Mong manh tham vọng lập quốc của người Kurd

Cuộc trưng cầu ý dân về lập quốc của người Kurd tại Kurdistan ngày 25/9 có thể mang lại những hệ lụy nguy hiểm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd Mỹ cảnh báo chính quyền người Kurd ở Iraq về trưng cầu ý dân
mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd LHQ hối thúc chính phủ Iraq và người Kurd đàm phán ngay lập tức

Ngày 18/9, chính quyền Khu tự trị người Kurd ở Iraq đã thông báo tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của người Kurd diễn ra theo đúng kế hoạch tuần tới, bất chấp sự phản đối của Chính quyền Iraq, cũng như các quốc gia có đông cộng đồng người Kurd sinh sống như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Động thái này có thể mang đến những hệ quả nghiêm trọng đối với tương lai người Kurd ở Iraq, cũng như an ninh của khu vực.

Là nhóm sắc tộc lớn thứ tư ở khu vực Trung Đông với dân số khoảng 30 triệu người, nhưng người Kurd chưa bao giờ có một nhà nước của riêng mình. Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, cộng đồng người Kurd sinh sống tại vùng đất Kurdistan này đã bị phân chia ra bốn quốc gia là Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hàng thập kỷ qua, họ đã phát động nhiều chiến dịch đòi quyền độc lập hoặc tự trị cho cộng đồng của mình. Tuy nhiên, phải đến những năm 90 của thế kỷ trước, cộng đồng người Kurd tại Iraq với khoảng 5 triệu dân mới được hưởng quy chế tự trị riêng trong một thỏa thuận với chính phủ nước này.

Kể từ đó, Kurdistan đã nhận được không ít đặc quyền như có quân đội và quốc hội riêng. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ, bởi nhiều người Kurd muốn có sự độc lập của Chính phủ Khu vực Người Kurd (KRG). Cuộc trưng cầu dân ý ngày 25/9 tới được kỳ vọng sẽ biến giấc mơ này trở thành hiện thực.

mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd
Nguời Kurd biểu tình ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân về lập quốc tại thành phố Beirut, Lebanon. (Nguồn: AP)

Khi người Kurd cô đơn

Tuy nhiên, hạnh phúc chẳng tày gang, động thái này đã không nhận được sự ủng hộ của các nước, đặc biệt là quốc gia có đông cộng đồng người Kurd sinh sống.

Về phần mình, Chính quyền Iraq lo ngại cuộc trưng cầu dân ý sẽ phá vỡ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, trong bối cảnh các lực lượng Iraq đang đẩy nhanh cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, trong đó có nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Quốc hội Iraq cũng đã bỏ phiếu phản đối cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu vực người Kurd ở Iraq.

Ngày 14/9, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran Mohammad Baqeri và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tướng Hulusi Akar đã cảnh báo về “những hậu quả” của cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của khu tự trị người Kurd ở Iraq. 5 ngày sau, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Tổng thống Recep Erdogan cũng nhận định cuộc trưng cầu này sẽ tạo ra các “xung đột mới” tại Trung Đông. Trong trường hợp người Kurd bạo loạn, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra sẽ không nhân nhượng – bằng chứng là nước này đã tổ chức tập trận xe tăng ngày 18/9 vừa qua ngay tại cửa khẩu Habur, gần Kurdistan.

Liên đoàn Arab (AL) cũng đã phản đối cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của chính quyền khu tự trị người Kurd ở Iraq và nhất trí thông qua một nghị quyết bác bỏ cuộc trưng cầu ý dân này.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Washington quan ngại cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của chính quyền khu tự trị người Kurd là “sai lầm nghiêm trọng”, gây bất lợi cho Iraq và kéo theo các bất ổn trong khu vực, qua đó làm gia tăng căng thẳng giữa các cộng đồng sắc tộc.

Trong khi đó, LHQ hối thúc nhà lãnh đạo người Kurd ở Iraq Massud Barzani từ bỏ kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu ý dân và tham gia tiến trình đàm phán với chính quyền Baghdad cnhằm đạt được một thỏa thuận giữa hai bên.

mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd
Bản đồ về các khu vực có người Kurd sinh sống. (Nguồn: CIA)

Thách thức trước mắt

Mặc dù ông Massud Barzani tuyên bố sẽ đối thoại với Chính quyền Baghdad sau cuộc trưng cầu ý dân, nhưng một khi kết quả được công bố, người Kurd vẫn sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Đầu tiên, KRG cần nỗ lực đoàn kết các nhóm trong nội bộ lực lượng dân quân người Kurd (Peshmerga), khi một phần ủng hộ đảng Người Kurd Dân chủ (KDP) cầm quyền ở KRG, trong khi phần còn lại ủng hộ đảng Liên minh Ái quốc Người Kurd đối lập.

Thứ hai, KRG cần phục hồi nền kinh tế của Kurdistan, vốn đang gặp khó khăn khi nguồn thu từ dầu mỏ đã sụt giảm đáng kể, do chi phí cho cuộc chiến chống IS trong khi giá dầu vẫn ở mức thấp.

Cuối cùng, người Kurd trong khu vực sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cô lập, thậm chí là chiến tranh khi đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia láng giềng.

Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng người Kurd cần thận trọng với kế hoạch của mình. Việc không có nền tảng vững chắc và phải đối mặt với nhiều khó khăn sẽ đe dọa tới sự duy trì và phát triển của dân tộc này. Đáng quan ngại hơn, quyết định trưng cầu ý dân về lập quốc của cộng đồng người Kurd tại Iraq có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc nội chiến mới trong khu vực.

mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd Mỹ kêu gọi người Kurd tại Iraq hủy trưng cầu ý dân

Ngày 15/9, Mỹ đã kêu gọi cộng đồng người Kurd tại Iraq hủy bỏ kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về độc lập ...

mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt hàng chục tay súng người Kurd

Ngày 9/9, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã tiêu diệt 99 tay súng người Kurd trong một loạt hoạt động truy quét tại ...

mong manh tham vong lap quoc cua nguoi kurd Thổ Nhĩ Kỳ đập tan âm mưu đánh bom của PKK

Các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn một âm mưu đánh bom của các tay súng thuộc đảng Công nhân người ...

Hòa Bình

Đọc thêm

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động