Mỹ: 'Tháo ngòi nổ' khủng hoảng Ukraine, sai một li đi một dặm

Vy Anh
Sau những quan điểm có phần gây hoang mang của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến khủng hoảng Ukraine, Washington đang phải nỗ lực xoa dịu để tránh rạn nứt trong chính nội bộ phương Tây và khiến mọi chuyện đảo chiều đột ngột.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phương Tây rạn nứt trong vấn đề Ukraine
Đoàn Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc thảo luận với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về cuộc khủng hoảng Ukraine ngày 21/1. (Nguồn: CNN)

Vai trò tiên phong "tháo ngòi nổ"

Ngày 21/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong nỗ lực mới nhất nhằm “tháo ngòi nổ” cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao vẫn bi quan về những cơ hội có sự đột phá. Và với những phát biểu mâu thuẫn nhau gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Washington có thể ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì sự nhất trí giữa các đồng minh trong ứng xử với Nga.

Washington đã ngay lập tức bác bỏ các yêu cầu của Nga về những đảm bảo chính thức rằng, Ukraine sẽ không được phép gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu ở châu Âu, cũng như những đòi hỏi của Moscow về hạn chế sự hiện diện của các lực lượng phương Tây tại một số nước Trung và Đông Âu.

Thay vào đó, Mỹ đã đề nghị Nga tiến hành thảo luận về kiểm soát vũ khí và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm trấn an Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, không có mối đe dọa nào từ phương Tây đối với đất nước của ông.

Moscow đã tỏ ra không quan tâm đến những đề xuất như vậy. Vòng đàm phán căng thẳng giữa các nhà ngoại giao của Mỹ và Nga diễn ra ở các thành phố khác nhau của châu Âu vào tuần trước đã không phá vỡ được tình trạng bế tắc và làm gia tăng những lo lắng về hành động tiếp theo của Tổng thống Nga Putin. Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng, nếu không đạt được điều mình muốn, ông sẽ sử dụng cái gọi là “các biện pháp kỹ thuật quân sự”, một ám chỉ việc ông sẽ ra lệnh binh lính tiến vào Ukraine.

Việc Nga đồng ý tham gia vòng đàm phán khác ở cấp ngoại trưởng vào ngày 21/1 được Washington coi là đáng khích lệ.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có lẽ ngoại giao vẫn còn tác dụng. Tuy nhiên, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào từ giới chính khách Nga cho thấy ông Putin sẵn sàng thỏa hiệp. Cũng không có bất kỳ sự ngừng lại nào trong công tác chuẩn bị quân sự của Nga cho một cuộc xâm lược tiềm tàng. Hơn 100.000 lính Nga hiện đang tập trung ở biên giới với Ukraine và các lực lượng cơ động cao bổ sung cũng đang được triển khai.

Cho đến nay, chính quyền Mỹ ít nhất có thể cảm thấy thoải mái từ thực tế là hầu hết tất cả các quốc gia châu Âu đã không chỉ hoàn toàn ủng hộ Washington, mà còn rõ ràng chấp nhận người Mỹ sẽ đại diện để đàm phán với Nga.

Vì vậy, mặc dù các quan chức trong Liên minh châu Âu (EU) một cách riêng tư đã bày tỏ thất vọng với thực tế là EU không có đại diện trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga về an ninh của lục địa này. Nhưng không một quốc gia nào của châu Âu, thậm chỉ cả Pháp, nước có truyền thống đưa ra quan điểm mập mờ về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ - đặt câu hỏi về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.

Rạn nứt khó tránh khỏi

Tuy nhiên, cuộc đọ sức với Nga càng kéo dài thì sự thống nhất của phương Tây dường như càng rạn nứt. Đức tiếp tục nổi bật là một đối tác không dễ chịu. Một mặt, chính phủ mới của Thủ tướng Olaf Scholz kiên quyết từ chối các yêu cầu của Nga. Các nhà chức trách Đức cũng đã cam kết hoàn toàn ủng hộ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào có thể được áp đặt đối với Nga trong trường hợp Moscow tấn công Ukraine.

Tin liên quan
Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga dàn dựng cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga dàn dựng cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu

Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht dường như đã phá vỡ lập trường của chính phủ bằng việc bày tỏ phản đối các kế hoạch dự phòng nhằm cản trở đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Đức, được coi như một phần của bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong tương lai có thể được áp đặt chống lại Nga.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã phá vỡ sự im lặng của mình bằng việc ủng hộ châu Âu cần có một tiếng nói cụ thể trong việc đối phó với Nga.

Tổng thống Macron đã phát biểu trước Nghị viện châu Âu rằng “Thật là tốt khi châu Âu và Mỹ phối hợp, nhưng người châu Âu cần phải tiến hành cuộc đối thoại của riêng mình. Chúng ta phải cùng nhau đưa ra một đề xuất chung, một tầm nhìn chung và một trật tự an ninh, ổn định mới cho châu Âu”.

Tuy nhiên, sự bối rối lớn nhất giữa các đồng minh của Mỹ có thể đã được thúc đẩy bởi không ai khác ngoài chính Tổng thống Biden. Trong bài phát biểu ngày 19/1 vừa qua, ông đã bày tỏ quan điểm, rằng Nga sẽ có động thái quân sự đối với Ukraine, nhưng cũng cho rằng nếu quân đội Nga chỉ can dự vào cái mà ông gọi là “một cuộc xâm nhập nhỏ”, thì phản ứng của Mỹ có thể nhẹ nhàng.

Sau đó, Nhà Trắng đã vội vã tìm cách loại bỏ những đồn đoán rằng Chính quyền Biden hiện sẽ không có phản ứng gì trước sự can thiệp của Nga, miễn là nó không dẫn đến sự chiếm đóng hoàn toàn Ukraine. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Nếu các lực lượng quân sự của Nga vượt qua biên giới Ukraine, đó là một cuộc xâm lược mới, khi đó Nga sẽ phải đối mặt với một sự đáp trả nhanh chóng, nghiêm trọng và thống nhất từ Mỹ và các đồng minh của chúng ta”.

Các đồng minh châu Âu của Mỹ, đặc biệt là các nước gần biên giới với Nga đã vô cùng lo lắng bởi những động thái khó hiểu từ Washington. Tuy nhiên, một trong những sứ mệnh then chốt của Ngoại trưởng Mỹ Blinken trong cuộc đàm phán lần này không chỉ là thăm dò người Nga về một giải pháp ngoại giao tiềm tàng, mà còn làm dịu những lo ngại ngày càng căng thẳng của người châu Âu.

Cuộc gặp của ông ngày 20/1 tại Berlin với người đồng cấp từ Anh, Pháp và Đức nhằm mục đích khẳng định lại sự thống nhất về mục tiêu của châu Âu. Trong một bài phát biểu quan trọng tại Đức, Ngoại trưởng Blinken đã khẳng định rằng chủ quyền của Ukraine “là nguyên tắc toàn cầu bất khả xâm phạm”, đồng thời cũng tìm cách trực tiếp nhắn gửi người Nga rằng, Mỹ không tìm cách đe dọa an ninh của họ.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu tất cả những điều này có đủ để ngăn chặn Tổng thống Putin sử dụng vũ lực nhằm vào Ukraine hay không.

Châu Âu lâm khủng hoảng năng lượng, Mỹ kêu gọi Nga phải nỗ lực nhiều hơn

Châu Âu lâm khủng hoảng năng lượng, Mỹ kêu gọi Nga phải nỗ lực nhiều hơn

Ngày 14/10, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ...

Cuộc gặp cấp cao về Ukraine: Ba cần, một không vội

Cuộc gặp cấp cao về Ukraine: Ba cần, một không vội

Cả Đức, Pháp và Ukraine đều hy vọng sớm có được cuộc gặp cấp cao về Ukraine. Cuộc gặp rồi sẽ diễn ra, nhưng theo ...

(theo The Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 8/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. xổ số Đồng Nai ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 8/5. Lịch âm hôm nay 8/5/2024? Âm lịch hôm nay 8/5. Lịch vạn niên 8/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 8/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 8/5. SXMB ...
XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5 - xổ số hôm nay 8/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 8/5/2024. xổ số hôm nay ngày 8 tháng 5. XSMN thứ 4. xo so ...
Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động