TIN LIÊN QUAN | |
Nga: Mỹ đã thất bại trong việc lợi dụng sự cố Eo biển Kerch | |
Quyết ủng hộ Ukraine, Litva công bố lệnh trừng phạt Nga |
Thông điệp về một vùng biển hòa bình
Căng thẳng mới giữa Nga và Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 10 vừa qua, khi Nga bắt giữ các chiến hạm và thủy thủ đoàn của Ukraine ở Biển Azov với lý do các chiến hạm của Ukraine có những hành động khiêu khích và hoạt động bất hợp pháp.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO then chốt ở khu vực và là một quốc gia duyên hải ở Biển Đen, lo ngại rằng cuộc khủng hoảng mới này giữa Nga và Ukraine có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự. Một ngày sau khi xảy ra vụ đụng độ Nga - Ukraine, Ankara đã ra lời kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng này.
Tàu Ukraine bị Nga bắt giữ được đưa về cảng Kerch, Crimea ngày 26/11. (Nguồn: Reuters) |
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đề nghị rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm trung gian hòa giải để "hạ nhiệt" căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Phát biểu với các phóng viên tại Istanbul hồi tuần trước, ông Erdogan nói: "Chúng tôi có thể đóng vai trò trung gian hòa giải và chúng tôi sẽ thảo luận điều này với cả hai phía", đồng thời nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn Biển Đen trở thành một "vùng biển hòa bình".
Giới chuyên gia hiện khá tranh luận về vai trò mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể đảm nhiệm trong cuộc khủng hoảng mới này.
Togrul Ismail, Giáo sư về quan hệ quốc tế của trường Đại học Kahramanmaras nhận định, cả Nga và Ukraine đều cần vai trò trung gian hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ để có thể xoa dịu tình hình trong bối cảnh hai quốc gia này vẫn đối đầu nhau". Giáo sư tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ - vốn có các mối quan hệ chính trị và thương mại tốt với cả Moscow và Kiev - là quốc gia thích hợp nhất để đưa ra lời đề nghị làm trung gian hòa giải cho tình hình phức tạp hiện nay giữa Nga và Ukraine.
Ông Ismail lập luận: "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ được chấp thuận đóng vai trò trung gian và thành công trong việc giảm căng thẳng giữa Nga và Ukraine thì đây sẽ là một nhân tố quan trọng giúp nâng cao uy tín ngoại giao của nước này và góp phần bình ổn khu vực". Tuy nhiên, giáo sư Ismail cho rằng cuộc khủng hoảng này sẽ không leo thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực.
Quan hệ của Ankara với Moscow đã "đơm hoa kết trái" kể từ giữa năm 2016. Thổ Nhĩ Kỳ đang hợp tác chặt chẽ với Nga trong cuộc xung đột ở Syria và cũng đang mua các hệ thống phòng không S-400 tân tiến của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan vẫn luôn tìm cách nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ thân thiết mang tính truyền thông giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, cho dù Kiev và Moscow vẫn đối đầu nhau. Và nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đứng ra làm trung gian được cho cuộc xung đột Nga - Ukraine thì hẳn điều đó sẽ giúp nâng cao hình ảnh của Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như trên trường quốc tế tại thời điểm mọi vấn đề ở Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng lên trước thềm các cuộc bầu cử địa phương quan trọng, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2019.
Năm 2014, mặc dù tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, song Thổ Nhĩ Kỳ lại không trừng phạt Nga về cuộc khủng hoảng bán đảo Crimea giống như các nước châu Âu khác. Thổ Nhĩ Kỳ, vốn không công nhận lập trường của Nga về Crimea, chỉ phản đối chính sách của Nga đối với bán đảo này.
Hình ảnh 3 tàu Ukraine và các tàu Nga tại eo biển Kerch ngày 25/11. (Nguồn: TASS) |
Thái độ hời hợt hay tâm lý chưa sẵn sàng?
Sau cuộc khủng hoảng mới nhất giữa Nga và Ukraine, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc điện đàm ngoại giao nghiêm túc với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Tổng thống Erdogan cũng đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một số nhà phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể đóng vai trò kiến tạo hòa bình giữa Nga và Ukraine do Ankara và Moscow có các lợi ích xung đột nhau. Selcuk Colakoglu - Giáo sư về quan hệ quốc tế và là Giám đốc Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương ở Ankara khẳng định, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen đã giảm sút sau khi Nga áp đặt các chính sách từng bước đẩy lùi Thổ Nhĩ Kỳ kể từ cuộc khủng hoảng Gruzia. Biển Đen từ lâu đã có tầm quan trọng chiến lược, và Nga coi đó là sân sau của mình.
"Tôi không cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách hoặc sẵn sàng làm trung gian trong cuộc xung đột này. Rõ ràng, thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ rất hời hợt, chỉ đề cập qua loa về vai trò của nước này trong các tuyên bố chính thức liên quan đến cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ coi Nga là đối tác, song rõ ràng Nga lại coi Thổ Nhĩ Kỳ là một đối thủ khu vực", Giáo sư Selcuk Colakoglu phân tích.
Chuyên gia này nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên tập trung thiết lập "mối quan hệ đối tác lành mạnh" với Nga và chỉ rõ cho cường quốc này biết các "ranh giới đỏ" về an ninh quốc gia của mình.
Giáo sư Colakoglu cũng nhắc lại rằng trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga cũng như sự hỗ trợ của Moscow trong cuộc chiến ở Syria. Ankara và Moscow cũng có những lợi ích năng lượng lớn trong khu vực, trong khi Nga đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng Nga - Ukraine: Đôi bên cùng lợi Dù ít hay nhiều, cả Nga và Ukraine đều được hưởng lợi từ cuộc đụng độ tại eo biển Kerch, một lần nữa lại bùng ... |
Căng thẳng Nga - Ukraine: Mỹ chuẩn bị đưa tàu chiến đến Biển Đen Ngày 5/12, truyền thông Mỹ đưa tin quân đội nước này đã bắt đầu công tác chuẩn bị triển khai tàu chiến đến Biển Đen, ... |
Xung đột Ukraine - Nga khiến EU thiệt hại kinh tế Ngày 5/12, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Federica Mogherini cảnh báo, căng ... |