"Mổ xẻ" chính sách tái cân bằng của Mỹ ở Đông Nam Á

Liệu Mỹ có tiếp tục thực thi chính sách xoay trục ở Đông Nam Á và coi ASEAN là trọng tâm trong chiến lược này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Chuyến thăm hướng đến tương lai quan hệ Việt – Mỹ
mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Mỹ-ASEAN: Để phát triển phải mở rộng nền tảng hợp tác

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế cấp cao Peter Chalk, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu phi lợi nhuận RAND đã phần nào đưa ra câu trả lời trong bài viết vừa đăng tải trên trang mạng Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI).

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a
Ảnh minh họa: Chính sách “tái cân bằng ở châu Á” được công bố vào tháng 1/2012 (Nguồn: VOV)

Mỹ từng có mặt ở Đông Nam Á trong một thời gian dài. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đánh giá đây là một khu vực có tầm quan trọng đáng kể, là nơi để ngăn chặn mối đe dọa chiến lược từ Liên Xô lúc đó. Tuy nhiên, mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực này đã giảm đi sau khi Liên Xô sụp đổ và các điểm nóng khác cấp bách hơn nổi lên ở Tây Âu, Trung Đông và Đông Bắc Á.

Can dự có kế hoạch

Tổng thống Barack Obama chính thức công bố chính sách “tái cân bằng ở châu Á” vào tháng 1/2012. Đây được coi là sự "xoay trục" của Washington, với nhận thức rõ ràng về sự cần thiết phải củng cố quan hệ với các quốc gia đối tác trong khu vực. Với chính sách đó, Mỹ hiểu rằng cần phải tận dụng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của những nước này để xây dựng một mạng lưới đồng minh và đối tác nhằm duy trì và củng cố trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết hiệu quả các thách thức trong khu vực.

Mỹ đã theo đuổi bốn lĩnh vực hợp tác chính với nhiều cam kết song phương và đa phương với các nước Đông Nam Á như hỗ trợ sự phát triển của Cộng đồng ASEAN; Hỗ trợ cải cách quốc phòng và tái cơ cấu; Tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ thảm họa nhân đạo; Hỗ trợ đối phó với nguy cơ khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Sự can dự có kế hoạch này thể hiện việc Mỹ đánh giá ngày càng cao tầm quan trọng của ASEAN như một khối thống nhất.

Tuy nhiên, sự quan tâm này cũng liên quan khá nhiều đến sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cụ thể là những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và các nguy cơ từ sự bành trướng này đối với tự do hàng hải trên một trong những tuyến đường năng lượng và thương mại hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới.

Kế hoạch thiếu vững chắc?

Chiến lược xoay trục mang lại cho Mỹ cơ hội về địa chiến lược và về thể chế, giúp Washington cân bằng và bù đắp các “thiệt hại” trước những ảnh hưởng ngày một tăng trong khu vực của Trung Quốc. Song nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch tái cân bằng của Mỹ thiếu vững chắc và đặt câu hỏi liệu Washington có thể kiềm chế sự hung hăng của Bắc Kinh, nhất là trong vấn đề Biển Đông, bằng cách tích cực can dự vào châu Á.

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a
Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN tại Mỹ. (Nguồn: AP)

Thực tế là hiện nay Trung Quốc vẫn chưa hề có bất kỳ nỗ lực cụ thể nào trong việc giải quyết các tranh cãi về chủ quyền trên Biển Đông đối với một số quốc gia ven biển như Philippines. Trong khi đó, Bắc Kinh dường như lại đang theo đuổi một lập trường ngày càng quyết đoán, liên tục có các hành động đơn phương gây tranh cãi nhằm khẳng định và củng cố quyền kiểm soát đối với tất cả vùng lãnh thổ trong phạm vi cái mà Trung Quốc gọi là "đường chín đoạn".

Do đó, không ít người nhận định chính sách xoay trục của Mỹ thực tế đã thất bại trong việc bảo đảm Trung Quốc trỗi dậy với vai trò là “đối tác có trách nhiệm” nhằm củng cố và duy trì trật tự vốn có trong khu vực.

Vấn đề cốt lõi đang đặt ra là liệu Mỹ có tiếp tục thực thi chính sách coi ASEAN là trọng tâm trong chiến lược can dự vào châu Á nữa hay không? Cuối năm nay, có thể một tổng thống không thuộc đảng Dân chủ sẽ nắm quyền điều hành nước Mỹ, do đó, ưu tiên của Washington có thể sẽ thay đổi và trở lại tập trung phối hợp giải quyết những điểm nóng ở Trung Đông và châu Âu.

Ngay cả trong trường hợp các chính đảng không làm chệch hướng chính sách xoay trục ở Đông Nam Á thì họ cũng bị hạn chế về ngân sách. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng có thể cản trở đáng kể việc triển khai các hạng mục đầu tư lớn và cần thiết để tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á.

Nếu tiếp tục duy trì chính sách này, rõ ràng thách thức lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt sẽ là thuyết phục Trung Quốc rằng việc Washington quay trở lại Đông Nam Á không phải để ngăn chặn Bắc Kinh, mà là để khôi phục và tăng cường quan hệ đối tác tại một trong những khu vực quan trọng của thế giới.

Để đạt được điều này, Mỹ có thể tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực cứu trợ thảm họa tự nhiên và an ninh xuyên quốc gia nhằm mang lại sự tự tin cần thiết để giải quyết vấn đề nhạy cảm ở Biển Đông.

Cụ thể hơn, Washington nên thể hiện với Bắc Kinh rằng chính phủ hai nước có nhu cầu chung là hợp tác để đối phó với một loạt mối đe dọa toàn cầu, nhất là các thách thức xuyên biên giới đang hiện hữu ở Đông Nam Á. Sự hợp tác này sẽ khó đạt hiệu quả trong một môi trường tồn tại cạnh tranh quyền lực giữa hai bên tại khu vực. 

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Bữa tiệc nghệ thuật của thiếu nhi ASEAN

Gala nghệ thuật Liên hoan thiếu nhi ASEAN đã được tổ chức tại Hà Nội vào tối 1/6. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc ...

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Thúc đẩy hợp tác Kết nối ASEAN

Từ 29-30/5, tại Manado (Indonesia) diễn ra Cuộc họp lần thứ 2/2016 của Uỷ ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC) và các cuộc họp liên quan.

mo xe chinh sach tai can bang cua my o dong nam a Thủ tướng Malaysia: ASEAN cần tích cực xây dựng COC

“Trong tương lai, chúng ta sẽ tiếp tục dựa vào các biện pháp ngoại giao và đối thoại để giải quyết hòa bình các khác ...

Hằng Phạm (tổng hợp)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào.
Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Khả năng của Nga trong việc đáp trả phương Tây tịch thu tài sản đóng băng đã bị xói mòn do đầu tư nước ngoài ngày càng giảm.
Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Sau một thời gian sử dụng, bạn muốn đổi tên Facebook cá nhân nhưng chưa biết phải làm sao. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách đổi tên ...
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động