📞

Tại sao Hillary Clinton?

22:19 | 23/11/2008
Từng là đối thủ trong con đường chính trị, nay ông Obama lại đề nghị bà Clinton giữ chức vụ cao nhất trong nội các Mỹ, điều này cho thấy nhiều điều về vị Tân tổng thống.

Khả năng nhìn xa trông rộng - bí quyết của thành công trong chính sách ngoại giao

Để thành công trong quan hệ ngoại giao thời hiện đại, người ta cần phải có một tầm nhìn xa. Khi thế giới còn đang ngạc nhiên với việc Tân tổng thống Barack Obama chọn bà Hillary Clinton làm ngoại trưởng Mỹ thì bà Clinton đang nói chuyện điện thoại với Tổng thống Pakistan. Ông gọi đến cho bà để cảm ơn.

Vào năm 1998, trong khi tình hình chính trị không mấy có lợi cho vợ ông là Benazir Bhutto, bà vẫn nhận được sự tiếp đón nồng hậu tại Nhà Trắng. Bà Clinton đã làm việc này bất chấp sự phản đối từ Bộ Ngoại Giao Mỹ và Hội Đồng Bảo An. Sau đó nước này đã trở thành một đồng minh của Mỹ. Bà Bhutto không bao giờ có thể quên hành động đầy thiện chí của bà Clinton.

Nay khi Tân tổng thống Obama đang làm những việc cần thiết để chuẩn bị mang lại một số sự đổi thay cho nước Mỹ, ông thể hiện khả năng “nhìn xa trông rộng” trên cả lĩnh vực chính trị và ngoại giao.

Từ đối thủ thành cộng sự đắc lực

Nguyên nhân nào cho việc ông giành vị trí uy tín nhất trong Nội các cho một nữ chính trị gia đã từng có quan điểm ngoại giao không hợp với ông và cũng thật không mấy dễ dàng để giải thích cho việc bà Clinton nhận lời ông Obama?

Mùa xuân năm nay, cả ông Obama và bà Clinton đều tấn công đối thủ bằng những lời khá đanh thép về việc ai sẽ là người phù hợp để giải quyết vấn đề quan hệ quốc tế trong một thế giới nguy hiểm như hiện nay? Nhiều khả năng ông Obama sẽ đi theo con đường tổng thống Lincoln trước đây đã từng làm. Ông sẽ lãnh đạo tốt và hòa hợp với một nhóm toàn đối thủ.

Trong suốt thời kỳ nội chiến, Lincoln có thể quản lý tốt nhóm đối thủ của ông. Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là William Seward nhậm chức với ý nghĩ sẽ kiểm soát được Lincoln. Thực tế sau đó cho thấy Lincoln có khả năng khống chế Seward và khiến Seward hiểu rằng ông mới là Tổng thống và cuối cùng trở thành bạn thân của Seward.

Phẩm chất quan trọng nhất có lẽ là sự khiêm nhường mà cả Obama và Lincoln nhiều lần đề cập tới như một phẩm chất cực kỳ quan trọng. Tính khiêm nhường bắt nguồn từ sự tự tin.

Một lãnh đạo như Lincoln đủ tự tin để khiêm nhường. Ông đủ chắc chắn về quyết định của chính mình, tự trọng để lắng nghe thực sự và không bị đe dọa bởi lời khuyên trái ngược.

Ông Obama rất khôn ngoan. Lời đề nghị của ông Obama đến với bà Clinton cùng lúc ông ngồi vào đối thoại với ông John McCain và ông Obama còn giúp tạo ra một chuyển hướng phù hợp cho thượng nghị sỹ Joe Lieberman – người đã tích cực ủng hộ cho ông McCain trong cuộc tranh cử tổng thống và thời gian tới nhiều khả năng sẽ mất quyền lãnh đạo.

Bất đồng xung quanh lời đề nghị của Tân tổng thống

Có một câu hỏi lớn hiện nay là quyết định mới của ông Obama cho thấy ông đã thực hiện cam kết về chính trị trong thời kỳ tranh cử tổng thống hay đây là minh chứng cho thấy ông hiểu rõ bài học của lịch sử?

Lời đề nghị đối với bà Clinton gây ra không ít tranh cãi trong nhóm những người ủng hộ Tân Tổng thống Obama. Một số người cho rằng suy cho cùng hai năm qua chẳng qua là sự phục hồi của những gì liên quan đến nhà Clinton.

Về phía ông Clinton, ông đã ngợi ca vợ mình sẽ là một Ngoại trưởng tuyệt vời. Ông đã đưa ra bình luận này khi ông phát biểu cho Ngân hàng Trung ương Coét, ông đã từng kiếm được khá nhiều tiền từ những hoạt động tại Ngân hàng này.

Người ta còn đang đồn đoán về những khoản đóng góp ngầm giành cho quỹ từ thiện của vợ chồng ông khi có thông tin vợ ông sẽ có thể trở thành Ngoại trưởng.

Theo Wall Street Journals, trong khi làm việc với nhóm cộng sự của ông Obama, vợ chồng cựu tổng thống Clinton cho biết sẽ tự nguyện công bố thông tin về tất cả những nhân vật sẽ đóng góp nhiều nhất cho hoạt động từ thiện của Clinton Foundation. Hoạt động trong vai trò cựu tổng thống của ông sẽ chịu ít nhiều ảnh hưởng.

Một yếu tố khác có thể không mấy thuận lợi là quan hệ của cựu tổng thống với các nhà lãnh đạo trên thế giới và vai trò tư vấn của ông. Năm 2006, ông đã tư vấn cho Dubai về một số vấn đề, tuy nhiên sau đó chính bà Clinton lại là người đi tiên phong phản đối những nỗ lực trên.

Sau này, khi phát biểu bà tiết lộ bà không hề biết ông Clinton đang nỗ lực hỗ trợ Dubai trong việc giải quyết các vấn đề trên. Vì thế nếu bà Clinton trở thành Ngoại trưởng, sẽ rất khó để biết liệu chồng bà có đang nói tiếng nói từ phía Tân tổng thống.

Trở thành ngoại trưởng, bà Clinton được và mất gì?

Về phía bà Clinton, bà sẽ có lợi hay không? Những người ủng hộ bà chỉ ra rằng việc trở thành ngoại trưởng sẽ mang đến một số bất lợi cho chính bà. Bà sẽ phải ngừng công việc của bà tại Thượng Nghị Viện, đặc biệt là chương trình cải cách y tế vốn là niềm đam mê của bà. Một số người khác cảnh báo bà có thể để mất đi tiếng nói của chính mình.

Những người khác lại cho rằng bà là một chính trị gia thông minh và có quan điểm cứng rắn. Khi ông Obama tập trung vào kinh tế, bà sẽ có vai trò tích cực trong việc hàn gắn và làm cho hình ảnh nước Mỹ tốt đẹp hơn trong cái nhìn của cộng đồng quốc tế.

Sự thật rằng lựa chọn làm thượng nghị sỹ của bà Clinton cũng đang có giới hạn nhất định, ít nhất là trong trung hạn. Trong thượng nghị viện, bà chỉ là một trong số những người đã chạy đua vào vị trí tổng thống và là một thành viên chưa mấy thâm niên ở nơi mà quyền lực cần đến kinh nghiệm lâu năm.

Sau cuộc bầu cử tổng thống, bà đề cử hai ông Edward Kennedy và Harry Reid để lập nên chương trình cải cách y tế mà bà sẽ làm chủ tịch. Đề nghị này của bà bị bác bỏ. Nếu có một điều mà Cựu đệ nhất phu nhân của nước Mỹ cần nhớ, đó là cơ hội đôi khi không đến với những người đang chờ đợi nó.Theo CafeF