Nhỏ Bình thường Lớn

Người Kurd trưng cầu ý dân về độc lập: Nước cờ mạo hiểm

Cuộc trưng cầu ý dân về tuyên bố độc lập của Khu tự trị người Kurd ngày 25/9 có thể mang đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng.
TIN LIÊN QUAN
nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Ai Cập phản đối trưng cầu ý dân về độc lập của người Kurd tại Iraq
nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Hậu trưng cầu ý dân Thổ Nhĩ Kỳ: Khi quyền lực không là tất cả

Là dân tộc có 30 triệu dân với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, nhưng người Kurd chưa bao giờ có quốc gia của riêng mình. Do đó, không khó hiểu khi nhiều người trong số họ kỳ vọng cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của Chính phủ Khu vực Người Kurd (KRG) ngày 25/9 sẽ biến giấc mơ này trở thành hiện thực.

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem
Bản đồ về các khu vực có người Kurd sinh sống. (Nguồn: CIA)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng người Kurd cần tỉnh táo để nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn sau cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Việc không có bàn đạp vững chắc và phải đối mặt với nhiều thách thức sẽ không chỉ khiến những nỗ lực của người dân vùng Kurdistan đổ xuống sông xuống biển, mà còn đe dọa tới hòa bình trong khu vực, cũng như sự tồn vong của dân tộc Kurd.

Lung lay gốc rễ

Kể từ khi trở thành khu vực tự trị năm 1991, vùng Kurdistan đã nhận được không ít đặc quyền như sở hữu quân đội và quốc hội riêng. Sau khi Baghdad rút khỏi khu vực này dưới sự đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng năm 2014, người dân Kurdistan và lực lượng dân quân Peshmerga đã anh dũng chiến đấu và đẩy lùi những kẻ khủng bố ra khỏi lãnh thổ của mình.

Dẫu vậy, không ít người Kurd tỏ ra hoài nghi đây sẽ là khoảnh khắc Kurdistan viết nên quốc ca của mình. Mahmoud Othman, chính trị gia người Kurd có nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: “Thành lập một quốc gia độc lập không chỉ đòi hỏi sự đoàn kết của người Kurd, mà còn cần sự ủng hộ từ phía Baghdad. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chẳng có gì cả”.

Theo ông Othman, lực lượng Peshmerga chưa bao giờ là khối thống nhất, khi một phần ủng hộ Đảng Người Kurd Dân chủ (KDP) cầm quyền, trong khi phần còn lại ngả theo đảng Liên minh Ái quốc Người Kurd đối lập. Thêm vào đó, Kurdistan đã không có Quốc hội kể từ năm 2015, sau những bê bối chính trị và các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Masoud Barzani kéo dài thời gian cầm quyền của mình. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng trưng cầu ý dân chỉ là cái cớ để Đảng KDP thu hút sự ủng hộ của người dân trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Bên cạnh đó, nền kinh tế của Kurdistan đang ở thế “chỉ mảnh treo chuông”. Nguồn thu từ dầu mỏ đã sụt giảm đáng kể do chi phí cho cuộc chiến tranh với IS và việc tiếp nhận 1,8 triệu người tị nạn, trong khi giá dầu vẫn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã rút ra khỏi khu vực này. Có thể nói, KRG đang gặp quá nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế để có thể đối mặt với những thách thức đến từ việc “lập quốc”.

Con dao hai lưỡi

Một vấn đề nan giải khác của KRG nằm ở chủ quyền Kirkuk. Không chỉ là khu vực đa sắc tộc và tôn giáo, nơi người Kurd, Arab và Thổ cùng sinh sống, đây còn là điểm nóng trong khu vực khi có trữ lượng dầu mỏ lớn. Việc đưa Kirkuk trở thành một phần của Kurdistan trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới cho thấy KRG mong muốn hợp pháp hóa quyền kiểm soát khu vực này. Tỉnh trưởng tỉnh Kirkuk Rebwar Talabani khẳng định: “Nếu sự lựa chọn của mọi người là “Có”, Kirkuk sẽ trở thành một phần của Kurdistan”.

Tuy nhiên, động thái này đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía cộng đồng thiểu số Arab và Thổ tại đây. Ông Hassan Toran, nghị sĩ người Thổ trong Quốc hội Iraq tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không công nhận bất kỳ kết quả nào. Tương lai của chúng tôi là ở Iraq”.

Quan trọng hơn, ý đồ nắm quyền kiểm soát Kirkuk của KRG chịu sự phản đối quyết liệt của nhiều nước trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai phản đối Kurdistan trở thành quốc gia độc lập ở Iraq, cho rằng diễn biến này sẽ kích động làn sóng ly khai tại quê nhà. Tương tự Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cũng kịch liệt phản đối cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd. Ngay cả đồng minh thân cận nhất của KRG là Mỹ cũng khuyên họ nên trì hoãn cuộc trưng cầu ý dân. Washington lo ngại nguy cơ dẫn đến những biến động chính trị mới tại Iraq và làm suy yếu chế độ của Thủ tướng Haider al-Abadi - nhân tố chủ chốt trong cuộc chiến chống IS hiện nay.

Hiện lãnh đạo KRG cho biết vẫn đang xem xét thêm về việc tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích cho rằng Tổng thống Masoud Barzani có thể sẽ hoãn cuộc trưng cầu ý dân vào phút chót. Tuy nhiên, dường như các chính trị gia người Kurd đã hết kiên nhẫn. Người Phát ngôn của KRG, Safeed Dizayee tuyên bố: “Chúng ta không thể chờ đợi khoảnh khắc. Chúng ta phải tạo ra khoảnh khắc đó!”.

Nếu Kurdistan trở thành một quốc gia độc lập, nhiều khả năng KRG và Baghdad sẽ bàn thảo về các điều khoản của cuộc “ly hôn” trắc trở. Chuyên gia Joost Hiltermann của Viện Nghiên cứu khủng hoảng toàn cầu nhận định động thái này có thể sẽ châm ngòi cho những căng thẳng mới bùng phát trong khu vực. Khi đó, cái giá mà người Kurd phải trả sẽ không chỉ là hòa bình trong khu vực, mà còn là sự tồn vong của chính dân tộc mình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Hậu trưng cầu ý dân Thổ Nhĩ Kỳ: Khi quyền lực không là tất cả

Để có thể vận hành đất nước vốn đang bị chia rẽ sâu sắc, Tổng thống Recep Erdogan cần có một lập trường trung dung và ít phân cực ...

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Các thành viên cấp cao IS đang tháo chạy khỏi Raqa

Ngày 17/2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại úy Jeff Davis cho biết các thành viên cấp cao của tổ chức "Nhà nước ...

nguoi kurd trung cau y dan ve doc lap nuoc co mao hiem Iraq giải phóng các khu vực quan trọng cuối cùng ở Đông Mosul

Quân đội Iraq cho biết ngày 22/1, các lực lượng an ninh Iraq đã giành lại các khu vực cuối cùng ở trung tâm phía ...

Minh Quân