Mỹ - Iran. Doạ, ép, đe chứ không chiến

Dịch Dung
TGVN. Nhìn vào biểu hiện bề ngoài, căng thẳng và đối địch giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục leo thang. Binh lính, vũ khí và thiết bị chiến tranh của Mỹ vẫn tiếp tục dồn đổ về vùng Vịnh, được triển khai và bày trận ở ngay trước cửa ngõ của Iran.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my iran doa ep de chu khong chien Mỹ cấm nhưng Iran vẫn "cứ"
my iran doa ep de chu khong chien Ông Trump khẳng định "muốn nhận một cuộc điện thoại" từ Iran
my iran doa ep de chu khong chien
Ở cả hai phía, lý trí hiện vẫn chế ngự được tình cảm, suy tính tỉnh táo vẫn lấn át được mê hoặc. Nhưng căng thẳng và đối địch càng leo thang và kéo dài thì nguy cơ động thái nhỏ dẫn đến đột biến lớn càng tiềm tàng. (Nguồn: Digital Trends News)

Đã có ngay những động thái mà tác động của chúng trong thực chất là đổ thêm dầu vào ngọn lửa bất hoà hiện tại trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran như 4 con tầu chở dầu bị hư hại mà Saudi Arabia cho rằng đã bị phá hoại, không quân Saudi Arabia không kích dữ dội thủ đô Saana của Yemen để trả đũa vì Saudi Arabia cho rằng Iran hối thúc phiến quân người Houthi ở Yemen tấn công Saudi Arabia. Tức là không phải hoặc chưa phải Mỹ bị Iran tấn công mà đồng minh của Mỹ bị đồng minh của Iran tấn công, đủ để cho Mỹ sử dụng làm cớ mà tiến hành những chiến dịch quân sự nhằm vào Iran.

Chẳng phải tổng thống Mỹ Donald Trump biện minh cho quyết định điều binh khiển tướng đến vùng Vịnh vì có được tin và chứng cứ là Iran hoặc đồng minh của Iran tiến hành tấn công vào những lợi ích của Mỹ hay của đồng minh của Mỹ ở khu vực này hay sao? Nếu Mỹ không tạo cớ để tấn công Iran thì đâu có thiếu gì kẻ khác ở ngay trong khu vực sẵn sàng, thậm chí có thể đã hiện lại đang tìm cách tạo cớ để đẩy Mỹ vào tình thế tiến hành tấn công Iran.

Chiến tranh giữa hai bên hoặc ít nhất thì cũng là đụng độ vũ trang sẽ xảy ra khi Mỹ có chủ ý thực sự, tức là Mỹ không cần đến ai khác giúp tạo cớ mà tự dựng nên cớ - như đã làm để phát động cuộc chiến tranh ở Iraq hồi năm 2003. Chiến tranh sẽ xảy ra khi Iran tấn công quân đội Mỹ ở khu vực. Chiến tranh sẽ xảy ra nếu Eo biển Hormuz bị phong toả.

Chiến tranh sẽ xảy ra khi bên này hay bên kia trong hai bên có hiểu nhầm hoặc suy xét sai từ động thái do kẻ thứ ba nào đó gây ra với dụng ý xô đẩy Mỹ và Iran vào cuộc đụng độ vũ trang. Mỹ hay Iran khơi ngòi chiến tranh còn phụ thuộc rất quyết định vào việc phe diều hâu hay phái bồ câu ở hai nước thắng thế.

my iran doa ep de chu khong chien

Đối sách kép của Tehran

Liệu việc Mỹ đưa một loạt các vũ khí tối tân áp sát Iran có phải là một chiêu "khích tướng" buộc Tehran phải có .

Nước Mỹ năm 2019 và nước Mỹ năm 2003, Iraq cùng khu vực khi xưa và Iran cùng khu vực hiện tại khác biệt nhau rất cơ bản. Vì thế, giữa Mỹ và Iran giờ sẽ gần như không có khả năng xảy ra chiến tranh như hồi năm 2003 giữa Mỹ và Iraq. Ở đây sử dụng cụm từ "gần như" để cho kín kẽ thôi chứ trên thực tế nếu chỉ cứ như hiện tại thì Mỹ và Iran chủ doạ nhau, ép nhau, răn đe lẫn nhau chứ không chiến tranh với nhau.

Xưa nay bao giờ cũng vậy, gây chiến thì dễ chứ chiến thắng và chấm dứt chiến tranh lại rất khó. Afghanistan từ năm 2001 và Iraq từ năm 2003 hay như Libya từ năm 2011 đến nay đâu đã phải xong chuyện chiến tranh đối với Mỹ. Ông Trump lại là người từ khi còn vận động tranh cử tổng thống Mỹ đã nhiều lần tỏ quan điểm thái độ không muốn Mỹ tiến hành chiến tranh ở bên ngoài và cam kết chấm dứt những cuộc chiến tranh mà các người tiền nhiệm đã tiến hành ở bên ngoài nước Mỹ. Người này thù ghét Iran nhưng không chủ ý dùng chiến tranh hay xung đột quân sự để xử lý quan hệ của Mỹ với Iran như bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo hay cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Việc ông Trump điều động lực lượng quân đội cà vũ khí hùng hậu đến vùng Vịnh chắc là kết quả tác động và thuyết phục của hai người kia trong khi việc ông Trump tuyên bố "chỉ cần lãnh đạo Iran gọi điện thoại" chắc chắn khiến họ hậm hực. Có thể thấy qua đó là ông Trump đã nghe theo hai người kia nhưng tới đây rồi lại rất có thể sẽ quyết khác.

Khi xưa, Mỹ có đồng minh và đối tác nghe theo Mỹ cùng tiến hành chiến tranh ở Afghanistan. Bây giờ, những đồng minh quan trọng nhất trong số những đồng minh ấy đều không muốn cùng Mỹ gây chiến tranh với Iran. EU bất hoà sâu sắc với Mỹ và ngay đến cả Iraq cũng đã tuyên bố không đồng ý để cho Mỹ sử dụng lãnh thổ tiến hành chiến tranh với Iran.

Trong nhìn nhận của thế giới bên ngoài, tổng thống Iran Hassan Rohani được coi là ôn hoà và cải cách trong khi giáo chủ Ali Khamenei bị xếp vào diện cứng rắn và bảo thủ. Phía Iran đáp trả những biện pháp chính sách của Mỹ một cách tự tin và ngang bằng, không để bị lép vế và bị coi là yếu thế, cho dù bị Mỹ gây khó khăn và khó xử không hề nhỏ. Ông Rohani cho biết là Iran sẽ không đàm phán với Mỹ chừng nào Mỹ chưa trở lại thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran (JCPOA), tức là sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhưng có điều kiện mà lại là điều kiện mà ông Trump làm sao có thể chấp nhận được. Đồng thời, giáo chủ Khamenei cũng đích thân khẳng định là "không đàm phán và cũng không chiến tranh với Mỹ". Trong bối cảnh tình hình hiện tại như thế giữa Mỹ và Iran cũng như ở vùng Vịnh, không để xảy ra chiến tranh có lợi về mọi phương diện cho Iran nhiều hơn rất nhiều so với có lợi cho Mỹ.

Ở cả hai phía, lý trí hiện vẫn chế ngự được tình cảm, suy tính tỉnh táo vẫn lấn át được mê hoặc. Nhưng căng thẳng và đối địch càng leo thang và kéo dài thì nguy cơ động thái nhỏ dẫn đến đột biến lớn càng tiềm tàng. Chuyện vùng Vịnh vẫn rất đáng để lo ngại sâu sắc chính vì thế.

my iran doa ep de chu khong chien

Quan hệ Mỹ - Nga: Sứ mệnh chưa thể khả thi

Mỹ và Nga giờ đã có thể kiến tạo lại quan hệ hai nước. Có thể chờ đợi gì ở kết quả chuyến công du ...

my iran doa ep de chu khong chien Căng thẳng Mỹ - Iran: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại

Việc Mỹ liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách “các tổ chức khủng bố nước ngoài” không những chịu ...

my iran doa ep de chu khong chien Iran sẽ không có bất cứ cuộc chiến tranh nào với Mỹ

Ngày 14/5, lãnh tụ tối cao, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei khẳng định rằng, sẽ không có bất cứ một cuộc chiến tranh nào ...

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động