TIN LIÊN QUAN | |
LHQ lên án vụ giết hại nhân viên cứu trợ nhân đạo tại Nam Sudan | |
Sự thật về chiến thuật "thảm họa nhân đạo" ở Nam Sudan |
Cuộc nội chiến tại đất nước chuyên sản xuất dầu mỏ này bùng phát khi Tổng thống Salva Kirr sa thải cấp phó của mình năm 2013, chỉ 2 năm sau khi Nam Sudan giành được độc lập từ Sudan.
Cuộc xung đột vừa mang màu sắc bạo lực chính trị, vừa mang tính mâu thuẫn sắc tộc, thúc đẩy lạm phát và khiến hầu hết đất nước chìm trong nạn đói, tạo ra cuộc khủng hoảng dân tị nạn lớn nhất châu Phi kể từ nạn diệt chủng ở Rwanda năm 1994.
Ông Valentin Tapsoba, đại diện Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại châu Phi phát biểu: “Không cuộc khủng hoảng người tị nạn nào ngày nay khiến tôi lo lắng hơn là tại Nam Sudan”.
Cuộc sống thiếu thốn của những đứa trẻ Nam Sudan ở trại tị nạn. (Nguồn: Anadolu) |
Theo UNHCR và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), tại đất nước có 12 triệu dân này, cứ 3 trên 4 trẻ em không được đến trường. Hơn 1 triệu trẻ đã trốn khỏi Nam Sudan trong khi 1 triệu em khác đang chạy loạn trong nội địa quốc gia này..
Các cơ quan LHQ cũng cho biết thêm khoảng hơn 1.000 trẻ em đã bị giết hại trong cuộc chiến. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều khi không có số liệu chính xác được đưa ra.
Phần lớn người dân Nam Sudan tị nạn tại các nước láng giềng như Uganda, Kenya, Sudan hoặc Ethiopia, những quốc gia nghèo khó, vốn đang vật lộn để cung cấp đủ lương thực và nguồn lực cho chính người dân của nước họ.
LHQ cảnh báo áp dụng biện pháp cứng rắn đối với Nam Sudan Liên hợp quốc (LHQ) đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và nạn đói đang hoành hành ở Nam ... |
Trung Đông - Châu Phi: 20 triệu người có nguy cơ chết đói Mạng sống của hơn 20 triệu người ở 4 quốc gia châu Phi gồm Nam Sudan, Somalia, Nigeria và Yemen đang bị đe doạ nghiêm ... |
Việt Nam đang thực hiện gìn giữ hòa bình ở CH Trung Phi, Nam Sudan Ngày 15/2, tại Hà Nội, Tổ Công tác liên ngành và Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về việc Việt Nam tham gia hoạt động ... |