TIN LIÊN QUAN | |
Quốc hội Hy Lạp phê chuẩn thỏa thuận tị nạn EU – Thổ Nhĩ Kỳ | |
Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ: Khó thực thi |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Politico.eu) |
Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào con số, các nhà lãnh đạo EU có lý do để nói rằng thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ đã hạn chế được tình trạng người tị nạn tuồn vào “lục địa già”. Trước khi ký kết thỏa thuận, mỗi tháng có khoảng 50.000 người vượt biển Aegean đến Hy Lạp trên những con tàu ọp ẹp. Tuy nhiên, từ tháng 12/2016-2/2017, chỉ có khoảng 3.500 người thực hiện chuyến đi như vậy.
Dù Thỏa thuận là một thành công chính trị, thể hiện rằng EU có thể kiểm soát biên giới, nhưng nó chẳng mang lại nhiều tác động về mặt nhân đạo. Từ khi thỏa thuận được ký kết, khoảng 2,9 triệu người Syria và hàng trăm nghìn người Afghanistan và Iraq vẫn phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 10% số đó đang ở trong các trại của Liên hợp quốc, trong khi đa số sống tạm bợ ở Istanbul hoặc các thị trấn ở phía Đông Nam, gần biên giới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có số lượng người tị nạn lớn nhất thế giới.
Số phận của những người di cư vô cùng bấp bênh. Từ tháng 1/2016, người Syria đã được tạo điều kiện để nhận giấy phép lao động dễ dàng hơn, nhưng chỉ khoảng 10.000 người có cơ hội làm việc. Mặc dù hơn nửa triệu trẻ em đã được đến trường, rất nhiều em vẫn chưa thể đi học. Đáng chú ý, những tệ nạn như lao động trẻ em hay tảo hôn không phải là hiếm gặp.
Việc ký kết thỏa thuận về người tị nạn phần nào khiến EU phụ thuộc vào thiện chí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Các quan chức Thổ đã nhiều lần dọa hủy bỏ thỏa thuận nếu châu Âu không thực hiện cam kết miễn thị thực du lịch cho công dân của mình.
Ngược lại, EU cáo buộc Chính phủ của ông Erdogan ngày càng trở nên chuyên quyền, đồng thời lo ngại ông sẽ mở cửa biên giới cho người tị nạn tràn sang các nước châu Âu. Nhiều nước thành viên EU cũng cho rằng nên “đóng băng” việc Ankara gia nhập Liên minh vì nước này chưa đủ tiêu chuẩn.
Nghiêm trọng hơn, căng thẳng trong quan hệ EU - Thổ đang leo thang trước việc một số nước EU, trong đó có Đức và Hà Lan, cấm các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức mít tinh, vận động kiều bào ở nước sở tại cho lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới. Trước những lời đe dọa phá vỡ thỏa thuận từ Ankara, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas De Maiziere ngày 18/3 lên tiếng kêu gọi Chính phủ của ông Erdogan tôn trọng những gì đã được cam kết giữa hai nước.
Trong khi đó, Ankara tiếp tục chĩa mũi dùi về phía Brussels. Tổng thống Erdogan đã gọi Đức là những kẻ theo chủ nghĩa phát xít, tố cáo EU đứng đằng sau cuộc đảo chính ở nước này hồi tháng 7/2016, đồng thời đe dọa sẽ gửi 15.000 người tị nạn sang biên giới EU mỗi tháng.
EU dường như không muốn hành động phụ thuộc vào thái độ của Ankara nữa. Cuối tháng 2 vừa qua, Liên minh này đã đàm phán với Ai Cập và Tunisia về việc tiếp nhận người tị nạn. Theo đó, EU sẽ tăng cường hỗ trợ về kinh tế, đồng thời đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho công dân của hai nước này. Đổi lại, Cairo và Tunis cần kiểm soát biên giới và tăng tốc độ tái bố trí người tị nạn bị từ chối từ EU.
Bất chấp những động thái tích cực của EU, khả năng thỏa thuận EU - Thổ sụp đổ sẽ khiến những người tị nạn từ Syria và Libya không biết đi về đâu. Năm 2017 đối với những người tị nạn sẽ tiếp tục là một năm khó khăn và đầy bất trắc.
Thổ Nhĩ Kỳ-EU: Liệu có tránh được một cuộc chia tay? Tờ Le Monde số ra ngày 20/3 nhận định, bất chấp căng thẳng dâng cao, Liên minh châu Âu (EU) vẫn không muốn cắt đứt ... |
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu gia tăng căng thẳng Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu Âu vốn đã căng thẳng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, lại được các ... |
Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ bị tố phạm luật Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã bày tỏ mối quan tâm về thỏa thuận vừa đạt được giữa EU và ... |