sở.

Có lẽ, việc tổ chức được lớp đào tạo phiên dịch năm ấy là một trong những việc có ý nghĩa nhất mà tôi đã làm.

Đại sứ có thể chia sẻ một kỷ niệm khó quên của mình với công việc phiên dịch?

Khi tôi được chọn đi dịch cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phạm Văn Trà lần đầu tiên đi thăm Mỹ, lúc đó tôi đang làm Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nhưng vẫn được điều động dịch. Trong một cuộc tiếp xúc Bộ trường Trà có phát biểu: “Chúng tôi luôn chăm lo tới đời sống tinh thần và vật chất của người chiến sĩ…”. Lúc ấy, tôi dịch: “We take care of the life of our soldiers materially and spiritually.” Ngay lúc đó, không có chuyện gì xảy ra nhưng đến phần câu hỏi và trả lời, một người nghe giơ tay hỏi: “Các ông chăm lo đến đời sống tinh thần của người chiến sĩ, thì quân đội Việt Nam có cha tuyên úy không và quy mô là bao nhiêu?” Lúc ấy, tôi phải thú thật ngay với Đại tướng Trà rằng: “Cháu dịch chữ tinh thần là spiritually, nhưng người nghe lại hiểu thành tâm linh nên ông ấy mới hỏi như vậy”. Tối về, tôi suy nghĩ mãi, lẽ ra, tôi phải dịch là “materially and culturally” vì ý ở đây khi quân đội Việt Nam nói “chăm lo đến đời sống tinh thần của người chiến sĩ” chắc hẳn là muốn nói đến việc tổ chức xem phim, tổ chức thư viện… chứ không phải là đời sống tâm linh. Vì vậy, không thể dịch theo chữ của sách mà phải theo ý người nói. Và nếu có khó khăn gì khi phiên dịch, thì phải nói ngay với người nói để giải quyết vấn đề.

Ngay lúc này, niềm vui nào gợi lên trong Đại sứ với công việc phiên dịch ngoại giao khi ngày 30/9 đang đến cận kề?

Tôi hỏi thăm và được biết Trung tâm Biên - Phiên dịch Quốc gia đang được xem xét tích cực việc chuyển đổi từ mô hình đơn vị sự nghiệp công lập sang đơn vị hành chính cấp Vụ.

Đây sẽ là một quyết định đúng đắn, thể hiện sự quan tâm và ghi nhận của Lãnh đạo cấp cao và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao về vai trò và những đóng góp của phiên dịch ngoại giao qua nhiều thế hệ trong suốt hơn 75 năm qua.

Những thế hệ phiên dịch ngoại giao qua các thời kỳ đã đóng góp thầm lặng vào công cuộc đấu tranh vì nền độc lập, hòa bình cũng như tiến trình phát triển của đất nước. Tinh thần công hiến ấy vẫn được các thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước!

Tôi hay nói đùa với anh em khi còn đi làm rằng, “mình làm phiên dịch ngoại giao giống như làm “hàng cúng”. Mình đâu còn thời gian nhiều mà làm “hàng ngoài” với giá cao”. Tôi thấy vui khi Trung tâm sẽ là đơn vị hành chính cấp Vụ.

Kỷ niệm cắt tóc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Kỷ niệm cắt tóc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tôi vẫn luôn nhớ kỷ niệm về những lần được vinh hạnh gặp và phục vụ cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dù nhiều năm ...

Trung tâm Biên-phiên dịch Quốc gia trao đóng góp cho Chương trình Học bổng Khuyến học Nguyễn Cơ Thạch

Trung tâm Biên-phiên dịch Quốc gia trao đóng góp cho Chương trình Học bổng Khuyến học Nguyễn Cơ Thạch

Sáng 12/5, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Ban Giám đốc Trung tâm Biên - phiên dịch Quốc gia đã trao khoản đóng góp 10 ...

Đại sứ Nguyễn Vũ Tú: Để diễn ngắn được tốt, cần khổ luyện rất dài

Đại sứ Nguyễn Vũ Tú: Để diễn ngắn được tốt, cần khổ luyện rất dài

Đó là lời khuyên của Đại sứ Nguyễn Vũ Tú, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, với tư cách là diễn giả chính, ...

Nguyễn Cơ Thạch – Người tiên phong trong tư duy lý luận

Nguyễn Cơ Thạch – Người tiên phong trong tư duy lý luận

Lần đầu tiên làm phiên dịch trong chuyến thăm Ba Lan của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) vào cuối năm 1980 giúp ...

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Ai bảo làm phiên dịch là khổ?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Ai bảo làm phiên dịch là khổ?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ những bài học về phiên dịch ngoại giao nhân dịp 75 năm ngày truyền thống của phiên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động