Mỹ: "thực chất" trong Thông điệp cuối cùng của Tổng thống Obama

Thông điệp Liên bang Mỹ năm 2016 đã nhắc lại thành quả của Chính quyền Obama và thể hiện hướng đi sắp tới của ông trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
my thuc chat trong thong die p cuoi cung cua tong thong obama
Tổng thống Barack Obama trong đêm tuyên đọc Thông điệp Liên bang Mỹ 2016. (Nguồn: Getty Image)

Bản Thông điệp được Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra tối 12/1 (giờ Mỹ) được nhiều ý kiến tán đồng bởi sự quyết đoán và táo bạo trong lời nói – điều hiếm có của ông trong suốt bảy năm qua. Tuy nhiên, có vẻ “tính thực chất” của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Obama vẫn chưa được bản Thông điệp Liên bang này khắc họa chính xác. 

Nền kinh tế không đẹp “như tranh”

Tổng hợp lại những điều được cho là “sự tiến bộ của nước Mỹ trong bảy năm qua”, Tổng thống Obama bắt đầu với việc “làm thế nào để Mỹ phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ”. Tuy nhiên, sự “phục hồi” này được chỉ ra ở lợi nhuận của các công ty, lợi tức từ thị trường cổ phiếu, sự giàu có và thu nhập cao của giới siêu giàu. Còn với những công nhân viên chức - chiếm phần lớn dân số Mỹ - đang làm việc cật lực thì kinh tế những năm qua vẫn chìm trong thảm cảnh.

Dựa trên các chỉ số nghiên cứu xã hội, trong tháng 1/2016, người Mỹ được đánh giá là gặp nhiều khó khăn hơn so với bảy năm trước, khi ông Obama mới nhậm chức. Tiền lương thực tế của người lao động bị giảm tối thiểu, các dịch vụ xã hội bị xuống cấp, trợ cấp hưu trí bị rút ruột, các thành phố như Detroit hay San Bernardino bị buộc phải phá sản.

Trong báo cáo của Hiệp hội Quốc gia của các Hạt (NACo) được đưa ra ngay trước bản Thông điệp, căn cứ vào một trong bốn tiêu chí: tổng số việc làm, tỉ lệ thất nghiệp, quy mô nền kinh tế và giá trị nhà, có đến 3.069 hạt (chiếm 93% tổng số hạt) của Mỹ đang trong tình hình tồi tệ hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính 2008.  

27 bang đã hồi phục hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng 2008, hiện lại đang lún sâu vào suy thoái kinh tế. Trong đó có cả những bang lớn như Florida, Georgia, Illinois, Massachusetts, Missouri, New Jersey, New York và Pennsylvania.

Tuy nhiên ông Obama lại đưa ra bức tranh gần như "không tì vết" về nền kinh tế Mỹ khi tuyên bố: “Nước Mỹ hiện nay có một nền kinh tế mạnh mẽ và vững bền nhất thế giới”.

Ông nói: “Nước Mỹ đang tiến những bước dài nhất trong lịch sử về việc tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực tư nhân. Hơn 14 triệu việc làm mới; trong hai năm có sự tăng trưởng về việc làm mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1990, tỉ lệ thất nghiệp giảm đi một nửa”. Tuy nhiên, ông Obama đã không nêu rõ, phần lớn số việc làm mới này có mức lương thấp, các công việc bán thời gian  hay do hàng triệu người thất nghiệp đã rời khỏi lực lượng lao động, do mất đi hy vọng vào nền kinh tế.

Tổng thống trích dẫn ngành công nghiệp ô tô Mỹ như là một biểu tượng của sự thành công, rằng họ đã có một “năm thành công nhất từ trước tới nay”. Nhưng những thành công đó chỉ dành cho các tập đoàn danh tiếng như General Motors, Fords và Fiat-Chrysler, với lợi nhuận kỷ lục, chứ không phải là những công nhân trực tiếp sản xuất ra lợi nhuận đó. Nhà Trắng đã thông qua đạo luật cắt giảm 50% tiền lương đối với tất cả nhân viên mới được tuyển, sau khi nhiều ngành công nghiệp ở Mỹ bị phá sản và phải cơ cấu lại trong năm 2009.  Kể từ đó, tiền lương thực tế của người lao động giảm mạnh. Sự bất mãn của các công nhân ngày càng tăng, biểu hiện rõ nét như sự kiện từ chối ký hợp đồng ở Fiat-Chrysler và Nexteer vào cuối năm 2015, và sau đó là các cuộc biểu tình, đình công  lan rộng.

my thuc chat trong thong die p cuoi cung cua tong thong obama
Ảnh minh họa.

Chính sách thất bại

Sau bảy năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tổng thống Obama thừa nhận: “những kẻ liều lĩnh phố Wall” đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, tỷ phú ở đất nước này vẫn gia tăng lượng của cải và chiếm đến 95% tổng thu nhập mới, kể từ khi ông Obama tiếp quản Nhà Trắng. Có vẻ các chính sách giải cứu phố Wall, cắt giảm ngân sách và cắt lương công nhân không thể đạt được hiệu quả cần thiết.

Trong bản Thông điệp, ông Obama liệt kê một vài chính sách “thành công” khác giúp nước Mỹ “cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, tái tạo lại ngành năng lượng,… quyền lợi quân đội và cựu chiến binh tăng”. Tuy nhiên, một loạt các vấn đề từ chính sách Obama Care vẫn khiến người dân nhức nhối, chính sách Appalachia vẫn đang tàn phá lĩnh vực sản xuất năng lượng, cộng với sự lạm dụng về thể xác và tinh thần của những cựu chiến binh, thương bệnh binh, theo cho thông tin của Cục Quản lý Cựu chiến binh Mỹ.

Bên cạnh đó, Tổng thống Obama vẫn tìm cách bảo vệ chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong suốt bảy năm qua trước những lời chỉ trích của Đảng Cộng hòa về việc sự leo thang của các hoạt động quân sự ở Trung Đông để chống “chủ nghĩa khủng bố”.

Trong khi tuyên bố Mỹ từ chối vị trí “cảnh sát toàn cầu”, ông Obama vẫn tự hào về việc “Mỹ là quốc gia mạnh nhất Trái Đất”. Đúng là đã từng có giai đoạn như vậy, nhưng không phải thời gian gần đây. Việc chi ngân sách cho lĩnh vực quân sự cao “hơn tám quốc gia đứng kế tiếp cộng lại” không thể hiện rằng sức mạnh siêu cường Mỹ vẫn được duy trì. Những tuyên bố kiểu như “với hơn 10.000 cuộc không kích, chúng tôi đã tước đi của chúng – Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - nguồn dầu mỏ, các trại huấn luyện và khí tài quân sự” trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Iraq và Syria chỉ cho thấy không gì khác, ngoài sự thảm khốc của cuộc chiến cũng như sự sa lầy trở lại ở chiến trường Trung Đông của Mỹ.

Bên cạnh đó, ông còn kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua việc sử dụng biện pháp quân sự Mỹ chống lại IS, và trước toàn thể nước Mỹ ông tuyên bố: Mỹ sẽ có thể tiến hành chiến tranh chống lại các kẻ thù tiềm năng với “tầm với không có giới hạn”. Có lẽ, càng về cuối nhiệm kỳ, chiến lược của ông Obama ngày càng táo bạo hơn, kiên quyết hơn, và phần nào đó tương đồng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

my thuc chat trong thong die p cuoi cung cua tong thong obama
Ảnh minh họa.

Những ưu tiên khả thi nhất

Trong bối cảnh đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện ở Quốc hội, trong bản Thông điệp Liên bang cuối cùng khi còn làm Tổng thống Mỹ, ông Obama cũng đã đề cập tới các ưu tiên có tính khả thi nhất của ông trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ

Đầu tiên là việc đóng cửa nhà tù Guantanamo: Từ những ngày đầu tiên trên cương vị Tổng thống, ông Obama đã chỉ trích việc duy trì nhà tù này để giam giữ những phần tử được cho là khủng bố. Tuy nhiên, các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa nhận định, việc đóng cửa nhà tù này sẽ tạo ra nhiều mối nguy hiểm hơn cho nước Mỹ, và trên thực tế, họ đã ngăn chặn mọi hành động của Tổng thống trong 6 năm qua, liên quan vấn đề này. Do đó, Thông điệp Liên bang là cơ hội để Tổng thống Obama tái khẳng định một trong những cam kết được quan tâm nhất đối với cử tri.

Thứ hai, thúc đẩy Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống Obama đã giành thắng lợi lớn trong năm qua, khi ông thuyết phục được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh (TPA) trong quá trình thương lượng với 11 nước thành viên khác về TPP. Theo kế hoạch, các nhà làm luật Mỹ sẽ sớm đánh giá và đi đến bỏ phiếu về TPP vào mùa Xuân năm nay. Tuy nhiên, để Quốc hội Mỹ thông qua TPP sẽ là một trận chiến khó khăn với ông Obama, khi lưỡng viện đều rơi vào tay đảng Cộng hòa.

Thứ ba, thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Chính quyền Obama trong năm qua là thúc đẩy 195 nước khác đồng thuận ký kết một thỏa thuận trong tháng 12/2015 tại Paris để cắt giảm lượng khí thải nhà kính - nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn chưa được Thượng viện thông qua, do các nghị sỹ đảng Cộng hòa cho rằng, việc thực hiện thỏa thuận này sẽ không đem lại lợi ích cho nước Mỹ, và họ muốn dùng vấn đề này để mặc cả với những vấn đề mà Tổng thống Obama đe dọa phủ quyết trong tương lai.

Thứ tư, thúc đẩy một biện pháp chính trị cho vấn đề Syria. Syria vẫn là bài toán khó cho Tổng thống Obama trong suốt giai đoạn cầm quyền vừa qua. Gần đây, Syria (và Iraq) lại trở thành "sào huyệt" của IS. Tổng thống Obama đã thúc đẩy chiến lược chống khủng bố, tiêu diệt IS dựa trên nền tảng liên minh của 65 nước. Tuy nhiên, sau khi Nga đẩy mạnh các chiến dịch tại Syria, mục tiêu đạt được giải pháp chính trị cho vấn đề Syria ngày càng xa vời đối với Tổng thống Obama.

Thứ năm, thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran. Tháng 7/2015, Tổng thống Obama thông báo đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, với mục tiêu ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của đảng Cộng hòa và làm xấu đi quan hệ giữa Mỹ với Israel. Các ý kiến chỉ trích đánh giá thỏa thuận này "hầu như chỉ ở trên giấy", gây nguy cơ an ninh thực sự cho Mỹ, đồng minh và "cần phải xé bỏ". Do đó, để bảo vệ một trong những di sản đối ngoại lớn nhất trong nhiệm kỳ, Tổng thống Obama cần tập trung thúc đẩy Iran cam kết thực hiện thỏa thuận trong năm 2016 - những điều hiện nay cả đảng Dân chủ và Cộng hòa còn đang nghi ngờ.

Thứ sáu, ban hành luật hình sự sửa đổi. Những ngày này, Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa đang đầy hào hứng khi vừa nhất trí được một thỏa thuận ngân sách để duy trì hoạt động của Chính phủ Mỹ đến hết tháng 9/2016. Do vậy, ít hy vọng rằng Chính quyền và Quốc hội có thể đi đến thỏa thuận cải cách luật nhập cư - một trong những mục tiêu chính sách hàng đầu của Tổng thống Obama.

Thứ bảy, giành thắng lợi ở tòa án đối với các biện pháp quản lý người nhập cư. Sau những tổn thất tại San Bernardino và Paris do khủng bố gây ra, vấn đề nhập cư đã trở thành vấn đề gây tranh cãi quyết liệt trong nội bộ Mỹ. Trong khi đảng Cộng hòa kiên quyết phản đối hành động của Chính quyền, 26 bang của nước Mỹ đã kiện ra tòa án các cấp đối với việc áp dụng các sắc lệnh hành pháp trong vấn đề nhập cư của Chính quyền Liên bang. 

Bản Thông điệp Liên bang cuối cùng của ông Obama, dù chưa thể phản ánh rõ nét thực trạng về kinh tế - chính trị của nước Mỹ trong những năm vừa qua, nhưng cũng đã đưa ra những đường hướng rõ nét sắp tới mà nước Mỹ sẽ tiến hành. Thông qua đây, cả thế giới đã có thể phần nào phác họa lên một nước Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống trong năm 2016: mạnh mẽ và nhanh chóng.

Minh Tuấn (Tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách chủ đề Ngày Trái Đất trên Messenger siêu đẹp mà bạn nên thử

Cách chủ đề Ngày Trái Đất trên Messenger siêu đẹp mà bạn nên thử

Hưởng ứng sự kiện Ngày Trái Đất năm 2024, Messenger đã cho ra mắt chủ đề đoạn chat mới cực đẹp. Nếu bạn vẫn chưa biết cách đổi chủ đề ...
IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công bố Diễn đàn Trinity 2024 giữa các bên.
Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Hiện nay nền tảng học trực tuyến miễn phí lớn nhất thế giới, Khan Academy đã được dịch sang gần 60 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên, ...
Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động