TIN LIÊN QUAN | |
Liên minh châu Âu ra điều kiện để cho phép Anh hoãn Brexit | |
Tranh cãi thương mại "âm ỉ" giữa EU - Mỹ có nguy cơ leo thang |
Mỹ cảnh báo cứng rắn tới Liên minh châu Âu về các kế hoạch quốc phòng của khối này. (Nguồn: EPA - EFE) |
Theo hãng tin AFP, cảnh báo được đưa ra trong bức thư ngày 1/5 của hai quan chức quốc phòng cao nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini liên quan đến Quỹ quốc phòng châu Âu (EDF) trị giá 13 tỷ Euro (14,6 tỷ USD) được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua hồi tháng trước và hiệp ước hợp tác quốc phòng EU có tên gọi PESCO.
Thư nêu rõ "Dự thảo quy định EDF và các điều kiện chung của PESCO thể hiện sự trái ngược rõ rệt đối với tiến trình hội nhập gia tăng trong suốt 3 thập kỷ qua trong lĩnh vực phòng thủ xuyên Đại Tây Dương".
Bức thư cảnh báo những quy định đề xuất đó "sẽ không chỉ làm hỏng mối quan hệ mang tính xây dựng giữa NATO và EU mà hai bên cùng vun đắp trong nhiều năm qua mà còn có thể làm quay ngược thời gian trở lại các cuộc thảo luận gây chia rẽ giữa hai bên về các sáng kiến phòng thủ của EU 15 năm trước đây".
Cụ thể, Mỹ quan ngại quy định dự thảo trong EDF có thể ngăn chặn các đồng minh nước thứ 3 như Mỹ khỏi các dự án châu Âu.
Ngoài bức thư cảnh báo trên, Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland cũng gửi kèm một bức thư yêu cầu bà Mogherini hồi đáp trước ngày 10/6/2019 và cảnh báo khả năng Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả.
Phát biểu với báo giới về bức thư từ phía Mỹ, bà Mogherini cho biết EU đang chuẩn bị hồi đáp "rõ ràng và trọn vẹn", đồng thời nhấn mạnh EU sẽ luôn mở cửa đối với các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ.
Bà khẳng định hiện tại EU mở rộng cửa đối với các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ hơn sự tiếp nhận của thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp EU. Cụ thể, bà Mogherini nêu rõ tại EU không có quy định "chỉ mua hàng châu Âu" và khoảng 81% các hợp đồng quốc tế thuộc về các doanh nghiệp Mỹ tại châu Âu.
Các nước EU đã triển khai PESCO từ cuối năm 2017 trong nỗ lực cân bằng chi tiêu quốc phòng chênh lệch ở mức cao giữa các nước thành viên. Theo thỏa thuận này, các nước hợp tác trong các dự án phát triển các thiết bị quân sự mới như máy bay chiến đấu và máy bay không người lái cũng như các hệ thống hỗ trợ như bệnh viện quân y và các trung tâm huấn luyện.
Tuy nhiên, hiện dự thảo quy định EDF và những điều kiện chung của PESCO vẫn là vấn đề gây chia rẽ giữa các nước trong khối EU. Một nhóm nước do Pháp dẫn dầu muốn thiết lập các quy định chặt chẽ hướng đến mục tiêu cải thiện hợp tác giữa các nước châu Âu, chấm dứt sự phụ thuộc lâu nay vào Mỹ để đảm bảo an ninh lục địa này.
Trong khi đó, một nhóm các nước khác do Hà Lan và Thụy Điển dẫn đầu có quan điểm châu Âu không nhất thiết gạt bỏ mối quan hệ hợp tác lâu đời với các cường quốc mạnh về quốc phòng như Mỹ.
| EU có thể đáp trả nếu Mỹ áp thuế ô tô mới Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom cho biết, liên minh này đang hoàn thiện danh sách hàng hóa của ... |
| Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật, Mỹ - EU: Trận chiến chung, đối thủ riêng Trong các cuộc đàm phán thương mại, Tổng thống Donald Trump vốn là một tỷ phú nên ông quá lọc lõi. Với những "tay chơi" ... |
| EU đã lên danh sách khoảng 20 tỉ Euro hàng nhập khẩu từ Mỹ để áp thuế Ngày 12/4, nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một danh sách các mặt hàng nhập ... |