Kịch bản Canada gia nhập Bộ tứ chỉ còn là vấn đề thời gian?

Hồng Phúc
Câu hỏi đặt ra là liệu Canada có thể nắm bắt cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm Bộ tứ và các đối tác khác trong khu vực hay không.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Không lực Hoàng gia Canada lần đầu tiên cùng nhóm Bộ Tứ đã tham gia cuộc tập trận Sea Dragon (Rồng biển), một cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm ở đảo Guam. (Nguồn: Hải quân Mỹ)
Không lực Hoàng gia Canada lần đầu tiên cùng nhóm Bộ tứ tham gia cuộc tập trận Rồng biển ở đảo Guam, tháng 1/2021. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Trong bối cảnh các mối quan ngại gia tăng liên quan đến việc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng quân sự và chính trị tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có nhiều ý kiến thúc giục Canada tham gia một liên minh không chính thức gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, còn được gọi là nhóm Bộ tứ (Quad).

Một thành viên hợp lý

Đầu năm nay, Không lực Hoàng gia Canada lần đầu tiên cùng nhóm Bộ tứ đã tham gia cuộc tập trận Sea Dragon (Rồng biển), một cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm ở đảo Guam.

Nhóm Bộ tứ thường tổ chức các cuộc tập trận quân sự, hội nghị thượng đỉnh bán thường kỳ và thúc đẩy hợp tác trải dài trong nhiều lĩnh vực, từ bảo vệ chuỗi cung ứng đến an ninh mạng, trong khuôn khổ của một thỏa thuận được coi là đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Liên quan đến khả năng Canada được đề nghị chính thức tham gia Bộ tứ, các chuyên gia cho rằng kịch bản này chỉ còn là vấn đề thời gian, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách xây dựng các liên minh toàn cầu để kiềm chế Bắc Kinh.

Thiếu tướng Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu Robert Girrier, hiện là Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương (một viện nghiên cứu chính sách đối ngoại, có trụ sở tại Honolulu), nhận định rằng Canada sẽ là một thành viên hợp lý của Bộ tứ.

Trong khi đó, Phó Đô đốc Canada Mark Norman (đã nghỉ hưu) đồng ý rằng quốc gia Bắc Mỹ này nên trở thành thành viên của Bộ tứ, nhưng chỉ khi Ottawa sẵn sàng đóng góp đáng kể cho hoạt động quốc phòng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cả hai cựu quan chức trên đều bày tỏ lo ngại về việc Bắc Kinh đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tăng cường hiện diện quân sự tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Không chỉ gây ra mối đe dọa cho các tuyến thương mại quốc tế mà Trung Quốc còn đưa các đội tàu cá của mình vào vùng biển của các nước khác. Ông Girrier cho biết: "Đây là những đội tàu cá lớn thường hoạt động giống như các đơn vị bán quân sự”.

Tin liên quan
Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm vụ tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm vụ tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam

Tháng 6/2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam gần các đảo trên Biển Đông. Trước đó một tháng, một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia đã xung đột với một tàu khảo sát của Trung Quốc, ngoài khơi Borneo, khiến Mỹ và Australia phải điều tàu chiến đến khu vực này.

Hồi tháng 3/2021, phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Ottawa, Thứ trưởng Quốc phòng Canada Jody Thomas cho rằng Canada đang “bắn” tín hiệu tới Trung Quốc khi triển khai tàu chiến tới Biển Đông. Đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng đối với thương mại toàn cầu mà Bắc Kinh đang cố tuyên bố chủ quyền bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự.

Trước đó, hồi tháng 10/2020, tàu khu trục HMCS Winnipeg của Canada đã đi qua eo biển Đài Loan.

Trong khi đó, Bộ các vấn đề toàn cầu của Canada (GAC) đã không bày tỏ ý kiến rõ ràng khi được hỏi liệu Canada có tìm cách gia nhập nhóm Bộ tứ hay không.

GAC cho biết Canada làm việc với cả 4 thành viên Bộ tứ để giải quyết những thách thức chung ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

"Trong những năm gần đây, với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương và nhận thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đối với an ninh và thịnh vượng của Canada, Ottawa đã tăng cường sự hiện diện trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng tại khu vực”.

Hay vẫn còn quá sớm

Mặc dù Mỹ có thể quan tâm đến việc Canada tham gia Bộ tứ, nhưng Ấn Độ và Australia lại cho rằng việc này quá sớm. Thiếu tướng Hải quân Ấn Độ đã nghỉ hưu Sudarshan Shrikhande cho hay: “Theo quan điểm của tôi, có lẽ còn hơi sớm để Canada trở thành thành viên của Bộ tứ”.

Ông Shrikhande cho rằng quân đội Canada có thể đóng góp tốt hơn bằng cách tăng cường các hoạt động của mình ở Bắc Cực, nơi Trung Quốc đang có lợi ích cùng với Nga.

“Tôi muốn nói rằng đóng góp của Canada đối với những lo ngại toàn cầu về Trung Quốc sẽ được đặt đúng chỗ thông qua hoạt động tích cực của Canada ở Bắc Cực… vì tôi cảm thấy ý định của Trung Quốc ở Bắc Cực cần được theo dõi và giám sát cẩn thận”.

Trong khi đó, Phó Đô đốc Norman đã phản bác rằng mặc dù Canada cần tăng cường sự hiện diện ở Bắc Cực, nhưng không nên loại trừ việc đóng vai trò tích cực tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thông qua hợp tác với các đồng minh trong Bộ tứ.

Ông Rory Medcalfe, chuyên gia về an ninh châu Á tại Đại học Quốc gia Australia cảnh báo không nên coi Bộ tứ là một “NATO châu Á”. Đây không phải là một liên minh quân sự chính thức với một hiệp ước quốc phòng như NATO, trong đó Điều 5 quy định một cuộc tấn công vào một thành viên của NATO được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên của nhóm này.

Các chuyên gia đang đặt câu hỏi liệu Canada có thể nắm bắt cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm Bộ tứ và các đối tác khác trong khu vực hay không.

Ông Jonathan Berkshire Miller, Giám đốc chương trình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Viện Macdonald Laurier lưu ý rằng chính phủ Canada hiện vẫn chưa đưa ra một chiến lược phác thảo ý định của mình đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Theo ông Miller, chiến lược này sẽ đại diện cho cam kết cấp cao đối với an ninh trong khu vực, có thể sẽ bao gồm cơ chế làm việc với Bộ tứ một cách thường xuyên.

TIN LIÊN QUAN
Canada phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông
Pháp tập trận hải quân với Bộ tứ ngày 5/4, Trung Quốc theo dõi sát sao
'Tài sản lớn nhất của nước Mỹ' dưới thời ông Joe Biden
Bộ tứ, BRICS và cuộc dạo chơi mang tên 'tự chủ chiến lược' của Ấn Độ
Nhật Bản - 'Chiếc mỏ neo' tiềm năng của Bộ tứ
Hậu Thượng đỉnh Bộ tứ: Những điểm nhấn chưa được gọi tên
(theo Globe and Mail)

Đọc thêm

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - Leicester vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/12 và sáng 30/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Singapore; Ngoại hạng Anh - West Ham vs Liverpool...
Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Không phải do thỏa thuận khí đốt giữa Nga-Ukraine hết hạn, quốc gia Balkan vẫn bị khóa nguồn cung, đây là lý do

Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.
Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, ngành nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 70 tỷ USD

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8%.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 Petrovietnam cần bứt phá để trở thành tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 Petrovietnam cần bứt phá để trở thành tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia

Hội nghị Tổng kết Petrovietnam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia.
Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên có Thủ tướng mới, bầu bổ sung loạt quan chức cấp cao, tuyên bố đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ

Triều Tiên đưa ra tuyên bố chiến lược đáp trả mạnh mẽ nhất đối với Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia.
Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran chuẩn bị đối phó khả năng Mỹ tái áp đặt chính sách ‘gây sức ép tối đa’, thắt chặt hợp tác với Trung Quốc

Iran quan ngại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt Tehran.
Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga dùng biện pháp gì để đáp trả gói trừng phạt thứ 15 của EU?

Nga đáp trả gói trừng phạt mới của EU bằng cách mở rộng đáng kể danh sách các quan chức và nước thành viên của khối bị cấm nhập cảnh vào Nga.
Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Vụ rơi máy bay Azerbaijan: Những động thái mới nhất từ các Tổng thống Nga và Ukraine

Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành điều tra 'khách quan và minh bạch' vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tại Kazakhstan.
Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ: Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016.
Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Nga lập kỷ lục xuất khẩu vũ khí, rút khỏi thỏa thuận hợp tác hạt nhân với châu Âu

Tổng giám đốc Công ty Rosoboronexport tuyên bố, danh mục đơn hàng của công ty bán vũ khí quốc gia Nga này vào cuối năm 2024 đã đạt mức kỷ lục trên 57 tỷ USD.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
Phiên bản di động