TIN LIÊN QUAN | |
INF sụp đổ là cái kết được báo trước | |
Nga có mạo hiểm chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ? |
Mỹ tuyên bố phát triển các loại tên lửa mới sau “cái chết” của INF, để đáp trả Nga. (Nguồn: Reuters) |
Trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga Rossiya 24, Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh, Moscow chưa bao giờ từ chối đối thoại với Mỹ, thậm chí đã đề nghị đối thoại từ tháng 2-8/2019. Ông nêu rõ, Nga đã thể hiện sự cởi mở của mình, đã cho Mỹ thấy những tên lửa vốn gây hoài nghi, song Mỹ đã không quan tâm.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói rằng, các quỹ để phát triển tên lửa tầm trung và tầm ngắn cũng đã có trong ngân sách của Mỹ một năm trước khi Washington rút khỏi INF. Theo ông Shoigu, các quỹ này đã được phê duyệt, phân bổ và phục vụ mục đích khởi động việc phát triển các tên lửa của Mỹ.
Cũng trong bài phát biểu trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định Moscow sẽ không triển khai các tên lửa mới chừng nào Mỹ còn thể hiện sự kiềm chế tương tự ở châu Âu và châu Á. Ông Shoigu nhấn mạnh, nước này không có kế hoạch triển khai các tên lửa mới và sẽ vẫn chủ trưởng như vậy trừ phi Washington triển khai những hệ thống như vậy ở châu Âu.
Trước đó, ngày 15/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc Mỹ đang cố phá hủy hệ thống kiểm soát vũ khí nhằm rút khỏi tất cả các cam kết quốc tế. Theo Ngoại trưởng Nga, Mỹ đã thông báo các kế hoạch đưa vũ khí lên vũ trụ, triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngay sau khi Washington rút khỏi INF.
Ông Lavrov cho rằng, Mỹ đang theo đuổi chính sách phá hủy toàn bộ hệ thống kiểm soát vũ khí, toàn bộ hệ thống bảo đảm ổn định chiến lược quốc tế. Hiện tại Washington có nhiều ý kiến cho rằng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), hết hạn vào tháng 2/2021, cũng đã lỗi thời và không còn đáp ứng được lợi ích của Mỹ.
Số phận tương tự cũng đang chờ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), khi Washington đang có ý định chấm dứt hoàn toàn việc tham gia hiệp ước này. Theo Ngoại trưởng Lavrov, mục tiêu của những động thái tiêu cực và không mang tính xây dựng này nhằm để Mỹ có thể tập trung giải quyết những vấn đề chính sách quân sự của mình mà không bị ràng buộc bất cứ cam kết quốc tế nào. Đây là một bước lùi lớn trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí.
Ngày 2/8 vừa qua, Mỹ đã chính thức rút khỏi INF với cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này và từng ít nhất một lần triển khai loại tên lửa bị cấm trong hiệp ước dù Moscow luôn bác bỏ những cáo buộc này. Washington sau đó tuyên bố có kế hoạch bố trí tên lửa tầm trung ở châu Á-Thái Bình Dương.
INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Mỹ sẽ tham vấn các đồng minh về triển khai tên lửa ở châu Á TGVN. Ngày 13/8, Mỹ cho hay, nước này sẽ tham vấn các đồng minh khi Washington thúc đẩy kế hoạch triển khai các tên lửa ... |
Nga: Cho phép Mỹ bố trí tên lửa, các nước có thể trở thành mục tiêu hạt nhân TGVN. Ngày 5/8, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Konstantin Kosachev nhấn mạnh, ... |
Tổng thống Mỹ yêu cầu Nga và Trung Quốc tham gia hiệp ước hạt nhân mới TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/8 khẳng định mọi hiệp ước mới nhằm ngăn chặn hoạt động gia tăng các loại tên lửa ... |