PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Người trẻ chỉ có thể làm chủ công nghệ nếu mục tiêu và cách dạy thay đổi

Nguyệt Anh
(thực hiện)
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, học sinh chỉ có thể làm chủ được công nghệ, chủ động dẫn dắt tương lai của mình nếu mục tiêu giáo dục thay đổi, cách dạy thay đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ cho rằng, học sinh chỉ có thể làm chủ được công nghệ, chủ động dẫn dắt tương lai của mình nếu mục tiêu giáo dục thay đổi, cách dạy thay đổi. (Ảnh: NVCC)

Trong thời đại AI phát triển như vũ bão, bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của cơ hội tiếp cận, nắm bắt cùng thời cuộc để học sinh sẽ trở thành người dẫn dắt, làm chủ trong tương lai?

Trong thời đại ngày nay, công nghệ trở thành tất yếu cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo (AI) đã được ứng dụng rất nhiều, ngày càng trở nên thông minh, rất gần với trí tuệ thực của con người. Người trẻ nói chung, học sinh nói riêng càng nhanh nhạy trước ứng dụng công nghệ. Vậy nên, họ sẽ là người làm chủ cơ hội tiếp cận công nghệ.

Thực tế cho thấy, có những ý kiến trái chiều về ứng dụng công nghệ trong giáo dục, nhất là cho sự tham gia của AI vào trong hoạt động dạy và học. Đến nay, đã có một số quốc gia, một số nhà trường đưa ra yêu cầu hạn chế AI trong một số hoạt động giáo dục. Đứng ở góc độ này, chắc hẳn chúng ta cũng hiểu nguyên nhân vì sao?

Chúng ta sẽ dễ dàng chứng kiến sự lười tư duy, lười tìm tòi khám phá, lười lập luận của không ít người học, khi họ dễ dàng nhờ AI để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề. Mặt khác, sự gian lận trong học tập cũng có dấu hiệu gia tăng, khiến cho giáo viên, các nhà quản lý, đánh giá cảm thấy “không an toàn” khi để học sinh dễ dàng sử dụng AI trong học tập. Những tình huống vừa kể trên cho thấy, nếu không đánh giá đúng vai trò, bản chất của AI nói riêng, công nghệ nói chung trong đời sống, trong học tập thì rất dễ dẫn đến sự cực đoan.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh, người trẻ làm chủ cơ hội tiếp cận công nghệ. Sự xâm nhập của công nghệ vào mọi mặt trong đời sống khiến người học khó tách ra khỏi những ứng dụng hấp dẫn.

"Việc học giờ đây được giải phóng, tạo cơ hội cho mỗi người có thể chủ động và dễ dàng tiếp cận tri thức bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nắm bắt được điều đó, mỗi người học sẽ không bị động, không trở thành 'cái máy học thuộc', không trở thành người học để thi cho xong".

Lúc này, cần xem lại bản chất của việc học đối với con người. Nếu việc học để ứng thí, để chứng minh “sự hiểu biết kiến thức” thì không còn phù hợp trong bối cảnh ngày nay. Trong thời đại công nghệ, việc học là một trải nghiệm tuyệt vời để mỗi người hòa mình vào xã hội, vào thiên nhiên, để khám phá và thích nghi, nhất là “trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình”.

Ở đó, việc phát triển tư duy, tăng trải nghiệm để người trẻ nắm được cách học, được giao lưu, được rèn các giá trị sống. Như thế, AI chỉ có thể là một công cụ, hỗ trợ con người tìm kiếm tri thức, trả lời những câu hỏi “ai, cái gì, ở đâu”. Còn những câu hỏi “tại sao, như thế nào”, nhất là “đặt câu hỏi” và những cảm xúc thì AI sẽ không bao giờ giúp được.

Như vậy, việc học giờ đây được giải phóng, tạo cơ hội cho mỗi người có thể chủ động và dễ dàng tiếp cận tri thức bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nắm bắt được điều đó, mỗi người học sẽ không bị động, không trở thành “cái máy học thuộc”, không trở thành người học để thi cho xong. Học sinh chỉ có thể làm chủ được việc học, chủ động dẫn dắt tương lai của mình nếu mục tiêu giáo dục thay đổi, cách dạy thay đổi.

Thực tế, giáo dục vẫn dạy trẻ tư duy "đồng phục", nhồi nhét kiến thức, trong khi lại tiếp nhận khối kiến thức "không bằng một góc của trí tuệ nhân tạo". Nhìn cách học sinh chúng ta đang học, bà nghĩ gì?

Dạy học vẫn thiên về nhồi nhét kiến thức, tình trạng một bộ phận “trẻ không biết” vẫn là một thực tế. Những hiểu biết và triển khai về dạy học phân hóa, dạy học hướng cá nhân vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân của hiện tượng này là do điều kiện dạy học chưa đồng bộ, có quá nhiều cơ sở vật chất chưa được đầu tư để phục vụ việc dạy và học; nhận thức về mục tiêu giáo dục và cách dạy chưa đổi mới. Tất nhiên, một thực tế về năng lực của người thực hiện giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Hạn chế của giáo dục từ việc áp lực dạy học để học trò chỉ tập trung tiếp nhận khối kiến thức "không bằng một góc của trí tuệ nhân tạo" dẫn đến lệch lạc bản chất của việc học trong bối cảnh hiện nay. Người học sẽ không được thụ hưởng những ưu việt mang tính thời đại như sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ trong suốt quá trình học tập và trong đời sống để khai phóng năng lực, sự chủ động dẫn dắt tương lai của chính mỗi người học. Đồng thời, khó tạo động lực học tập suốt đời, học hiệu quả với sự phối hợp của cộng đồng học tập.

Theo tôi, quan trọng nhất, việc học phải là một trải nghiệm tuyệt vời để mỗi người hòa mình vào xã hội, vào thiên nhiên, để khám phá và thích nghi, nhất là “trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình”.

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ
Hãy trang bị cho người trẻ nhận thức, kỹ năng và bộ công cụ tốt để họ phát huy sự chủ động và có lòng tin vào bản thân. (Ảnh: NVCC)

Thách thức lớn nhất của người trẻ trong thời đại mới là gì, theo bà?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thời đại mới không hề dễ dàng với người trẻ. Họ dễ dàng được thoả mãn ở một số khía cạnh nhưng cũng phải đối mặt với muôn vàn thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là đối mặt với quá tải thông tin, sức khoẻ, với khả năng làm chủ của bản thân.

Việc người trẻ sử dụng thiết bị công nghệ quá mức có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, cô lập. Áp lực để bản thân đua theo những trend, với những lượng thông tin khổng lồ từ Internet (khó phân biệt nguồn gốc, thật, giả), mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý cá nhân. Đồng thời, họ trở nên thiếu kỹ năng, thiếu an toàn trước những đe dọa về việc làm, tự quản lý và phát triển bản thân để thích ứng, cởi mở với xã hội.

Tư duy kiến tạo, tư duy phản biện, giáo dục cảm xúc là những yếu tố quan trọng cần học trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thực tế, các nhà trường đã quan tâm, chú trọng giáo dục những yếu tố này hay chưa?

Chúng ta đã khuyến cáo việc giáo dục cho con người có tư duy phản biện, có cảm xúc xã hội, sự hợp tác để sẵn sàng kiến tạo nhằm bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững trong thời đại ngày nay. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đề cập việc chú trọng giáo dục những năng lực như hợp tác và giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Tuy nhiên, nhìn lại thực tế trong các nhà trường, vẫn chưa thể tiến hành các hoạt động giáo dục tập trung vào những mục tiêu này. Hầu hết các nhà trường thiếu thốn nguồn lực về cơ sở vật chất, về con người để thực hiện chương trình một cách bài bản. Nhận thức cũng có những sự khác nhau trong xã hội, trong mỗi nhà trường. Bởi không dễ dàng tiến hành giáo dục con người tập trung vào tư duy phản biên, cảm xúc xã hội khi bối cảnh văn hoá, kinh tế có rất nhiều đặc thù địa phương và cụ thể ở những người thực thi giáo dục.

"Học sinh chỉ có thể làm chủ được việc học, chủ động dẫn dắt tương lai của mình nếu mục tiêu giáo dục thay đổi, cách dạy thay đổi".

Vậy cần dạy người trẻ điều gì? Làm sao để giúp người trẻ tự tin, chủ động trong cuộc sống và cạnh trạnh thành công trên thị trường lao động trong tương lai?

Trong thời đại ngày nay, nội dung học tập, cách học, môi trường học tập là một hệ sinh thái phức tạp. Nhưng dù thế nào, trước sự đòi hỏi của thời đại, hãy giúp trẻ thông qua việc học để phát triển tư duy, được tăng trải nghiệm, được rèn giũa các giá trị sống.

Theo tôi, để giúp người trẻ tự tin, chủ động và thành công trong tương lai, cần có sự phối hợp từ nhiều phía, bao gồm “chân kiềng” gia đình - nhà trường - xã hội. Hãy trang bị cho người trẻ nhận thức, kỹ năng và bộ công cụ tốt để họ phát huy sự chủ động và có lòng tin vào bản thân.

Theo đó, cần có phương pháp khuyến khích người trẻ đặt ra mục tiêu và theo đuổi đam mê. Tạo cơ hội để họ trải nghiệm và học hỏi, phát triển kỹ năng mềm, mở rộng tầm nhìn và học hỏi từ những sai lầm, duy trì động lực và tiếp tục cố gắng. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, rèn luyện kỹ năng vượt khó, sẵn sàng thay đổi, thích nghi, giúp người trẻ tự tin thể hiện ý kiến, đóng góp ý tưởng và phát huy tiềm năng của bản thân. Đặc biệt, giúp họ nâng cao năng lực, để họ cảm thấy được tôn trọng, khích lệ và có động lực để cống hiến.

Xin cảm ơn bà!

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Điều quan trọng là người trẻ phải thiết lập thói quen đọc sách hàng ngày trong thời đại số

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Điều quan trọng là người trẻ phải thiết lập thói quen đọc sách hàng ngày trong thời đại số

Theo dịch giả Nguyễn Quốc Vương, khi bỏ quên văn hóa đọc, người ta sẽ bị biến thành người tiêu thụ văn hóa nghe nhìn ...

GS. Nguyễn Lân Dũng: Để phát triển kỹ năng đọc sách đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin

GS. Nguyễn Lân Dũng: Để phát triển kỹ năng đọc sách đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin

Theo GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, kỷ nguyên chuyển đổi số mang đến nhiều thay đổi trong cách thức con người tiếp cận và xử ...

Lời nhắn nhủ đặc biệt của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Lời nhắn nhủ đặc biệt của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Ngày 21/4, tại lễ trao bằng tốt nghiệp đợt 1, năm 2024 cho 1.355 sinh viên học tập tại trụ sở chính Hà Nội, cơ ...

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ 14, với chủ đề "Huế - Tuổi trẻ với di sản" là nơi thể hiện tài ...

Giáo dục sự tử tế cho trẻ thời AI

Giáo dục sự tử tế cho trẻ thời AI

Những năm gần đây, người ta nói nhiều về giáo dục sự tử tế cho trẻ, nhất là khi trí tuệ nhân tạo AI ngày ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.
Phiên bản di động