Quá nhiều quan ngại, Nam Á và Đông Nam Á hết thời ‘phấn khích’ với BRI?

TGVN. Trang mạng eurasiareview.com ngày 15/11 có bài viết phân tích về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với một số nước Nam Á và Đông Nam Á cũng như bài học cho Indonesia.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri Chuyên gia: BRI của Trung Quốc thách thức kinh tế, chủ quyền của nhiều quốc gia
qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri Sáng kiến Vành đai Con đường: Khi Trung Quốc vẫn cần Mỹ

Tại Indonesia và những nơi khác ở Nam Á và Đông Nam Á, sự phấn khích về Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã được cảm nhận từ năm 2017, khi Indonesia tham gia Hội nghị Thượng đỉnh BRI lần thứ nhất tại Bắc Kinh cùng nhiều quốc gia thành viên SAARC và ASEAN. Lúc đó có dự báo rằng quốc gia nghìn đảo sẽ tiếp nhận đầu tư “khủng” từ Trung Quốc để hỗ trợ một số dự án cơ sở hạ tầng.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri
Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo các thỏa thuận trị giá khoảng 64 tỷ USD được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh BRI lần 2 tại Bắc Kinh vào tháng 4/2019 với sự tham dự của gần 40 nhà lãnh đạo trên thế giới. (Nguồn: EP)

Năm nay, các cuộc tranh luận về BRI một lần nữa trở nên nổi bật sau khi Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải Luhut Binsar Panjaitan đại diện cho Indonesia ký kết 28 dự án BRI hồi tháng 4/2019. Vẫn là mối quan ngại ngày một gia tăng về bản chất thực sự của BRI. Liệu BRI là sáng kiến phát triển của Trung Quốc hay quân bài địa chính trị trong đó sử dụng “bẫy nợ” như một công cụ nhằm buộc các nước trong mục tiêu tham gia các điều khoản mà Trung Quốc mong muốn?

Trải nghiệm "đau thương" của Sri Lanka

Trong khi hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đặt mục tiêu chi 4,4 nghìn tỷ USD cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại 65 quốc gia. Tuy nhiên, việc thực thi BRI gây ra nhiều tranh cãi, một trong số đó liên quan đến những lo sợ về “bẫy nợ”.

Sri Lanka là một trong những nước tham gia BRI phải từ bỏ giữa chừng vì khoản nợ với Trung Quốc. Dự án sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa tại Sri Lanka trị giá 190 triệu USD với lãi suất 6,3% không hề thu lại lợi nhuận gì sau khi sân bay được đưa vào vận hành. Kết quả là chính phủ Sri Lanka bị thất thu và không thể trả nợ cho Trung Quốc.

Việc không thể trả lãi cho Trung Quốc khiến quốc gia Nam Á này phải ký kết thỏa thuận với Trung Quốc theo hình thức cho thuê cảng chiến lược Hambantota trong vòng 99 năm.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri
Sri Lanka phải "ngậm ngùi" cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong vòng 99 năm. (Nguồn: AFP)

Theo GS. Brahma Chellaney - nhà phân tích chiến lược nổi tiếng tại Ấn Độ, điều mà Trung Quốc đang làm thông qua BRI đó là tiến hành nỗ lực ngoại giao “bẫy nợ”, trong đó quan hệ song phương được dựa trên cơ sở “vay nợ”.

Trong chiến lược ngoại giao này, nước chủ nợ sẽ cung cấp khoản tín dụng lớn cho nước vay nợ. Nếu nước vay nợ không thể hoàn trả, nước chủ nợ sẽ tạm thời “nhắm mắt cho qua” để tìm cách can thiệp các điều kiện kinh tế và chính trị ở nước vay nợ.

Nhận thức được điều này, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hồi tháng 8/2018 cho biết Malaysia sẽ ngừng các dự án được Trung Quốc tài trợ, bao gồm dự án đường sắt trị giá 20 tỷ USD, bởi có khả năng rằng nước này sẽ bị rơi vào bẫy nợ khổng lồ.

Bài học cho Indonesia

Mối quan ngại này cũng đang ngày một phổ biến tại Indonesia, trong bối cảnh chính phủ Jakarta dường như vẫn rất tham vọng tiếp tục tham gia BRI trong lúc phải đối mặt với nhiều vấn đề. Điều quan trọng cần ghi nhớ là hiện khoản nợ nước ngoài của Indonesia đã lên đến 387,6 tỷ USD trong quý I/2019.

Mặc dù tỷ lệ nợ nước ngoài của Indonesia so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn ở mức tương đối an toàn (36,9%) và tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P vừa nâng hạng tín nhiệm của Indonesia từ BBB- lên BBB, nhưng nền tảng kinh tế của Indonesia vẫn rất “mong manh”.

Hiện cũng có quan ngại rằng các dự án BRI - thay vì mang về lợi nhuận cho Indonesia - đang đẩy quốc gia này vào thế bất lợi. Một ví dụ là dự án đường sắt LRT Palembang - với tiềm năng tương tự như sân bay tại Sri Lanka - đang vắng bóng khách qua lại. Trên thực tế, dự án này của Indonesia đang thua lỗ khoảng 618.545 USD/tháng.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri
Dự án đường sắt LRT Palembang trong khuôn khổ BRI đang thua lỗ hàng tháng hơn 600.000 USD. (Nguồn: RTS)

Trước thực tế rằng các dự án cơ sở hạ tầng không thể giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế và thu hẹp sự bất bình đẳng - đặc biệt ở miền Đông - cũng như các tranh cãi khác, quyết định ký kết quá nhiều dự án BRI của chính phủ Indonesia chắc chắn sẽ bị đặt nghi vấn.

Một điều đáng mỉa mai khác là việc thực thi dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia hứng chịu nhiều tổn thất từ hành vi tham nhũng công khai tại đây. Thay vì nhằm mục tiêu phát triển xã hội, các dự án cơ sở hạ tầng thường trở thành lĩnh vực quan tâm của các nhóm lợi ích. Tựu trung lại, có khả năng Indonesia sẽ rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc nếu không cẩn trọng, điều sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Indonesia.

Chính phủ Indonesia cần đảm bảo rằng việc tham gia BRI sẽ không dẫn tới tổn thất. Như những gì Malaysia đã làm, Jakarta cần đàm phán lại với Trung Quốc về các điều khoản và điều kiện của các dự án đó. Indonesia phải nhận ra rằng Trung Quốc cần họ hơn là họ cần Trung Quốc bởi tuyến hàng hải của BRI theo kế hoạch sẽ không được hiện thực hóa nếu không có Indonesia.

Trường hợp Malaysia cho thấy việc đàm phán với Trung Quốc là khả thi. Nếu không thể làm được như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu những gì đã xảy ra ở Sri Lanka sẽ lặp lại ở Indonesia.

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri

Thủ tướng dự Hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn BRI 2

Sáng 27/4, tại thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự phiên thứ nhất Hội nghị bàn tròn các nhà ...

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri

Mỹ nêu lý do không cử đại diện dự hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Vành đai và Con đường

Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/4 cho biết, Washington sẽ không cử quan chức cấp cao tới dự hội nghị thượng đỉnh Sáng ...

qua nhieu quan ngai nam a va dong nam a het thoi phan khich voi bri

Điều gì khiến Italy “tha thiết” với Vành đai và Con đường?

Những ngày qua, Italy đang nổi lên là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế, khi trở thành nền kinh tế lớn đầu ...

(theo Eurasia Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con ...
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động