Kịch bản nào cho Syria sau khi Nga rút quân?

Tổng thống Nga Putin tuyên bố "đã hoàn thành nhiệm vụ" ở Syria, nhưng chiến trường Trung Đông này sẽ đi về đâu nếu không có Nga?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kich ban nao cho syria sau khi nga rut quan
Tổng thống Putin luôn có những toan tính "khó đoán" trong vấn đề Syria. (Nguồn: russia-insider.com)

Các vòng hòa đàm Geneva (Thụy Sĩ) về việc lập lại hòa bình ở Syria cũng như thúc đẩy quá trình chuyển tiếp chính trị tại đây đạt được những thành tựu ban đầu vào cuối tháng Hai vừa qua, khi thỏa thuận ngừng bắn được phe chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và phe nổi dậy tuân thủ. Đến ngày 14/3, Nga bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi chiến trường Syria. Kể từ đó đến nay, có rất nhiều ý kiến đánh giá về những toan tính của Moscow trong động thái rút quân chiến lược này, nhưng nhìn chung đều cho rằng Tổng thống Putin đã rất thực tế khi nói nước Nga đã "hoàn thành nhiệm vụ" ở đây: Nga đã đạt các mục đích đề ra trước khi đưa quân vào Syria trong khi các kịch bản sắp tới ở đất nước này chưa thể gây bất lợi cho Moscow.

Mục đích của Nga

Các cuộc đàm phán và sự xích lại gần đây giữa Nga và Mỹ, cùng với việc Nga rút bớt quân khỏi Syria, cho thấy lợi ích cũng như mục tiêu của Nga và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã không còn hoàn toàn tương đồng. Trong ngắn hạn, Nga quan tâm nhiều hơn tới một kết quả đàm phán tích cực và do đó có thể không quá chú trọng vào việc phải giành được chiến thắng tuyệt đối trên chiến trường giống như chính quyền Assad. Mục tiêu của Nga là làm thay đổi những tính toán chi phí-lợi ích của phe nổi dậy để buộc họ tham gia đàm phán theo hướng có lợi cho ông Assad, chứ không phải là tiêu diệt lực lượng này.

Nếu cuộc chiến ngày càng nghiêng theo hướng có lợi cho cho ông Assad thì có nghĩa là lực lượng nổi dậy ngày càng yếu đi, như vậy, áp lực buộc ông Assad phải đàm phán cũng sẽ giảm. Chính quyền Assad không muốn đàm phán khi chiến thắng đã đến gần. Một lực lượng nổi dậy quá yếu về quân sự cũng sẽ không còn nhiều thực lực để đàm phán, và điều này khiến cho Syria khó có thể đi tới một chính phủ thống nhất hoặc khó xây dựng sự đồng thuận xã hội nhằm tạo nền tảng tốt hơn để đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các lực lượng cực đoan khác. Việc Nga rút quân là nhằm chứng tỏ cho các bên thấy mục đích của Nga chỉ là hỗ trợ nhằm tạo ưu thế trên bàn đàm phán cho ông Assad, chứ không phải nhằm tiến tới một chiến thắng quân sự tuyệt đối ở Syria hay đồn trú quân quy mô lớn lâu dài ở nước này. Từ hình hình này, có thể xem xét một số kịch bản cho Syria như sau:

Ba kịch bản

Kịch bản đầu tiên là một trong các bên ở Syria sẽ giành được chiến thắng tuyệt đối. Như phân tích ở trên, chính quyền Syria của ông Assad - với nhiều thắng lợi liên tiếp gần đây - có khả năng tái chiếm hai thành phố trọng yếu là Aleppo và Raqqa với điều kiện sự hỗ trợ quân sự của Nga tiếp tục được duy trì ở cường độ cao. Tuy nhiên, việc Nga vừa rút quân cộng với sự xích lại gần hơn với Mỹ cho thấy Nga hiện không coi kịch bản này là lựa chọn hàng đầu của mình. Ngoài ra, nếu phe của ông Assad thắng, cuộc chiến chống IS sẽ khó khăn hơn bởi khi đó các nước xung quanh Syria (trừ Iran) như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác sẽ cô lập Syria và không hợp tác trong cuộc chiến chống IS vì không chấp nhận ông Assad.

Kịch bản thứ hai được xem là hợp lý hơn và có thể được các cuộc đàm phán hòa bình về Syria như Hội nghị Geneva xem xét là chính quyền ông Assad vẫn tiếp tục kiểm soát đất nước, nhưng mức độ kiểm soát các khu vực sẽ nới lỏng hơn và tính tự trị của một số khu vực của Syria như khu vực của người Kurd, khu vực của người Sunni sẽ cao hơn. Tuy nhiên, kịch bản này là một kịch bản khó chấp nhận với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và một số nước vùng Vịnh - những nước can dự vào Syria từ sớm với mục tiêu chiến lược là lật đổ ông Assad. Trong khi đó, nếu như trước đây Mỹ cũng coi việc lật đổ chế độ Assad là ưu tiên số một khi can thiệp vào Syria thì trong những tháng gần đây, đặc biệt kể từ sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga, Mỹ đã không đề cập nhiều đến việc tương lai của Syria có gắn với ông Assad hay không.

Kịch bản thứ ba là vẽ lại bản đồ Syria theo hướng liên bang hóa quốc gia này, trong đó phía Nam và Tây Nam có đa số là dân Alawite, người Cơ đốc giáo và người Druze sẽ thuộc chính quyền trung ương Damascus như hiện nay. Phía Bắc sẽ dành cho người Kurd Syria, còn người Sunni ở phía Đông và vùng trung tâm. Mỗi bang (vùng) sẽ có hạ viện và chính phủ tiểu bang riêng. Việc hình thành một nhà nước liên bang Syria thống nhất mà vẫn đảm bảo chế độ của ông Assad có thể sẽ được chính quyền Assad chấp nhận, và nhận được sự đồng thuận từ hai cường quốc chủ chốt là Mỹ và Nga. Trong phương án B được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhiều lần nhắc đến, việc phân chia Syria có thể là một trong những lựa chọn tốt nhất nếu các giải pháp quân sự, ngoại giao như hiện nay tiếp tục bế tắc.

Tuy nhiên, với một khu vực như Trung Đông, việc Syria bị chia nhỏ cũng không đảm bảo được rằng các khu vực mới này sẽ ổn định, giống như ở Yemen hay Libya, khi các tiểu bang tiếp tục ở trong tình trạng bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh địa chiến lược mới giữa các cường quốc (Nga-Mỹ) và các quốc gia tầm trung trong khu vực (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia). 

TNB (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động