Thế vận hội Olympic: Mượn chuyện thể thao để nói chuyện chính trị

Khánh Vy
Không đơn thuần là một giải đấu thể thao, Olympic còn là nơi giúp 'hàn gắn' các mối quan hệ quốc tế, cũng như là sân chơi của các cuộc đọ sức chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

“Không một hành động mang màu sắc chính trị, tôn giáo hay sắc tộc nào được phép diễn ra tại Thế vận hội”, chương 5 của Hiến chương Olympic ghi.

Thế vận hội Olympic có phải một sự kiện thuần thể thao? (Nguồn: Getty)
Thế vận hội Olympic có phải một sự kiện thuần thể thao? (Nguồn: Getty)

Cứ 2 năm một lần, những người đam mê thể thao toàn cầu lại có cơ hội được chứng kiến những màn trình diễn mãn nhãn từ những vận động viên đẳng cấp thế giới. Nhưng Thế vận hội đâu chỉ dừng lại ở những chiến thắng hay những tấm huy chương, đó còn là nơi giúp “hàn gắn” các mối quan hệ quốc tế, hay là sân chơi của các cuộc đọ sức chính trị.

Mặc dù những quy định đã được ghi rất rõ ràng trong Hiến chương Olympic, trải qua hơn 100 năm tổ chức, lịch sử cuộc tranh tài Thế vận hội đã chứng kiến không ít những rắc rối xoay quanh câu chuyện địa-chính trị giữa các đoàn tham dự.

Những căng thẳng xung quanh

Kỳ Thế vận hội tại Melbourne năm 1956 là kỳ Thế vận hội được quan tâm nhiều không phải vì những thành tích trên bảng tổng sắp mà vì liên quan đến các sự kiện riêng rẽ mang tính chính trị: Trung Quốc xin rút lui sau khi IOC công nhận Đài Loan và không quay lại Olympic cho đến năm 1980 còn các đội Ai Cập, Lebanon và Iraq đã tẩy chay Thế vận hội Melbourne để phản đối sự xâm lăng của Anh, Pháp lên đất nước họ và sự “có mặt” của Israel tại Trung Đông.

Từ đó, các kỳ Thế vận hội lần lượt chứng kiến Mỹ và Liên Xô thực hiện kế hoạch tẩy chay lẫn nhau trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Được biết, hơn một nửa số kỳ Thế vận hội mùa hè được tổ chức trong tình trạng một nước nào đó bị nước khác tẩy chay.

Olympic cũng là nơi chứng kiến các sự kiện gây chấn động quốc tế. Các chiến binh Palestine đã sát hại 11 thành viên của đoàn Israel tại Munich 1972. Năm 1987, trước khi Seoul tổ chức Thế vận hội mùa hè, các đặc vụ Triều Tiên đã cho nổ máy bay của Hàn Quốc, giết chết hơn 100 người.

Kỳ Thế vận hội mùa hè lần thứ 32 tại Tokyo, Nhật Bản (Olympic Tokyo 2020) cũng đã đi vào lịch sử phong trào Olympic hiện đại khi được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới. Mặc cho những khó khăn, giải đấu vẫn cho thấy vai trò của mình như một phần của cục diện quan hệ quốc tế. Như các chuyên gia đã nhận xét, đây là “mượn chuyện thể thao để nói chuyện chính trị”.

Ngày 24/7, vận động viên judo người Algeria, Fethi Nourine, đã bị đình chỉ thi đấu và phải quay về nước, sau khi anh quyết định rút lui khỏi trận đấu nhằm tránh khả năng phải đối đầu với đối thủ người Israel. Algeria không chính thức công nhận nhà nước Israel và hai nước này cũng đang tồn tại những mâu thuẫn xoay quanh vấn đề Dải Gaza.

Đây không phải là lần đầu tiên VĐV này rút lui khỏi một giải đấu để tránh gặp đối thủ từ Israel. Trước đó anh Nourine cũng rút khỏi giải Vô địch Judo thế giới năm 2019, cũng được tổ chức ở Tokyo vì lý do tương tự.

Thế vận hội Olympic: Mượn chuyện thể thao để nói chuyện chính trị
Các cầu thủ bóng rõ Mỹ và Iran hân hoan trước trận đấu thuộc Olympic Tokyo 2021. (Nguồn: Getty)

Trung lập là câu trả lời

Tuy nhiên, thể thao cũng có thể mang lại những đột phá lớn, giúp giải quyết các nút thắt căng thẳng trong quan hệ giữa các nước. Tại Olympic Tokyo 2020, “ngoại giao bóng rổ” đã trở thành sợi dây kết nối người Mỹ và người Iran.

Mặc cho những căng thẳng bao trùm lên quan hệ Mỹ-Iran, 2 tiếng trên sân bóng tại Tokyo, người Mỹ và người Iran đã coi nhau là “bằng hữu”.

Theo thời gian, tỷ số 120-66 nghiêng về đội bóng rổ của Mỹ, có thể sớm rơi vào quên lãng. Nhưng những khoảnh khắc “đắt giá” trong trận đấu sẽ mãi được lưu lại. Đó là những cái vỗ tay theo nhịp điệu khi quốc ca Mỹ hay Iran vang lên, những cái bắt tay giữa vận động viên hai đội và cả những lời khen ngợi mà họ dành cho nhau.

Ủy ban Olympic (IOC) tin rằng, chỉ khi giữ được một thái độ trung lập, Thế vận hội mới có thể tồn tại được cùng với thời gian.

Chính vì thế, rút kinh nghiệm từ những lần tổ chức trước, ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 đã ban hành các quy định ứng xử dành cho các vận động viên: nghiêm cấm các cử chỉ “có tính chất chính trị”, bao gồm các cử chỉ bằng tay hay hành động quỳ gối. Nguyên tắc này đã thể hiện những nỗ lực đáng khen ngợi của IOC trong việc duy trì một môi trường thi đấu “phi chính trị”.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo, ý tưởng về một Thế vận hội “phi chính trị” là không khả thi, và những quy tắc đơn giản được ghi trên giấy cũng sẽ trở nên phức tạp trên thực tế. Bởi lẽ trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng, không lĩnh vực nào độc lập hoàn toàn, kể cả thể thao và văn hóa.

Như khi cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng rộng mở trên nhiều phương diện, thể thao đương nhiên cũng sẽ trở thành một trong những “mặt trận” đối đầu giữa hai nước.

Mỹ hiện nay đang vận động các quốc gia đồng minh tẩy chay Thế vận hội mùa Đông tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2022. Ý đồ này có thể không thành công nhưng ít nhất, Mỹ và đồng minh cũng có dịp làm mất thể diện Trung Quốc.

Olympic Tokyo 2020 đã chứng kiến những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử: từ những quyết định từ bỏ thi đấu nhằm bảo vệ niềm tin chính trị, cho đến những cái bắt tay mang đậm tinh thần thể thao.

Ý tưởng xây dựng một sân chơi thể thao với nguyên tắc “chính trị nằm ngoài thể thao” có lẽ vẫn sẽ còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng dù thế nào, cũng không thể phủ nhận, các kỳ Olympic nói chung và Olympic Tokyo 2020 nói riêng đã đem lại cho chúng ta những phần trình diễn xuất sắc từ các vận động viên, tinh thần thi đấu đầy nhiệt huyết, cũng như những tấm huy chương danh giá. Đó mới chính là những giá trị được kỳ vọng nhất tại một kỳ Thế vận hội.

Olympic Tokyo 2020: Đập tan hoài nghi sự kiện ‘siêu lây nhiễm’

Olympic Tokyo 2020: Đập tan hoài nghi sự kiện ‘siêu lây nhiễm’

Cứ ngỡ rằng, Olympic Tokyo 2020 sẽ trở thành một sự kiện “siêu lây nhiễm” nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại.

Vụ vận động viên Belarus đào tẩu: Ban Tổ chức Olympic Tokyo 2020 hành động

Vụ vận động viên Belarus đào tẩu: Ban Tổ chức Olympic Tokyo 2020 hành động

Reuters dẫn một nguồn tin cho hay, ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 (Olympic Tokyo 2020) đã trục xuất hai thành viên đoàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Tokyo 2021

Đọc thêm

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa công bố top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất 2024, trong đó có đến 6 cái tên mang nhãn ...
Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Fulham vs Crystal Palace tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Chế độ bảo vệ mắt trên điện thoại OPPO sẽ giúp cho mắt của bạn đỡ mỏi khi sử dụng lâu. Nhưng nếu sử dụng nó quá nhiều cũng sẽ ...
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động