Thoả thuận AUKUS nhiều khả năng làm xáo trộn cục diện tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: AP) |
Ý kiến đa chiều về AUKUS
Kể từ khi thoả thuận an ninh ba bên AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh ra đời, giới quan sát nhận thấy, các quốc gia trong khu vực đã lo ngại về động thái này.
AUKUS là thỏa thuận an ninh nhằm duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cho phép Australia trang bị các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dưới sự hỗ trợ của Mỹ và Anh.
Trung Quốc đã phản đối và gọi động thái trên là cuộc “Chiến tranh Lạnh về mặt tinh thần”, đồng thời tuyên bố mối quan hệ đối tác đó là bè phái chống lại Bắc Kinh.
Ngoài ra, Malaysia và Indonesia cũng lo ngại về AUKUS và cho rằng, điều này sẽ đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang và những hành động gây hấn trong khu vực.
Triều Tiên gọi đây là hành động không mong muốn và nguy hiểm, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Một số quan chức ngoại giao Nga gọi đây là một bước đi đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang và phá hoại Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Không chỉ các quốc gia trong khu vực, Pháp cũng tỏ ra không hài lòng với AUKUS do thỏa thuận trang bị tàu ngầm thông thường trị giá 66 tỷ USD đã ký trước đó giữa Pháp và Australia đã bị hủy, khiến Paris mất hợp đồng và doanh thu.
Ngược lại, Ấn Độ và Nhật Bản - hai thành viên của Bộ tứ, đã nhiệt liệt hoan nghênh sự ra đời của AUKUS.
| Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào? Tác giả Alexey D Muraviev* trong bài viết trên tờ Asia Times cho rằng, Nga cần có chiến lược phù hợp nhằm thích ứng với ... |
Mỹ-Trung cần hàn gắn quan hệ
Theo nhận định của giới chuyên gia, AUKUS không khác một mối nguy tiềm tàng đối với khu vực, trong đó Washington đang áp dụng chiến lược châu Á đối đầu với châu Á để thúc đẩy các quốc gia châu Á kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, và đẩy mạnh các thỏa thuận buôn bán vũ khí của Mỹ.
Tuy nhiên, kết quả của "cơn bão" tập hợp này có thể vượt xa suy nghĩ của các nhà khoa học chính trị và một Australia đang háo hức tham gia.
Tổn thất không lường trước được đầu tiên của hiệp ước này là mối quan hệ giữa Australia với Pháp ngày càng xấu đi.
Ngoài ra, chuyến thăm theo dự kiến tới Jakarta của Thủ tướng Australia Scott Morison đã bị hủy bỏ do Tổng thống chủ nhà Joko Widodo từ chối đón tiếp.
Rõ ràng là, Australia đã trở thành nạn nhân trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung, mà hậu quả đầu tiên là mất mối quan hệ bền chặt với Pháp và Indonesia.
Bên cạnh đó, do Australia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, một số tổ chức tại xứ sở kangaroo tỏ ra không đồng tình với thoả thuận AUKUS.
Công đoàn Australia khẳng định không muốn gây chiến với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo về những mối nguy hiểm đối với Canberra trên nhiều mặt.
Còn Liên minh Hàng hải Australia cho rằng, Thủ tướng Morison không nên thiết kế các thỏa thuận bí mật như vậy. Thay vào đó là chú trọng cung cấp vaccine và giúp giải quyết hậu quả của dịch Covid-19.
Tin liên quan |
Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh' |
Việc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể là một bước đi gây nguy hiểm và Australia trở thành nạn nhân của hành động này chẳng vì mục tiêu nào khác ngoài lợi ích của Mỹ.
Ngoài thoả thuận AUKUS, Mỹ còn tham gia nhóm Bộ tứ và nhóm Ngũ nhãn nhằm ngăn chặn sức mạnh của Trung Quốc.
Mục đích chính của Bộ tứ là lợi ích kinh tế và an ninh trải dài trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Ngũ nhãn là liên minh tình báo gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand.
Ngày 24/9 vừa qua, nhóm Bộ tứ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp, trong đó thảo luận các vấn đề liên quan xuất khẩu, thương mại và công nghệ vaccine.
Bộ tứ cũng ra tuyên bố “bảo vệ pháp quyền, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các giá trị dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”.
Trong bối cảnh tất cả các quốc gia thành viên nhóm Bộ tứ đều có quan hệ ngoại giao đang suy giảm hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc, tình hình bất ổn này có thể gây mất ổn định cho nền hòa bình trong khu vực.
Vì vậy, hai cường quốc Mỹ-Trung nên hàn gắn quan hệ và tránh thành lập các liên minh mới trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nếu khu vực này phân chia thành các khối riêng rẽ, hòa bình ở khu vực cũng như trên thế giới sẽ gặp rủi ro.
| Mỹ điều nhóm tàu tác chiến sân bay USS Ronald Reagan đến Biển Đông lần thứ 2 trong năm Trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực leo thang, ngày 27/9, Mỹ đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan ... |
| Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Ngay sau khi Mỹ, Anh, Australia trình làng cơ chế hợp tác an ninh 3 bên AUKUS, ngày 16/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã ... |