Mỹ 'loay hoay' giúp Nhật-Hàn ‘làm lành’

Thu Hiền
Mối quan hệ hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn có ý nghĩa rất quan trọng trong chính sách của Mỹ tại khu vực nhằm đối trọng với Trung Quốc và giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ 'loay hoay' giúp Nhật-Hàn ‘làm lành’
Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn hóa giải những khúc mắc trong quan hệ Nhật-Hàn. (Nguồn: AP)

Sứ mệnh của liên minh

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đặt ưu tiên vào việc hàn gắn các mối quan hệ giữa các đồng minh của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, gắn kết các nước lại với nhau trong một cách tiếp cận thống nhất về Trung Quốc. Thời điểm này, ông Biden cũng mong muốn khởi động lại đàm phán của Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Tăng cường hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn là cơ chế then chốt, quan trọng trong chương trình nghị sự của Tổng thống Biden.

Mặc dù còn nhiều mâu thuẫn trong quan hệ, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á. Do vậy, những nỗ lực làm sâu sắc thêm liên minh, tăng cường khả năng răn đe, giảm gánh nặng an ninh của Mỹ và thuyết phục Mỹ tiếp tục tham gia vào khu vực sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo cơ chế ba bên.

Trong mối quan hệ với Trung Quốc tại khu vực, sẽ hiệu quả hơn nếu như Seoul và Tokyo cùng đồng lòng để hướng Bắc Kinh trở thành một quốc gia có trách nhiệm hơn trong hợp tác, thông qua các cơ chế ba bên Trung-Nhật-Hàn. Điều này cũng sẽ phần nào khiến Washington cảm thấy an tâm hơn.

Việc lập kế hoạch dự phòng ba bên Mỹ-Nhật-Hàn trước mắt là về vấn đề Triều Tiên bắt buộc phải có quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản để hỗ trợ cho Lực lượng Phòng vệ nước này trong trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng lớn nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, những căng thẳng và phức tạp sâu xa của mối quan hệ Nhật-Hàn tiếp tục là những trở ngại lớn cho các nỗ lực của Mỹ. Các vấn đề về lịch sử, bản sắc và lãnh thổ tiếp tục làm căng thẳng mối quan hệ Nhật-Hàn và ảnh hưởng không nhỏ tới tam giác quan hệ Mỹ-Nhật-Hàn.

Những nỗ lực thiết lập quan hệ hai nước sau chiến tranh bắt đầu vào năm 1951, trong bối cảnh giao tranh đang diễn ra ác liệt trên bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản sắp khôi phục được chủ quyền.

Lúc đó, Mỹ rất muốn gắn kết 2 đồng minh của mình lại với nhau, nhưng cả nhà lãnh đạo Hàn Quốc Syngman Rhee và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Yoshida đều không nhiệt tình giải quyết các vấn đề hóc búa trong quan hệ song phương, chẳng hạn như cách đối xử với người Hàn Quốc sinh sống ở Nhật Bản và việc bồi thường cho thời kỳ thực dân Nhật chiếm đóng.

Các cuộc đàm phán về một hiệp ước bình thường hóa quan hệ giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh cuối cùng đã diễn ra vào năm 1965. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ ở cả hai nước đối với những thỏa hiệp cần thiết để đạt được một thỏa thuận, hiệp ước bình thường hóa quan hệ năm 1965 đã trở thành nền tảng pháp lý cho mối quan hệ Nhật-Hàn thời hậu chiến.

Quan hệ Nhật-Hàn đi xuống sau chuyến viếng đền Yasukuni của cựu Thủ tướng Abe Shinzo hồi tháng 12/2013. Tuy nhiên, khi các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu tiếp xúc trở lại, Mỹ đã kết hợp sức ép trực tiếp từ Tổng thống và nỗ lực hòa giải trong hậu trường để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho một thỏa thuận giữa hai nước.

Năm 2019, quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc lại xuống mức thấp nhất kể từ khi bình thường hóa năm 1965. Nguyên do là Nhật Bản bắt đầu chiến tranh thương mại bằng cách áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu ba loại hóa chất quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình hiển thị điện thoại thông minh.

Mỹ 'loay hoay' giúp Nhật-Hàn ‘làm lành’
Mỹ cần củng cố liên minh Mỹ-Nhật-Hàn để đối trọng với Trung Quốc tại khu vực. (Nguồn: ABS)

Gắn kết thực chất

Mỹ có thể làm gì để tháo gỡ những trở ngại giữa hai đồng minh quan trọng tại Đông Á? Làm thế nào để các bên đồng lòng thực hiện những mục tiêu chiến lược tại khu vực?

Tổng thống Biden và chính quyền của ông cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp để hiện thực những mục tiêu chiến lược.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang nỗ lực hết mình để gắn kết hai bên lại với nhau. Cơ hội cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall (Anh) tháng 6 vừa qua đã bị bỏ lỡ. Thế nhưng Mỹ với vai trò trung gian đã giúp ba bên đạt được một số tiến bộ trong cuộc họp cấp cao, nhất trí tiếp tục hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hơn nữa, những lo ngại từ phía Trung Quốc và Triều Tiên cũng sẽ giúp tăng gắn kết Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Washington, nỗ lực nhằm đối trọng với Trung Quốc đòi hỏi cần có các mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh và giữa các đồng minh với nhau. Cả Tokyo và Seoul trên danh nghĩa đều ủng hộ hợp tác ba bên.

Mỹ cũng đã hướng sự chú ý tới việc gắn kết Tokyo và Seoul. Lần gần đây nhất khi quan hệ Nhật-Hàn xấu đi, chính quyền Trump đã tỏ ra không mấy bận tâm. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden hiện nay đang nhấn mạnh đến vai trò của các đồng minh và tích cực khuyến khích các cuộc gặp ba bên.

Dầu vậy, chính quyền Tổng thống Biden cho rằng phải tới tận sang năm mới có thể có đột phá trong quan hệ Nhật-Hàn cho dù các quan chức ở Tokyo và Seoul đang âm thầm làm việc để đặt nền móng cho một thỏa thuận tiềm năng.

Thế vận hội mùa Hè Olympic sắp tới mà Tổng thống Moon Jae-in dự định sẽ tham dự có thể sẽ là thời điểm thích hợp để đưa mối quan hệ song phương Nhật-Hàn đi theo một hướng khác. Lịch sử cho thấy rằng, nếu có sự lãnh đạo và kiên nhẫn, tiến triển là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản lần đầu tập trận chung dưới thời chính quyền Tổng thống Biden

Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản lần đầu tập trận chung dưới thời chính quyền Tổng thống Biden

Ngày 11/6, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thông báo Hàn Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận trên ...

Tổng thống Moon Jae-in xoa dịu căng thẳng với Tokyo trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn

Tổng thống Moon Jae-in xoa dịu căng thẳng với Tokyo trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn

Việc tòa án Hàn Quốc ngày 7/6 bác đơn kiện các công ty Nhật Bản bồi thường cho tội ác thời chiến tranh phần nào ...

(theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Biểu tượng đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Singapore

Logo chung của Singapore và Việt Nam trong năm 2025 thể hiện tâm thế hướng tới một mối quan hệ đối tác đã sẵn sàng cho tương lai của kỷ ...
CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á là sự tri ân đối với những nỗ lực không ngừng của cô trong việc đóng góp cho sự phát triển ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng ...
Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng phóng thử.
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào cuối năm 2026.
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương.
Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Ngày 5/1, lực lượng phiến quân M23 giành quyền kiểm soát thị trấn Masisi ở miền Đông CHDC Congo.
Tổng thống Ukraine: Chỉ điểm ngày ngồi với ông Trump bàn cách kết thúc xung đột, ngập ngừng khi được hỏi liệu có tái tranh cử

Tổng thống Ukraine: Chỉ điểm ngày ngồi với ông Trump bàn cách kết thúc xung đột, ngập ngừng khi được hỏi liệu có tái tranh cử

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và châu Âu để giải quyết xung đột.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phiên bản di động