Nguy cơ từ vụ bê bối của Tổng thống Hàn Quốc

Bê bối liên quan đến bà Choi Soon-sil, người có quan hệ thân thiết với Tổng thống Park Geun-hye trong 40 năm qua, ảnh hưởng tiêu cực tới không chỉ uy tín của nhà lãnh đạo này, mà còn có thể kéo theo những hậu quả khó lường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc Tổng thống Hàn Quốc đối mặt với những bê bối chính trị
nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc Hàn Quốc: Tổng thống Park Geun-hye có ý định từ chức

Xin lỗi là chưa đủ

Choi Soon-sil, người tuy không nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ song rất thân thiết với bà Park, đã trở về Hàn Quốc trong bối cảnh xuất hiện các cáo buộc cho biết bà đã được xem trước nhiều bài phát biểu của Tổng thống, việc bổ nhiệm trong chính phủ và thậm chí còn được biết nhiều thông tin mật. Truyền thông còn đưa tin bà Choi hiện đang điều hành hai tổ chức phi lợi nhuận được chính phủ chống lưng và nắm giữ hàng chục triệu USD.

nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc
Bà Choi Soon-sil bị báo chí Hàn Quốc bủa vây khi vừa trở về từ Đức, ngày 31/10. (Nguồn: Yonhap)

Ngày 25/10, Tổng thống Park Geun-hye, 61 tuổi, đã đưa ra lời xin lỗi công khai về vụ bê bối. Ngày 28/10, bà Park yêu cầu các Bộ trưởng từ chức để bắt đầu cải tổ nội các vào cuối tuần. Tuy nhiên, động thái này cũng không đủ để trấn an dư luận, nhất là những người biểu tình đòi bà từ chức.Trong khi đó, các nhà điều tra bắt đầu xét hỏi các cố vấn hàng đầu của bà Park, đồng thời khám xét một số văn phòng, nhà riêng của nhiều quan chức có liên quan tới các tổ chức phi lợi nhuận của bà Choi.

Theo trang mạng atimes.com, mối quan hệ của Tổng thống Park Geun-hye đối với gia đình bà Choi Soon-sil bắt đầu từ vài thập kỷ trước, từ khi cố Tổng thống Park Chung-hee - cha của Tổng thống Park Geun-hye, còn đương nhiệm. Một số nguồn cho biết bà Park Geun-hye đã gặp cha bà Choi, một thủ lĩnh tôn giáo, sau khi mẹ bà Choi bị một sát thủ Triều Tiên sát hại vào năm 1974. Cố Tổng thống Park Chung-hee, người lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1961, bị chính người đầu ngành tình báo ám sát vào năm 1979. Bà Choi sau đó được cho là đã bắt đầu có mối quan hệ thân thiết với bà Park Geun-hye sau khi cha mất vào năm 1994.

Khả năng bị luận tội thấp

Trong bối cảnh các đảng đối lập yêu cầu Chính phủ tiến hành cải cách tổng thể và đòi Tổng thống Park Geun-hye từ chức, tỷ lệ ủng hộ nhà lãnh đạo này đã giảm xuống mức thấp chưa từng có là 17,5%. Điều này cho thấy ngay cả những lực lượng ủng hộ Tổng thống mạnh mẽ nhất cũng đang cảm thấy bất an và hoang mang.

Tuy nhiên, nhiều người dân và giới học giả hoài nghi về khả năng bà Park bị luận tội - theo đòi hỏi của phe đối lập - bởi điều này cần có sự thông qua của Tòa án Tối cao, cơ quan do bà trực tiếp bổ nhiệm. Giáo sư Choi Lyong tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Hankuk cho rằng, phần lớn các thẩm phán đều do đích thân Tổng thống Park chỉ định và điều này có nghĩa các cuộc tranh luận nhằm luận tội Tổng thống đều sẽ đi đến bế tắc.

Theo Hiến pháp Hàn Quốc, Tổng thống cũng được miễn mọi cuộc truy tố hình sự và luận tội trong nhiệm kỳ, ngoại trừ trường hợp có liên quan đến các âm mưu xâm phạm lợi ích hoặc chủ quyền quốc gia có câu kết với nước ngoài. “Cơ cấu Hiến pháp Hàn Quốc về cơ bản đã củng cố đáng kể quyền lực cho Tổng thống, và tránh cho người ở vị trí lãnh đạo này khỏi nguy cơ bị luận tội”, ông Lyong nói.

nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc
Hiến pháp Hàn Quốc tạo điều kiện cho bà Park Geun-hye tránh nguy cơ bị luận tội. (Nguồn: Reuters)

Năm 2004, Tổng thống khi đó là ông Roh Moo-hyun từng đứng trước nguy cơ bị luận tội, song Tòa án Tối cao đã bác bỏ vụ việc. Giáo sư Kim Jae-chun thuộc Đại học Sogang, cho rằng dư luận sẽ thay đổi theo thời gian, và khi mọi chuyện dần lắng xuống, “người dân sẽ dần cảm thông cho Tổng thống". Ông nói: “Vẫn còn nhiều người ủng hộ bà Park, và cho dù hiện nay tỷ lệ này chỉ là 17% song chắc chắn nó sẽ lại tăng trong thời gian tới. Người ta sẽ nói rằng bà Park đã phạm sai lầm song bà ấy không đáng bị luận tội”.

Trong khi đó, Giáo sư Lyong cho rằng, chỉ còn 1 năm nữa là tới cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo, phe đối lập có thể sẽ lợi dụng vụ bê bối này để làm giảm uy tín của chính phủ thay vì cố tìm cách theo đuổi nỗ lực bị xem là bất khả thi nhằm luận tội Tổng thống.

Chính sách đối ngoại bị chệch hướng?

Trong bối cảnh vụ bê bối nói trên đang tác động tiêu cực đến các vấn đề nội bộ Hàn Quốc, một số nhà phân tích cho rằng lập trường cứng rắn của Hàn Quốc đối với các vấn đề quốc tế, nhất là Triều Tiên, có thể đi chệch hướng trong giai đoạn còn lại cuối nhiệm kỳ của bà Park.

nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc
Người dân Seoul biểu tình đòi Tổng thống Park Geun-hye từ chức, ngày 29/10. (Nguồn: Reuters)

Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên cho rằng: “Các chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên, như các biện pháp đối phó với chương trình hạt nhân, có thể phát huy hiệu quả khi chính phủ đảm bảo được sự ủng hộ của dư luận và sự phối hợp của quốc tế… Tuy nhiên, không có sự hậu thuẫn của dư luận trong nước đối với các vấn đề đối nội, sự ủng hộ của quốc tế có thể cũng sẽ không còn. Các chính sách cứng rắn của bà Park có thể sẽ rơi vào bế tắc”.

Một số nhà phân tích khác còn lo ngại bê bối này ảnh hưởng tới uy tín của bà Park trên trường quốc tế, nhất là trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, khi Hàn Quốc vừa quyết định cho phép Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ của mình.

Giáo sư về Quan hệ quốc tế Park Won-gon thuộc Đại học Handong nói: “Giờ là lúc nhà lãnh đạo Hàn Quốc cần thể hiện ảnh hưởng của mình trong đàm phán với các nước láng giềng. Tuy nhiên, với nguy cơ sụt giảm uy tín như hiện nay, các chính sách ngoại giao của bà có thể sẽ đi chệch hướng”.

nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc Hàn - Mỹ - Nhật thảo luận biện pháp trừng phạt Triều Tiên

Ngày 27/10, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lim Sung-nam cùng những người đồng cấp Mỹ Tony Blinken  và Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã thảo ...

nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc Hàn Quốc kêu gọi kỷ nguyên hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Lời kêu gọi được Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đưa ra tại lễ kỷ niệm Ngày Lập quốc 3/10.

nguy co tu vu be boi cua tong thong han quoc Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi tăng cường đoàn kết dân tộc

Lời kêu gọi trên được bà Park Geun-hye đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên đe dọa sẽ tấn công phủ đầu hạt nhân nhằm ...

Hàn Giang (theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Brentford vs AFC Bournemouth tại vòng 11 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 9/11.
'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump sẽ giải quyết câu chuyện Nga-Ukraine và tình hình Trung Đông như thế nào?
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt Nam-Lào trong thời ...
Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động