The Economist: Kinh tế Nga điêu đứng trước trừng phạt từ phương Tây? Không hẳn thế...

Vân Hà
Bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt nghiêm trọng chưa từng có của phương Tây, nền kinh tế Nga vẫn cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.04) Nền kinh tế Nga vẫn cho thấy nhiều tín hiệu ổn định trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây. (Nguồn: Getty Images)
Nền kinh tế Nga vẫn cho thấy nhiều tín hiệu ổn định trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Phương Tây đã liên tiếp áp đặt các đợt trừng phạt chưa từng có với nền kinh tế Nga sau khi chính quyền Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Mỹ đã cấm xuất khẩu nhiều loại hàng hóa sang Nga. Các công ty, tập đoàn quốc tế lần lượt rút khỏi đây. Một số quốc gia đóng băng 60% dự trữ quốc tế của Ngân hàng trung ương Nga. Đặc biệt, Mỹ và phương Tây đã dùng nhiều cách để hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của xứ bạch dương, vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Mục tiêu của họ là gây sức ép tối đa lên chính quyền Tổng thống Putin.

Thời gian đầu, các lệnh trừng phạt này đã để lại tác động đáng kể tới kinh tế Nga. Một tuần sau khi xung đột nổ ra, tỷ giá đồng Ruble đã giảm tới 1/3 so với đồng USD. Giá cổ phiếu nhiều công ty Nga đã lao dốc.

Nhiều người đã nghĩ về một viễn cảnh xám màu cho nền kinh tế của xứ bạch dương. Liệu sự thực có phải vậy?

Bất ổn tạm lắng

Tại Nga, bất ổn dường như đã tạm lắng. Giá trị đồng Ruble đã tăng vọt và hiện đã phục hồi gần đến mức trước xung đột. Chỉ số chuẩn của chứng khoán Nga đã giảm 1/3, nhưng sau đó đã tăng trở lại. Chính phủ và hầu hết doanh nghiệp đang thực hiện thanh toán bằng trái phiếu ngoại tệ. Từng đua nhau rút tiền khỏi các ngân hàng với tổng trị giá gần 3.000 tỷ Ruble (31 tỷ USD), song giờ đây người dân đã bắt đầu gửi tiền trở lại.

Sự ổn định này đến từ hàng loạt chính sách ổn định thị trường của Moscow. Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất từ ​​9,5% lên 20% và khuyến khích người dân gửi tiền vào tài khoản. Các nhà xuất khẩu phải chuyển đổi 80% số tiền thu được từ ngoại hối thành đồng Ruble. Chính phủ Nga cũng áp đặt các lệnh cấm bán khống, đồng thời cấm những người không cư trú bán cổ phiếu, ít nhất là đến ngày 1/4/2022.

(04.04) Một số thống kê cơ bản về nền kinh tế Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. (Nguồn: The Economist)
Một số thống kê cơ bản về nền kinh tế Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. (Nguồn: The Economist)

Nền kinh tế Nga thậm chí còn ổn định hơn những gì diễn ra trên thị trường tài chính. Chỉ số giá tiêu dùng hàng tuần tại xứ bạch dương đã tăng hơn 5% chỉ tính riêng từ đầu tháng Ba. Không phải tất cả mọi thứ đều tăng giá, dù nhiều công ty nước ngoài đã rút khỏi Nga hoặc cắt giảm nguồn cung, với đồng Ruble giảm giá trị.

Rượu Vodka chỉ đắt hơn một chút so với trước xung đột do chủ yếu được sản xuất trong nước. Xăng dầu gần như không tăng giá. Dù mới chỉ là khởi đầu, nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy kinh tế Nga hiện đang chịu tác động lớn do trừng phạt.

Ước tính, GDP của Nga trong tuần, tính đến ngày 26/3, cao hơn 5% so với năm trước. Các dữ liệu “thời gian thực” khác như mức tiêu thụ điện và tải hàng hóa bằng đường sắt đang tăng lên. Công cụ theo dõi chi tiêu của Sberbank, ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga, cho thấy con số tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Sóng gió chưa qua

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng sóng gió đã qua đi với nước Nga.

Giới nghiên cứu chính sách cho rằng kinh tế Nga vẫn sẽ đối mặt với suy thoái trong năm nay. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của nó sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố sau.

Đầu tiên, liệu người dân có lo ngại về bất ổn kinh tế khi xung đột kéo dài và bắt đầu cắt giảm chi tiêu như khi nước này sát nhập Crimea năm 2014 hay không.

Thứ hai là mức độ tác động của các lệnh trừng phạt tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xứ bạch dương. Ngành hàng không của Nga rất dễ bị tổn thương và ngành công nghiệp xe hơi không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn từ thời Liên Xô đã quen sản xuất mà không cần nhập khẩu. Nếu có nền kinh tế lớn nào có khả năng thích ứng tốt nhất với tình trạng cô lập kinh tế thì đó là Nga.

Yếu tố cuối cùng và cũng là quan trọng nhất liên quan đến xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có, Moscow vẫn bán tới 10 tỷ USD tiền dầu khí mỗi tháng cho các khách hàng nước ngoài, tương đương với 1/4 xuất khẩu dầu mỏ trước xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Doanh thu này từ ngành năng lượng vẫn không ngừng tiếp sức cho nền kinh tế xứ bạch dương. Đây là nguồn ngoại tệ có giá trị, giúp Nga mua một số hàng hóa từ các nước trung lập hoặc thân thiện.

Đây sẽ là ba yếu tố then chốt giúp kinh tế Nga lạc quan trước trừng phạt của Mỹ và phương Tây thời gian tới.

Nga hé lộ hành động bất ngờ của Mỹ, tuyên bố đẩy mạnh sử dụng đồng Ruble trong ngoại thương

Nga hé lộ hành động bất ngờ của Mỹ, tuyên bố đẩy mạnh sử dụng đồng Ruble trong ngoại thương

Phó thư ký Hội đồng an ninh quốc gia LB Nga Mikhail Popov cho rằng, sẽ có nhiều diễn biến "bất ngờ" khác từ phía ...

Mỹ nói lệnh trừng phạt khiến Nga thành nền kinh tế đóng, Trung Quốc tuyên bố không được 'vũ khí hóa' kinh tế thế giới

Mỹ nói lệnh trừng phạt khiến Nga thành nền kinh tế đóng, Trung Quốc tuyên bố không được 'vũ khí hóa' kinh tế thế giới

Ngày 1/4, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt hàng loạt do Mỹ và các ...

(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Bầu cử Mỹ 2024: Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Hãy cùng Thế giới và Việt Nam điểm lại những nét chính của cuộc bầu cử có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới và dự đoán ai sẽ là ...
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 3/11/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 3/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 3/11/2024.
Nghệ sĩ Vũ Minh Dũng: Hành trình bước khỏi ranh giới

Nghệ sĩ Vũ Minh Dũng: Hành trình bước khỏi ranh giới

Mỗi khi cảm thấy nhớ nhà, nghệ sĩ Vũ Minh Dũng thường xem các bộ phim tài liệu về lịch sử Việt Nam, hay đọc về những câu chuyện xưa ...
Những thông lệ làm nên 'thương hiệu' bầu cử Mỹ

Những thông lệ làm nên 'thương hiệu' bầu cử Mỹ

Tại sao bầu cử Mỹ lại diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 và ứng cử viên thắng phổ thông đầu phiếu chưa chắc là người ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/11 và sáng 4/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Chelsea; V-League - Thanh Hóa vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/11 và sáng 4/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Chelsea; V-League - Thanh Hóa vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/11 và sáng 4/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Aston Villa; La Liga - Barcelona vs Espanyol...
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo trì F-16

Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo trì F-16

Ngoại trưởng Canada tuyên bố Ukraine nên được phép sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành 'quốc gia tiền tuyến'.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động