TIN LIÊN QUAN | |
Pháp siết chặt an ninh trước lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I | |
Nga: NATO "đủ khôn ngoan" để không xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3 |
"Chiến trường" chính của cuộc đối đầu Mỹ - Trung
Biển Đông là một trong những "chiến trường" chính của cuộc đối đầu Mỹ-Trung, hai quốc gia đang lâm vào một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt.
Hiện cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này chủ yếu diễn ra dưới hình thức: những lời đe dọa lẫn nhau, áp các mức thuế và các biện pháp trừng phạt thương mại đối với hàng hóa của nhau.
Khi mối quan hệ giữa hai cường quốc này suy thoái nghiêm trọng, Mỹ hoặc Trung Quốc có thể quyết định làm leo thang căng thẳng thông qua những hành động táo bạo hơn. (Nguồn: AFP) |
Trong khi đó, Mỹ và đồng minh Canada gần đây đã làm leo thang căng thẳng với Trung Quốc bằng việc bắt giữ Giám đốc Tài chính của tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei - bà Mạnh Vãn Chu, dẫn đến việc Trung Quốc trả đũa nhằm vào các công dân của Canada và các công ty của Mỹ đang sinh sống và làm ăn tại Trung Quốc.
Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc hiện vẫn chưa hoàn toàn gắn cuộc chiến tranh thương mại với những tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa hai cường quốc này suy thoái nghiêm trọng, Mỹ hoặc Trung Quốc có thể quyết định làm leo thang căng thẳng thông qua những hành động táo bạo hơn, chứ không phải chỉ dừng lại ở những lời đe dọa, những mức thuế ngày càng tịnh tiến...
Nếu Trung Quốc và Mỹ kết luận rằng, mối quan hệ thương mại của họ - vốn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế toàn cầu trong suốt 2 thập kỷ qua, tiềm ẩn những rủi ro đáng kể và xung đột là điều không thể tránh khỏi, khi đó có thể họ sẽ quyết định "thẳng tay hành động" với đối phương ở Biển Đông.
Ukraine - cuộc khủng hoảng âm ỉ đã bùng cháy
Thế giới vẫn nhớ tới Ukraine khi mới đây xảy ra vụ Nga bắt giữ các tàu tuần tra và thủy đoàn của Ukraine đi qua Biển Azov. Cho dù vụ việc này chưa thể chắc chắn do Nga hay Ukraine khơi mào, song những sự cố như vậy đã làm thổi bùng căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng vốn đã âm ỉ cháy trong suốt những năm qua.
Tàu Ukraine bị Nga bắt giữ được đưa về cảng Kerch, Crimea ngày 26/11. (Nguồn: Reuters) |
Việc chính phủ Ukraine ban hành lệnh thiết quân luật cho thấy khả năng bất ổn ở đất nước này. Trong bối cảnh những căng thẳng giữa Mỹ và Nga vẫn đang diễn ra, ngay cả một cú sốc nhỏ cũng có thể phá hủy sự cân bằng mong manh vốn được duy trì trong khu vực những năm vừa qua và có khả năng đẩy Đông Âu vào tình trạng hỗn loạn.
"Ngọn lửa" chiến tranh âm ỉ ở vịnh Persia
Cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự liên miên ở Trung Đông đã khiến thế giới vô cùng mệt mỏi và bất an. Các áp lực kinh tế đối với Iran tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Mỹ có những hành động ngày càng hiếu chiến hơn, nhằm kiềm chế thương mại của nước này.
Cuộc chiến tranh mà Saudi Arabia đang tiến hành ở Yemen chưa có dấu hiệu suy giảm. Mặc dù cuộc nội chiến ở Syria đã có dấu hiệu "hạ nhiệt", song cả Nga và Mỹ đều vẫn cam kết hỗ trợ các đối tác và những lực lượng được 2 nước này ủy nhiệm trong cuộc nội chiến Syria.
Chính vì vậy, "ngọn lửa" chiến tranh âm ỉ đó có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Rối ren chính trị ở Iran có thể khiến cả khu vực bất ổn, hoặc đẩy Iran tới chỗ có những hành động hiếu chiến, hoặc biến nước Cộng hòa Hồi giáo này trở thành một mục tiêu tạm thời của những lực lượng thù địch.
Căng thẳng giữa người Kurd, người Thổ, người Syria và người Iraq có thể bùng phát thành một cuộc xung đột công khai bất cứ lúc nào. Nói chung, do khu vực này có tầm quan trọng chiến lược nên bất kỳ sự bất ổn nào cũng có thể dẫn tới cuộc xung đột giữa Mỹ, Nga hoặc thậm chí là cả Trung Quốc.
Vấn đề Triều Tiên chưa hết nguy hiểm
Có một điều rất rõ ràng là căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã giảm đáng kể trong năm 2018, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tỏ thiện chí và ngừng các vụ thử hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo và Tổng thống Mỹ Donald Trump “hạ bớt giọng điệu” trong cuộc đối đầu với Triều Tiên.
Trên thực tế, triển vọng đạt được một nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ xán lạn như hiện nay kể từ giữa những năm 1990 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại nghiêm trọng ở phía trước. Quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể xấu đi bất cứ lúc nào. Nếu ông Trump làm mếch lòng ông Kim Jong-un, hoặc nếu Chính quyền Tổng thống Trump vi phạm thỏa thuận Mỹ - Triều, hoặc nếu ông Kim Jong-un làm mếch lòng ông Trump, khi đó, mối quan hệ Mỹ - Triều sẽ lao dốc nhanh chóng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể gặp nhau vào đầu năm 2019. (Nguồn: AFP) |
Hơn nữa, những nước cũng có vai trò quan trọng trong vấn đề Triều Tiên như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bất đồng về tiến trình hòa giải giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, mặc dù lý do để họ tỏ thái độ hoài nghi là rất khác nhau. Nói tóm lại, tình hình ở Triều Tiên vẫn rất nguy hiểm chứ không như những đánh giá lạc quan mà một số người đưa ra.
Các nhân tố không thể dự báo
Các cường quốc thường có xu hướng dốc toàn bộ nguồn lực ngoại giao, quân sự và chính trị vào cái mà họ cho là những cuộc xung đột nghiêm trọng nhất theo quan điểm của họ. Những cuộc xung đột ít nghiêm trọng hơn không được chú ý đến, điều đó có nghĩa là những cuộc xung đột đó có thể leo thang thành những cuộc đối đầu nguy hiểm trước khi người ta nhận thức được điều gì đang diễn ra. Những cuộc xung đột mang tính tàn phá có thể xuất hiện ở các nước Baltic, ở Azerbaijan, ở Kashmir hoặc thậm chí là ở Venezuela.
Nếu Chiến tranh Thế giới III nổ ra, rất có thể nó sẽ bắt nguồn từ một sự kiện hoàn toàn bất ngờ.
Liệu thế giới của năm 2019 có đối mặt với nhiều hiểm nguy hơn thế giới của năm 2018 hay không? Có lẽ là không, mặc dù sự xấu đi nghiêm trọng của mối quan hệ Mỹ - Trung báo hiệu một điềm gở cho tương lai.
Những "điểm nóng" có thể thay đổi theo thời gian, nhưng những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột - sự suy giảm vai trò cường quốc quân sự số 1 của Mỹ và kéo theo đó là sự thay đổi của trật tự thế giới - có nghĩa là tương lai gần chắc chắn sẽ nguy hiểm hơn trước đây.
Hong Kong: Phát hiện thêm một quả bom chưa nổ từ Thế chiến II Giới chức Hong Kong đang tiến hành xử lý một quả bom chưa nổ từ thời Thế chiến thứ II còn sót lại tại công ... |
Triển lãm quốc tế đầu tiên về trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã Triển lãm sẽ bắt đầu mở cửa từ ngày 1/12 và kéo dài tới tháng 6/2018. |
Tháo ngòi nổ Chiến tranh thế giới thứ ba Đêm 20/11/1983, hơn 100 triệu người Mỹ theo dõi bộ phim giả tưởng về một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào nước này - ... |