Kinh tế khó khăn, Trung Á ngày càng hỗn loạn

Theo nhật báo Sankei của Nhật Bản ngày 3/2, sự hỗn loạn đang ngày càng lan rộng tại những quốc gia Trung Á vốn duy trì chế độ độc tài hơn 20 năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kinh te kho khan trung a ngay cang hon loan
Giá dầu giảm, đồng Ruble mất giá. (Nguồn: Enca.com)

Lao đao theo Nga

Giá dầu thô trên thị trường thế giới hiện ở mức rất thấp và nước Nga phải đối mặt với khả năng bị khủng hoảng kinh tế. Vốn là các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và nền kinh tế nước Nga, những nước trong khu vực Trung Á cũng gặp phải nhiều khó khăn.

Cụ thể, tại Kazakhstan đang xuất hiện ngày càng nhiều hành động chống đối chính phủ bất thường, liên quan tới việc đồng nội tệ của nước này mất giá quá nhanh. Chỉ trong vòng một năm, đồng nội tệ của Kazakhstan mất giá tới 50% so với đồng Dollar. Nền kinh tế của Uzbekistan và Tajikistan, phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ từ lực lượng lao động tại Nga gửi về, cũng đang lao đao do nguồn ngoại tệ giảm, nguyên nhân là bởi nền kinh tế Nga gặp khó và đồng Ruble mất giá.

Tajikistan, nước có nguồn tiền từ lực lượng lao động tại nước ngoài (chủ yếu là tại Nga) gửi về chiếm tới 40% GDP, phải hứng chịu thiệt hại nặng nề khi tổng số tiền lao động gửi về trong năm 2015 giảm tới 40% so với năm 2014. Lượng tiền gửi về Uzbekistan cũng giảm tới 50%. Đồng tiền của Tajikistan mất giá 40%. Tỷ giá chính thức của đồng nội tệ Uzbekistan ổn định, song tỷ giá thực tế tại thị trường đã giảm tới hơn 5%.

Bất ổn xã hội và tầm ngắm của IS

Khó khăn kinh tế một lần nữa khơi dậy sự bất mãn của người dân đối với các chế độ độc tài ở Trung Á, làm tăng khả năng dẫn tới sự mất ổn định xã hội và kích động những tổ chức cực đoan, quá khích.

Tháng 1/2016, tại khu vực miền Nam Kazakhstan, nhiều người dân không thể trả được các khoản vay đã tổ chức kháng nghị cơ quan tài chính. Các cuộc biểu tình chống Chính phủ với sự tham gia của hàng nghìn người cũng nổ ra tại Azerbaijan. Do cơ cấu kinh tế của Kazakhstan và Azerbaijan rất giống nhau nên giới phân tích nhận định rằng những gì đã diễn ra tại Azerbaijan cũng sẽ lặp lại tại Kazakhstan.

Bên cạnh đó, sự bất mãn của người dân tăng cao thì chính quyền lại tăng cường siết chặt quản lý. Theo các hãng truyền thông, Chính phủ Tajikistan trong tháng 1/2016 đã đề nghị Quốc hội nước này xem xét bản Hiến pháp sửa đổi, theo đó dỡ bỏ các rào cản để cho phép đương kim Tổng thống nước này tiếp tục tranh cử. Nếu được thông qua, bản Hiến pháp trên sẽ thừa nhận chế độ Tổng thống suốt đời. Nội dung giảm tuổi để có thể tranh cử Tổng thống trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng được coi là biện pháp để chuẩn bị cho con trai Tổng thống đương nhiệm tranh cử.

Chính quyền Kazakhstan hồi tháng 1/2016 cũng đã quyết định tiến hành bầu cử Quốc hội vào tháng 3 tới - một sự kiện đáng lẽ phải được tiến hành ngay đầu năm 2016. Giới quan sát cho rằng việc lùi thời gian bầu cử nhằm giúp chính quyền củng cố quyền lực trong bối cảnh người dân ngày càng bất mãn.

Nghèo đói cùng với căm ghét chế độ khiến Trung Á là nơi dễ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng xâm nhập. Có thông tin cho biết có tới hàng nghìn người từ Trung Á đã tham gia IS. Hiện nay, IS đang đẩy mạnh các hoạt động tại khu vực miền Bắc Afghanistan, nơi giáp ranh với khu vực Trung Á. Nhiều người lo ngại rằng những yếu tố trên có thể sẽ khiến khu vực Trung Á dần rơi vào vòng ảnh hưởng của IS.

Hằng Phạm (Tổng hợp)

Đọc thêm

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp bảo vệ biển đảo ...
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024.
Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Ngôi sao Lionel Messi đã có 5 pha kiến tạo và một bàn thắng giúp CLB Inter Miami giành chiến thắng 6-2 trước New York RB ở vòng 12 giải ...
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Tỷ lệ sinh chạm mức thấp thất, già hóa dân số báo động, Nhật Bản đang phải đứng trước hàng loạt thách thức về kinh tế, an sinh xã hội.
Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 4/5 tố cáo một loạt vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia ở Đức.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động