Mỹ: “Bộ quần áo mới của Hoàng đế” và một cuộc ra đi

Hầu như các quan chức đều rời chính quyền Donald Trump với một sự ê chề nào đó. Chỉ có một số ít quan chức chủ động lựa chọn cách ra đi. James Mattis là một trong số những người này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de ​Nhà Trắng: Chẳng có gì bất thường khi các thành viên nội các từ chức
tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de Tổng thống Mỹ muốn Bộ trưởng Quốc phòng J. Mattis từ chức sớm

Bộ trưởng Mattis chọn cách từ chức

Trước khi Bộ trưởng Mattis tuyên bố từ chức, mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Trump đã có một khởi đầu tốt đẹp. Mattis lần đầu gặp Trump tại câu lạc bộ golf ở Bedminster, New Jersey, hồi trung tuần tháng 11/2016 để thảo luận với Tổng thống đắc cử về vị trí lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Tổng thống Mỹ sau đó đã trao đổi với báo giới về cuộc gặp này và hết lời ca ngợi Mattis là “một người thông minh và tuyệt vời”. Ông Trump thích phong cách thẳng thắn của ông Mattis và trước khi mối quan hệ này phai nhạt, hai người được cho là khá gần gũi.

tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de
Ông Trump thích phong cách thẳng thắn của ông Mattis (phải) và trước khi mối quan hệ này phai nhạt, hai người được cho là khá gần gũi. (Ảnh: TNS)

Năm 2003, trong cuộc chiến Iraq, James Mattis đã giải thích trong bức thư điện tử gửi cho các sỹ quan cấp dưới rằng, vì sao việc đọc kỹ lịch sử chiến tranh có thể giúp đảm bảo sinh mạng cho nhiều binh sỹ Mỹ trên chiến trường. Trái lại, ông Trump là người chẳng mấy quan tâm tới việc tham khảo các tài liệu, ngoại trừ có lẽ là những nội dung được viết ra bởi những lực lượng ủng hộ nòng cốt. Khi còn là ứng cử viên tổng thống, ông Trump cho biết ông thường đọc thông tin về các vấn đề quân sự từ “các show tin tức” trên kênh truyền hình Fox News và xem đó là nguồn tóm tắt thông tin chính.

Những khác biệt giữa Tổng thống Trump và Bộ trưởng Mattis không chỉ dừng ở cách họ thu nhận thông tin. Mâu thuẫn giữa hai người đại diện do những rạn nứt tất yếu giữa một bên là các quan chức chính quyền đánh giá cao các đồng minh quốc tế của Mỹ và những người, cũng giống như Trump, không coi trọng những mối quan hệ kiểu này.

Nhiều người đã ra đi trước Bộ trưởng Quốc phòng Mattis. Cựu cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, người hiểu rõ những đồng minh và cam kết của Mỹ, đã sát cánh cùng lực lượng đồng minh trong các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Ông cũng dẫn đầu cuộc đấu tranh trong chính quyền kêu gọi Tổng thống không rút quân khỏi Afghanistan - một mục tiêu mà Tổng thống Trump về cơ bản luôn hướng tới. Tuy nhiên, Mattis là quan chức cấp cao có thời gian tại nhiệm lâu nhất chuẩn bị ra đi tính tới thời điểm này và việc ông từ chức, về cơ bản là bắt nguồn từ cách Trump đối xử với các liên minh quốc tế của Mỹ.

Ông Trump tin rằng, các đồng minh lâu đời của Mỹ đã nhiều lần “lợi dụng” Mỹ thay vì đóng góp cho trật tự thế giới và giúp Mỹ duy trì vị thế siêu cường số một. Cùng lúc đó, Trump tuyên bố về “cảm tình” đối với nhà lãnh của Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin, những đối thủ lâu năm của Mỹ. Những điều này, tất nhiên chẳng có ý nghĩa gì và việc Bộ trưởng Mattis từ chức càng nhấn mạnh tới thực tế rằng, ông Trump có gì đó giống vị vua trong câu chuyện cổ Andersen “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”.

Năm 1969, Mattis tham gia lực lượng thủy quân lục chiến dự bị Mỹ khi mới chỉ 18 tuổi, đúng thời điểm cao trào của Chiến tranh Việt Nam. Ông tốt nghiệp vào năm 1971 với quân hàm thiếu úy. Trong những năm sau đó, Mattis dần thăng tiến và trở thành một cá nhân nổi bật trong quân ngũ. Sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, Mattis đã chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của thủy quân lục chiến tiến hành các cuộc đột kích bằng trực thăng mạnh mẽ nhất trong lịch sử Mỹ tại Kandahar, phía Nam Afghanistan, nơi được xem là thủ phủ của Taliban. Năm 2006, Mattis đã cùng với Tướng David Petraeus soạn thảo tài liệu huấn luyện chống chiến tranh du kích kiểu mới cho quân đội Mỹ, một ấn phẩm có sức ảnh hưởng lớn trong quân đội và giới an ninh quốc gia.  

Mattis được bổ nhiệm làm chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương (CENTCOM) vào tháng 8/2010 dưới Chính quyền Barack Obama, chịu trách nhiệm giám sát các chiến dịch quân sự tại Trung Đông, trước khi bị sa thải hồi tháng 3/2013 do bất đồng với Chính quyền trong vấn đề Iran. Kinh nghiệm đau thương từ sau việc bị đột ngột miễn nhiệm có thể đã khiến Bộ trưởng Mattis lựa chọn cách từ chức.

Giọt nước tràn ly

Đội ngũ quan chức của Tổng thống Trump và Bộ trưởng Mattis có nhiều bất đồng lớn ngay từ đầu trong các vấn đề liên quan đến nhân sự và chính sách. Ông Mattis muốn bổ nhiệm những quan chức có kinh nghiệm và khả năng vào các vị trí hàng đầu trong Lầu Năm Góc. Ông muốn Mary Beth Long, cựu quan chức CIA từng đảm nhận các vị trí cấp cao dưới thời Tổng thống George W. Bush, làm trợ lý Bộ trưởng phụ trách chính sách.

Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử tổng thống, bà Long từng ký vào bức thư phản đối Trump có tên "Never Trump" (tạm dịch: “Không bao giờ là Trump”) và đó là lý do bà bị từ chối. Mattis sau đó muốn bổ nhiệm Ann Patterson, một nhà ngoại giao Mỹ vừa nghỉ hưu song Nhà Trắng lại một lần nữa phản đối dự định này, bởi vì khi còn là Đại sứ Mỹ tại Ai Cập, Patterson từng có những liên hệ đặc biệt với chính quyền Hồi giáo dân cử của Tổng thống Mohammed Morsi, một thực tế khiến nhiều quan chức và những người ủng hộ Tổng thống Trump hoài nghi bà.

tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ rời nhiệm sở vào đầu năm 2019. (Nguồn: Reuters)

Tháng 6/2017, ông Trump hoan nghênh việc Saudi Arabia dẫn đầu chiến dịch bao vây nước láng giềng Qatar, một đồng minh của Mỹ. Từng chỉ huy CENTCOM, Bộ trưởng Mattis hiểu rõ rằng, căn cứ ở nước ngoài quan trọng nhất mà Mỹ có là Căn cứ Không quân Al Udeid tại Qatar. Đây không chỉ là trụ sở “tiền tuyến” của CENTCOM mà còn là nơi các lực lượng phối hợp và thảo luận việc triển khai chiến dịch chống IS. Căn cứ này trải dài hàng dặm tại vùng sa mạc của Qatar và là nơi khoảng 11.000 binh sỹ Mỹ đang đồn trú. Trump dường như không hiểu hoặc không quan tâm tới những điều này khi lên tiếng hoan nghênh quyết định của Riyadh. Và ông Mattis tất nhiên cực lực phản đối hành động của người đứng đầu Nhà Trắng.

Không dừng ở đó, chính sách đối ngoại “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đã được đẩy mạnh trong suốt năm vừa qua, càng khiến căng thẳng giữa ông với Bộ trưởng Quốc phòng thêm sâu sắc. Cách hành xử của Tổng thống Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada, cùng cáo buộc nhằm vào Thủ tướng Justin Trudeau sau đó; việc công khai mâu thuẫn với các đồng minh NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ, trong khi lại tỏ thái độ gần gũi và hào hứng với Vladimir Putin là hoàn toàn trái ngược với quan điểm ủng hộ NATO lâu nay của James Mattis.

Mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và Bộ trưởng Mattis lộ rõ những rạn nứt hồi tháng 10 vừa qua khi Tổng thống Mỹ bóng gió trong chương trình “60 Minutes” của CBS rằng, Bộ trưởng Mattis là “kiểu người của phe Dân chủ”.

Giọt nước đã tràn ly sau quyết định mà Tổng thống Trump đưa ra hồi tuần trước về việc rút 2.000 binh sỹ Mỹ khỏi Syria, một “món quà Giáng sinh sớm” cho những kẻ thù của Mỹ như nhà lãnh đạo độc tài Bashar al Assad cùng các đồng minh thân thiết là Nga và Iran, cũng như những nhóm chân rết của IS và al-Qaeda tại Syria. Quyết định này đã đẩy lực lượng người Kurd, vốn đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống IS dưới danh nghĩa chiến dịch do Mỹ dẫn đầu, trước nguy cơ bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Nói một cách đơn giản, quyết định của Trump đe dọa bỏ rơi các đồng minh trên chiến trường, và là một nhân tố “đủ” để khiến Mattis quyết định ra đi.

Sau đó là những thông tin về kế hoạch rút khoảng 7.000 binh sỹ Mỹ khỏi Afghanistan, khoảng một nửa số quân đồn trú tại đây. Đây chắc chắn không phải là một tin tức chính trị có ích với chính quyền đang chật vật tại Kabul, nhất là trước thềm cuộc bầu cử tổng thống quan trọng vào năm tới và cũng không phải là điều mà các nước láng giềng đang chìm trong bất ổn của quốc gia này muốn đón nhận.

Ai sẽ đồng hành cùng Tổng thống Trump

Những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn kế nhiệm Mattis cần cân nhắc kỹ các quyết định đơn phương và đột ngột của Tổng thống Trump về Syria và Afghanistan và cần tự hỏi xem liệu họ có muốn là một phần của sự hỗn loạn chưa có hồi kết này hay không.

Đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Trump hiện nay gồm các cố vấn nhiều khả năng sẽ đồng hành với ông trong một thời gian dài như Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, Ngoại trưởng Mike Pompeo, cố vấn Trung Đông Middle East Jared Kushner và Heather Nauert – người được bổ nhiệm làm Đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc. Trong vòng quyền lực của Tổng thống Trump, những cá nhân độc lập về quan điểm gần như sẽ không có chỗ đứng.

tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de Chính quyền Mỹ: Khi các nhạc công không chơi cùng bản nhạc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis quyết định rời chính quyền Mỹ ngày 20/12 có lẽ là cú sốc với nhiều người, với Tổng ...

tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều trần về các quyết định rút quân của ông Trump

Ngày 21/12, Thượng nghĩ sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham kêu gọi lập tức tổ chức một cuộc điều trần về quyết định của Tổng ...

tong thong trump giong vi vua trong bo quan ao moi cua hoang de Ai sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Sự ra đi của ông Mattis giữa những bất đồng về chính sách với Tổng thống Donald Trump đặt ra câu hỏi về người có ...

(theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân vẫn cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt và dự Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt và dự Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ bà con cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Vân Nam, Trung Quốc.
Tiền vệ Martin Odegaard bí mật làm đám cưới với bạn gái

Tiền vệ Martin Odegaard bí mật làm đám cưới với bạn gái

Theo truyền thông Na Uy, tiền vệ Martin Odegaard đã âm thầm tổ chức lễ cưới với cô bạn gái Helene Spilling đang mang thai.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động