Quan hệ Trung - Ấn: An ninh bất đồng, kinh tế phát triển

Ngày 17/9 vừa qua, Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 64 của mình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại quê nhà bang Gujarat, miền Bắc đất nước. Báo The New York Times (Mỹ) nhận định, cuộc gặp gỡ lần này giữa lãnh đạo hai cường quốc châu Á sẽ đặt một nền tảng quan trọng cho quan hệ song phương Trung - Ấn trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những quan ngại về an ninh

Ông Tập Cận Bình là nguyên thủ Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ trong vòng 8 năm qua. Trong mắt Trung Quốc, Ấn Độ là mảnh đất đầy tiềm năng về kinh tế, với nhiều dự án sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỉ đô-la Mỹ. Về an ninh, Bắc Kinh cũng cần phải ổn định biên giới Tây – Nam, trong bối cảnh nước này đang có các tranh chấp ở phía Đông như Nhật Bản, Philippines và Mỹ. Thời gian qua, truyền thông Trung Quốc đã có nhiều lời ca ngợi Tổng thống Modi, ngầm thể hiện mong muốn rằng ông sẽ đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế với Bắc Kinh. Tuy vậy, những lợi ích này ít nhiều sẽ bị cản trở bởi những lo ngại về an ninh.

Trong khi ông Modi tổ chức một buổi tiệc chiêu đãi sang trọng bên bờ sông Sabarmati để đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình, quân đội Ấn Độ đang đụng độ với lính Trung Quốc ở tuyến biên giới chung, nơi mà hai nước đã có nhiều cuộc giao tranh chớp nhoáng kể từ năm 1962. Chính quyền New Delhi cho biết, từ đầu năm đến tháng Tám năm nay, binh lính Trung Quốc đã xâm phạm biên giới Ấn Độ 334 lần.

Mặt khác, việc Ấn Độ thảo luận về nâng cao hợp tác hàng hải với Australia và Nhật Bản cũng như thắt chặt quan hệ quốc phòng và năng lượng với Việt Nam được xem là động thái thách thức Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng các cảng biển và cơ sở hạ tầng ở các quốc gia Nam Á như Malpes hay Sri Lanka, nhằm thiết lập nên “chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ.

Lợi ích kinh tế song phương to lớn

Ông M. J. Akbar, Người Phát ngôn của Đảng cầm quyền Bharatiya Janata nói rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ ra sức khẳng định vai trò cường quốc hàng đầu khu vực của mình mà không sợ “chọc giận” Trung Quốc. “Tôi nghĩ Trung Quốc cũng hiểu rằng, sự đối đầu sẽ không thể leo thang thành thù địch, bởi vì lợi ích kinh tế giữa hai nước còn quan trọng hơn”, ông Akbar nói.

Có thể thấy, điều đặc biệt trong chuyến thăm 3 ngày của ông Tập Cận Bình tới Ấn Độ đó là ông không bắt đầu ở thủ đô New Delhi, mà thay vào đó là bang Gujarat – quê hương Tổng thống Modi. Tại đây, ông Modi và ông Tập đã mặc những trang phục theo nghi lễ truyền thống của quốc gia mình để đến thăm đền thờ Mohandas K. Gandhi. Sau đó, hai nhà lãnh đạo đi dạo dọc theo bờ sông Sabarmati, nơi trước đây vốn là khu ổ chuột nghèo nàn nhưng dưới chính sách của Tổng thống Modi đã “thay da đổi thịt” trở thành một khu vực sạch sẽ, hiện đại.

Trước đó, theo thông tin trong một bài viết ra ngày 17/9 trên tờ The Hindu, một nhật báo lớn uy tín của Ấn Độ, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ - nơi ông gọi là “công xưởng của thế giới”, “trung tâm hậu cần của thế giới”. Ông Tập nói rằng, Bắc Kinh sẽ giúp Ấn Độ cải thiện cơ sở hạ tầng và sản xuất, đồng thời mở cửa cho dược phẩm và công nghệ Ấn Độ tiếp cận vào thị trường Trung Quốc. Quyết định này được cho là sẽ thu hẹp khoảng cách bất cân bằng thương mại 30 tỉ giữa hai cường quốc châu Á.

Trong khi đó, theo một bài xã luận trên Hoàn Cầu thời báo (Global Times), Zhao Minghao – chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Đại học Bắc Kinh) nói rằng sự hợp tác của Ấn Độ là vô cùng cần thiết khi 3/4 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương.

“Trong một thời gian dài, Nam Á là một mắt xích yếu trong chính sách ngoại giao phên dậu của Trung Quốc”, ông Zhao viết. Ngoài ra, học giả này còn cho rằng, quan hệ ấm áp giữa các chính phủ Nam Á với Nhật Bản và Mỹ đã “gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Bắc Kinh”.

Cũng theo ông Zhao, “so với Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc thấu hiểu hơn về sự cấp thiết trong phát triển kinh tế của các nước Nam Á”.

Cân bằng quyền lực với Trung Quốc

Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 5/2014, ông Modi đã khiến nhiều người bất ngờ vì những chính sách đối ngoại táo bạo, chẳng hạn như việc mời Thủ tướng Pakistan Nawar Sharif tham dự lễ nhậm chức của mình. Bên cạnh đó, sau chuyến thăm đến hai quốc gia láng giềng là Bhutan và Nepal, ông đã dành ra 5 ngày công du đến Nhật Bản.

Đường lối ngoại giao của ông Modi sẽ tiếp tục gây chú ý cho cộng đồng quốc tế với chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 9 này. Trước đây, tưởng chừng như Chính quyền Washington sẽ rất khó để xây dựng quan hệ tốt đẹp với chính phủ mới Ấn Độ bởi từ năm 2002, Mỹ đã tước bỏ quyền nhập cảnh của ông Modi – khi đó còn là Thủ hiến của bang Gujarat – vì cho rằng ông đã không có những hành động thích hợp để ngăn chặn cuộc chiến sắc tộc đẫm máu khiến hơn 1000 người chết. Tuy vậy, hiện nay, Mỹ là một đối tác quan trọng với Ấn Độ trên nhiều khía cạnh. Ấn Độ mong muốn Mỹ có thể đầu tư vào các dự án phát triển như xây dựng thành phố thông minh hay sản xuất và chuyển giao khí tài quân sự. Trong thâm tâm Tổng thống Modi, Ấn Độ có thể cùng với Mỹ và đồng minh hiệp ước thân cận của Washington là Nhật Bản đóng vai trò đối trọng, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Suy nghĩ nói trên phần nào đã được ông Modi thể hiện trong chuyến công du Nhật Bản vừa qua. Phát biểu tại Tokyo, mặc dù không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc, nhưng ông Modi cũng ngầm bày tỏ quan điểm phản đối hành động bành trướng kinh tế và sức mạnh quân sự của Bắc Kinh khi khẳng định rằng: “Thế giới hiện nay chia làm hai phe. Một bên đi theo chính sách bành trướng còn bên kia tin vào sự phát triển”.

Quang Chinh (theo The New York Times)

Đọc thêm

Sedan Trung Quốc MG7 sẽ ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7/2024?

Sedan Trung Quốc MG7 sẽ ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7/2024?

Mẫu sedan Trung Quốc MG7 có thể được ra mắt khách hàng Việt vào tháng 7 tới, cạnh tranh với các mẫu sedan hạng D như Toyota Camry hay Kia ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/5/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 7/5/2024, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 7/5. Lịch âm hôm nay 7/5/2024? Âm lịch hôm nay 7/5. Lịch vạn niên 7/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của Thủ đô

Thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của Thủ đô

Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội ...
Các khu công nghiệp Hà Nội: ‘Đòn bẩy’ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô

Các khu công nghiệp Hà Nội: ‘Đòn bẩy’ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/5/2024: Tuổi Tý tài lộc ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/5/2024: Tuổi Tý tài lộc ổn định

Xem tử vi 7/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là một chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động