‘Ném bom Giáng sinh’ năm 1972 và ký ức sai lầm của người Mỹ *

Minh Quân
Chúng ta đang trải qua một cột mốc lịch sử về cuộc Chiến tranh Việt Nam: 50 năm kể từ đợt không kích cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiến dịch 11 ngày bắt đầu từ đêm ngày 18/12/1972 và đã được người Mỹ ghi nhớ trong lịch sử như là đợt “Ném bom Giáng sinh”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khu phố Khâm Thiên, Hà Nội sau đợt ném bom của Không quân Mỹ ngày 27/12/1972.
Khu phố Khâm Thiên, Hà Nội sau đợt ném bom của Không quân Mỹ ngày 27/12/1972. (Nguồn: Salon.com)

Tuy nhiên, những gì đi vào lịch sử, ít nhất là trong những gì được kể lại, chưa phản ánh chính xác bản chất, ý nghĩa và kết quả của sự kiện này. Quan điểm rộng rãi là đợt ném bom này đã buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thương thảo hiệp định hòa bình, được ký kết tại Paris tháng sau đó và hỏa lực của không quân Mỹ là yếu tố then chốt trong kết thúc sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam.

Tuyên bố sai lầm này đã nhiều lần được củng cố và lan truyền trong 50 năm qua. Nó không chỉ tương phản với những sự thật lịch sử, mà còn liên quan trực tiếp tới hiện tại khi góp phần củng cố niềm tin sai lệch vào năng lực không quân Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực tới tính toán chiến lược của Mỹ tại Việt Nam và xa hơn nữa.

Không khó thấy câu chuyện thêu dệt nêu trên sẽ xuất hiện trở lại trong những hồi ức, lễ tưởng niệm sự kiện này tại Mỹ. Tuy nhiên, cột mốc 50 năm về chiến dịch này cũng là cơ hội để chúng ta đính chính lại, về những gì đã thực sự diễn ra trên bầu trời Việt Nam tháng 12/1972 và trên bàn đàm phán tại Paris tháng 01/1973.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 10 tại Paris khi sau nhiều năm trì trệ, quá trình đàm phán bất ngờ có bước ngoặt khi các nhà đàm phán của Mỹ và phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bất ngờ có nhiều nhượng bộ quan trọng. Phía Mỹ đã không còn yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút khỏi miền Nam, lập trường từng được Washington nhiều lần ẩn ý, dù chưa được ghi cụ thể trong các đề xuất đã nêu. Về phần mình, đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lần đầu tiên từ bỏ lập yêu cầu loại bỏ chính quyền Việt Nam Cộng hòa của ông Nguyễn Văn Thiệu trước khi khép lại bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.

Với hai rào cản lớn bị loại bỏ, quá trình thảo luận đã nhanh chóng tiến triển và đến ngày 18/10, hai bên đã phê chuẩn bản đàm phán cuối cùng. Sau một vài sự thay đổi nhỏ vào phút chót, như đã được ghi trong hồi ký, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã đánh điện tới Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng, khẳng định thỏa thuận “bây giờ có thể được coi như là hoàn thành” và nước Mỹ, sau khi chấp nhận và trì hoãn ở hai lần trước, “có thể tin tưởng rằng” sẽ ký kết thỏa thuận này tại một buổi lễ chính thức vào ngày 31/10.

Một phần cánh máy bay ném bom B-52 của Mỹ bị bắn rơi trong trận ném bom Giáng sinh năm 1972 trong một khu dân cư ở Hà Nội.
Một phần cánh máy bay ném bom B-52 của Mỹ bị bắn rơi trong trận ném bom Giáng sinh năm 1972 trong một khu dân cư ở Hà Nội.

Tuy nhiên, điều đó đã không bao giờ xảy ra. Mỹ đã rút lại cam kết cũ sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa của ông Nguyễn Văn Thiệu, vốn bị gạt sang một bên trong các đợt đàm phán, từ chối chấp nhận thỏa thuận. Do đó, việc quân đội Mỹ tiếp tục chiến đấu ở Việt Nam tháng 12/1972 là hệ quả từ quyết định của Washington, thay vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong bối cảnh đó, ngày 26/10, Thông tấn xã Việt Nam đã ra thông báo xác nhận thỏa thuận và nêu cụ thể danh sách điều khoản của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ đó dẫn đến tuyên bố lịch sử của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger vài giờ sau đó rằng “hòa bình đã ở trong tầm tay”). Như vậy, bản dự thảo trước đó không phải là điều gì bí mật khi hai bên công bố thỏa thuận vào tháng 01/1973.

So sánh bản dự thảo này và văn kiện được ký kết, không khó để thấy các đợt ném bom của Mỹ tháng 12/1972 không thể thay đổi được lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong văn kiện ký kết, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không nhượng bộ thêm bất cứ điều khoản nào so với bản dự thảo được công bố trước đó. Bên cạnh vài thay đổi nhỏ về quy trình và câu chữ bên ngoài, bản thỏa thuận tháng 10/1972 và tháng 01/1973, về mặt thực tế, là tương đồng với nhau. Thực tế cho thấy các đợt ném bom đã không mang đến bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào.

Tuy nhiên, đứng trước sự thật rõ ràng đó, câu chuyện được thêu dệt về chiến dịch “ném bom Giáng sinh” như là một chiến dịch quân sự thành công của Washington vẫn tiếp tục được nhiều quan chức an ninh quốc gia và công chúng Mỹ đề cao.

Điều này thể hiện rõ nét ngay trên trang chủ của Lầu Năm góc nhân dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện này. Trên “bản thông tin” của Không quân Mỹ không đề cập đến bản dự thảo tháng 10 của Thỏa thuận hay sự rút lui của phía Mỹ khỏi bản dự thảo đó (hai điều này cũng không được đề cập ở bất kỳ nơi nào khác trên trang web này). Thay vào đó, tài liệu này chỉ nói rằng khi “đàm phán kéo dài”, Tổng thống Richard Nixon đã ra lệnh triển khai Chiến dịch không kích tháng 12 và “miền Bắc Việt Nam, không thể phòng thủ, đã phải trở lại đàm phán và nhanh chóng kết thúc thỏa thuận”. “Bản thông tin này” sau đó kết luận: “Hỏa lực của Không quân Mỹ đã đóng vai trò then chốt trong chấm dứt xung đột kéo dài này”.

Hàng loạt các nội dung khác trên trang web khẳng định các đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã “đơn phương” hoặc “cùng nhau” từ bỏ các cuộc đàm phán sau tháng 10 – ngay cả khi Mỹ đã chấp nhận nhiều điều khoản – song các đợt ném bom do Tổng thống Nixon chỉ đạo đã buộc họ phải trở lại với bàn đàm phán.

Thiếu nữ Làng hoa Ngọc Hà tưới hoa, đón mùa xuân Chiến thắng bên xác máy bay B-52 Mỹ vừa bị quân và dân Hà Nội bắn rơi, tháng 12/1972.
Thiếu nữ Làng hoa Ngọc Hà tưới hoa, đón mùa xuân Chiến thắng bên xác máy bay B-52 Mỹ vừa bị quân và dân Hà Nội bắn rơi, tháng 12/1972.

Trên thực tế, nếu như có ai từ bỏ đàm phán, đó là người Mỹ, hoặc ít nhất là trưởng đoàn đàm phán của họ. Thông tin của Lầu Năm góc nêu rõ thời gian rút lui của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Ngày 18/12, ngày các đợt ném bom bắt đầu. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trên thực tế đã kết thúc từ vài ngày trước. Ông Henry Kissinger rời Paris ngày 13/12, trong khi các trợ lý, quan chức cấp cao xuất phát vài ngày sau đó. Cuộc gặp mang tính hình thức cuối cùng giữa hai bên diễn ra ngày 16/12. Sau khi kết thúc, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định họ muốn triển khai quá trình đàm phán và ký kết “nhanh nhất có thể”.

Dù mới tìm hiểu về giai đoạn lịch sử này trước đó không lâu, tôi đã bất ngờ về cái cách câu chuyện được thêu dệt này đã lấn át sự thật. Sự thật đã được phơi bày từ lâu kể từ khi những sự kiện này diễn ra, song dường như đang “mất tích” trước công chúng. Tìm kiếm trên mạng từ khóa “hòa bình trong tầm tay” hay “Linebacker II” (mật danh của chiến dịch), tôi nhận được hàng loạt bài viết, thông tin với kết luận sai lệch tương tự như trang web Lầu Năm góc. Tôi đã phải tìm kiếm sâu và kỹ hơn nhiều để tìm được các nguồn thông tin đề cập đến những gì thực sự diễn ra, vốn tương phản hoàn toàn với phiên bản thêu dệt của sự kiện này.

Du khách tham quan Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam.
Du khách tham quan Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam.

Điều này có lẽ quá nhiều để đòi hỏi, song tôi mong rằng, với bài viết này, lễ kỷ niệm 50 năm là cơ hội để tất cả cùng nhìn lại bước ngoặt lịch sử của Mỹ với một thái độ thận trọng, suy xét hơn, trong một cuộc chiến không thành công và không được ủng hộ. Nếu những nhà nghiên cứu lịch sử tôn trọng sự thật và người Mỹ quan tâm tới tình hình an ninh quốc gia hiện tại có thể dành thời gian để làm mới ký ức và sự hiểu biết của mình, có lẽ họ sẽ có thể phản bác câu chuyện thêu dệt này với nhiều thông tin chính xác hơn về sự kiện xảy ra nửa thế kỷ trước. Đây sẽ là một việc làm đầy ý nghĩa, không chỉ đối với sự thật lịch sử, mà còn cung cấp một góc nhìn tỉnh táo và thực tế về chiến lược quốc phòng của Mỹ hiện nay - và quan trọng hơn, bom đạn sẽ giúp chúng ta làm được gì và không làm được gì.

* Bài viết của Arnold R. Isaacs, một nhà báo công tác tại Việt Nam giai đoạn 1972-1975, tác giả cuốn “Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia”.

Ông được tạp chí Foreign Affairs mô tả là “nhân vật không thể thiếu trong quá tình tìm hiểu về giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam”.

Quyết liệt cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Paris ở miền Nam

Quyết liệt cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Paris ở miền Nam

Bên cạnh 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn, hai Đoàn Đại biểu quân sự của ta ở Trại Davis được công nhận là mũi ...

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Chiến thắng quyết định cho thắng lợi của Hiệp định Paris

'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Chiến thắng quyết định cho thắng lợi của Hiệp định Paris

Chiến thắng của “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 và thắng lợi của Hiệp định Paris đầu năm 1973 để ...

Hiệp định Paris dẫn đến hòa bình và thống nhất đất nước

Hiệp định Paris dẫn đến hòa bình và thống nhất đất nước

Thắng lợi của việc ký kết Hiệp định Paris với việc Mỹ phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam là một bước tiến vô ...

Đấu tranh quân sự ở Nam Bộ sau Hiệp định Paris

Đấu tranh quân sự ở Nam Bộ sau Hiệp định Paris

Sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết, chiến tranh chưa chấm dứt mà vẫn tiếp diễn ở chiến trường Nam Bộ. Những động ...

Đặc sắc mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Đặc sắc mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Ký Hiệp định Paris, Mỹ phải chấp nhận thất bại và lùi một bước về chiến lược, nhưng mưu đồ sâu xa của Mỹ là ...

(theo Salon.com)

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động