Nhỏ Bình thường Lớn

Ông Trump nên duy trì có chọn lọc chính sách với ASEAN

Sẽ là một mất mát lớn cho nước Mỹ nếu như chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump bỏ qua ASEAN và những thành tựu của Tổng thống tiền nhiệm Obama. 
TIN LIÊN QUAN
ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean Nước Mỹ hậu bầu cử Tổng thống
ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean Hàng hoá Việt tìm đường vào các nước ASEAN

Giáo sư Kavi Chongkittavorn, Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đã nhận định như vậy trong một bài viết đăng trên The Nikkei Asian Review, hôm 13/11.

Tâm huyết của người tiền nhiệm

Tổng thống đắc cử Donald Trump thừa hưởng một chính sách vững chắc đối với khu vực Đông Nam Á của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Trong bối cảnh địa chiến lược, chính trị khu vực có nhiều biến động, cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nước Mỹ sẽ được đánh giá là thông minh nếu như duy trì những động lực mạnh mẽ và cách tiếp cận của ông Obama tại Đông Nam Á.

ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean
Tổng thống Obama đã đầu tư nâng tầm quan hệ của Washington với khu vực lên một tầm cao chưa từng có. (Nguồn: AP)

Tổng thống Obama đã đầu tư nâng quan hệ của Washington với khu vực lên một tầm cao chưa từng có. Ông đã đi thăm các nước ASEAN 7 lần và gặp gỡ các lãnh đạo ASEAN 11 lần trong suốt nhiệm kỳ của mình, nhiều hơn tất cả các lãnh đạo Mỹ trước đó. Ngoài ra, từ năm 2010, chính quyền của Tổng thống Obama đã thể hiện sự đoàn kết với quan điểm của hầu hết các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông cũng như tranh chấp chủ quyền giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.

Chiến lược tái cân bằng sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama cũng là một trong những nỗ lực hiện diện kinh tế và an ninh của Washington tại khu vực. Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN tại Sunnylands vào tháng 2/2016 với tuyên bố chung gồm 17 điểm được coi là khuôn khổ cho hợp tác giữa hai bên và được đánh giá là bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - ASEAN. Khi còn làm Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Obama, bà Clinton đã nỗ lực quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về vấn đề này, khiến đây không còn phải vấn đề giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc.

Ngoài ra, Tổng thống Obama đã tâm huyết thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mang đến nhiều kỳ vọng phát triển cho các nước ASEAN, trong đó có Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam. Nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump quyết định hủy bỏ TPP như ông đã nêu trong chiến dịch tranh cử của mình, châu Á sẽ theo đuổi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Điều này khiến uy tín lâu dài của Mỹ - nước vốn ủng hộ tự do thương mại, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Dễ dàng bỏ qua ASEAN?

Do vậy, Tổng thống đắc cử Trump nên duy trì có chọn lọc những sáng kiến của Tổng thống Obama tại khu vực, đặc biệt là những sáng kiến liên quan tới việc duy trì các nguyên tắc luật pháp quốc tế và sáng kiến thúc đẩy giáo dục thanh niên Đông Nam Á. Trong thời điểm Liên minh châu Âu (EU) đang gặp phải các vấn đề như Brexit, bất kỳ sự suy giảm nào trong quan hệ với ASEAN cũng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế cũng như uy tín quốc tế của Mỹ. Rõ ràng, sẽ là một mất mát lớn cho nước Mỹ nếu như chính sách đối ngoại của ông Trump bỏ qua ASEAN và những thành tựu của Tổng thống tiền nhiệm Obama.

ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean
Tiêu điểm trong chính sách đối ngoại của ông Trump trong những năm tới đây sẽ là vấn đề Trung Đông cũng như quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. (Nguồn: AP)

Có thể, Tổng thống đắc cử Trump sẽ dễ dàng bỏ qua ASEAN bởi khoảng cách địa lý xa xôi cũng như sự phức tạp, đa dạng của các nước thành viên và sự thiếu nhất quán của Hiệp hội trên nhiều vấn đề cấp toàn cầu. Tiêu điểm trong chính sách đối ngoại của ông Trump trong những năm tới đây sẽ là vấn đề Trung Đông cũng như quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi những căng thẳng ở Biển Đông đã lắng xuống phần nào thì tình hình Triều Tiên vẫn đang diễn biến phức tạp do chương trình hạt nhân của nước này. Từ cấp độ khu vực, thay đổi chính sách của Mỹ trong quan hệ với các nước ở châu Á sẽ ngay lập tức tác động tới nền kinh tế và quá trình hội nhập của Hiệp hội.

Trong dài hạn, mức độ ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á sẽ giảm dần. Mặc dù kim ngạch thương mại giữa ASEAN - Mỹ hiện khá cao nhưng vẫn thấp hơn giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhiều nước trong Hiệp hội cũng đang tăng cường hoạt động thương mại với Trung Quốc như Philippines, Malaysia hoặc Thái Lan.

Chính sách đối ngoại của Mỹ với ASEAN sẽ rõ nét hơn tại cuộc gặp các ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào tháng 6/2017, bởi trong khuôn khổ sự kiện này sẽ có cuộc gặp gỡ giữa các ngoại trưởng ASEAN và ngoại trưởng mới của Mỹ. Mối quan hệ ASEAN – Mỹ cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn vào cuối năm 2017 khi Philippines, nước chủ tịch của ASEAN, kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Hiện tại, vẫn chưa thể kết luận chính sách của ông Trump đối với ASEAN sẽ như thế nào  song nếu ông Trump quyết định không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ 5 được tổ chức vào đầu tháng 11/2017, ASEAN sẽ có đủ căn cứ để kết luận rằng Mỹ không còn coi ASEAN có giá trị như một đối tác chiến lược.

ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean Tổng thống Obama trấn an đồng minh về cam kết của ông Trump

Một trong những việc quan trọng nhất mà ông Obama có thể làm trong chuyến công du là trấn an các đồng minh đang tỏ ...

ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean Tổng thống Nga và Tổng thống đắc cử Mỹ lần đầu tiên điện đàm

Ngày 14/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có cuộc điện đàm, trong đó thảo luận về ...

ong trump nen duy tri co chon loc chinh sach voi asean Chuyến công du nước ngoài cuối cùng của Tổng thống Obama

Ngày 14/11, Tổng thống Barack Obama bắt đầu hành trình thăm Hy Lạp, Đức và Peru. Đây là chuyến công du nước ngoài cuối cùng ...

Thu Hiền (theo The Nikkei Asian Review)