Putin-Medvedev: “Cặp đôi hoàn hảo” của nước Nga

Kết quả bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cuối tuần qua, Đảng Nước Nga Thống nhất (UR) của Thủ tướng Vladimir Putin đã giành thắng lợi với số phiếu thấp nhất từ trước đến nay (chỉ hơn 49%). Nhưng với vị trí không thể bị các đảng khác “qua mặt”, UR và ông Putin vẫn là “người hùng” của nước này...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến thắng của Đảng Nước Nga Thống nhất là điều đã được dự báo từ trước.

Chiến thắng của Đảng Nước Nga Thống nhất là điều đã được dự báo từ trước. Ngay từ sau sự kiện đại hội của Đảng này hồi tháng 9 nhất loạt ủng hộ đề cử ông Putin làm ứng cử viên Tổng thống nhiệm kỳ sắp tới, dư luận đã cho rằng Đảng của ông Putin sẽ thắng lợi như đã từng thắng trong các cuộc bầu cử Duma hồi năm 2007. Gần đây, để thu hút cử tri Nga, cả ông Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev (người mà ông Putin tuyên bố nếu trúng cử sẽ chỉ định làm Thủ tướng) đều tỏ ra cứng rắn với phương Tây về việc Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, việc mở rộng lãnh thổ trên Bắc Cực, lập trường chống can thiệp bên ngoài vào nội bộ Syria…

Ông Mikhail Vinogradov, nhà phân tích chính trị Nga, cho rằng đối với phần lớn cử tri Nga thì "Putin, UR và chính quyền là những khái niệm tương đồng," do vậy việc đề cử ông Putin làm ứng cử viên Tổng thống chắc chắn đã làm cho sự ủng hộ của người dân Nga đối với UR tăng lên.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng cùng với bộ đôi Putin-Medvedev, trong thời gian qua, UR, với tư cách là đảng cầm quyền, đã có những đóng góp tích cực đưa "Con thuyền Nga", từng có lúc chao đảo do những biến động xảy ra trên thế giới, trở lại đúng quỹ đạo phát triển. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), kinh tế Nga đã phục hồi chắc chắn. Điều đó giúp Chính phủ Nga đủ khả năng duy trì sự phát triển ổn định cho nền kinh tế đất nước, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Nga không những giành lại ảnh hưởng và uy tín trên trường quốc tế, mà còn phát huy được vai trò của mình trong những vấn đề hòa bình và ổn định thế giới.

Tuy nhiên, dù UR giành thắng lợi nhưng họ vẫn đang đứng trước nhiều thử thách. Dư luận từ Nga cho thấy, cử tri Nga mong muốn nhà cầm quyền quan tâm đến đời sống của người dân bình thường, từ việc bảo đảm cung ứng lương thực thực phẩm, bảo đảm nhà ở, cung cấp dịch vụ y tế… bằng hành động thực tế, chứ không dừng lại trên lời hứa trước bầu cử. Tham nhũng cũng là một tai họa cho dân Nga. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, hàng năm số tiền tham nhũng ở Nga là rất lớn. Người ta cũng dự báo nước Nga sẽ có những đợt chảy máu chất xám mới và giới đầu tư nước ngoài không còn thấy Nga là môi trường đầu tư hấp dẫn.

Khi ông Putin trở lại ghế Tổng thống vào năm tới, cũng có nghĩa là ổn định có thể trở lại tại Nga. 8 năm tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 7% dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Putin (2000-2008) cho phép Nga trả nợ, tích trữ khoảng 600 tỉ USD ngoại hối và đứng vào hàng các nền kinh tế hàng đầu. Một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng năm 1998, lãnh đạo nước này vẫn tự hào có thể vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng năm tới của Nga sẽ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ nhưng vẫn vượt xa các nước trong nhóm nhà giàu G7. Ngoài ra, ngân sách Nga vẫn sẽ cân bằng nếu giá dầu cao hơn 110 USD/thùng. Nga vẫn là một “quốc gia sống bằng lợi tức” – có nghĩa là đất nước mà nguồn doanh thu đầu tiên cơ bản là lợi tức – cụ thể là từ dầu và khí – hơn là từ thuế.

Vì vậy, bất chấp việc báo chí phương Tây đồng loạt đưa các thông tin thiếu tích cực về uy tín của ông Putin thì không ít cử tri phương Tây sẽ tự hỏi liệu lãnh đạo đất nước họ có thể làm tốt hơn bộ đôi Putin-Medvedev hay không, khi châu Âu đang vật lộn với khủng hoảng nợ công, còn Mỹ thì đang chật vật chống suy thoái.

Tất nhiên, không ai có thể chắc chắn về một sự thay đổi toàn diện nền kinh tế Nga trong nhiệm kỳ sắp tới của ông Putin, nhưng cử tri Nga vẫn chưa thấy cặp đôi nào “hoàn hảo” hơn Putin-Medvedev.

Nguyễn Kim

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động