Thỏa thuận ngừng bắn mong manh ở Syria

Một lệnh đình chiến mới bắt đầu có hiệu lực ở Syria và khả năng Mỹ - Nga phối hợp trong các cuộc không kích chống lại IS là có thể xảy ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thoa thuan ngung ban mong manh o syria Syria chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn mới
thoa thuan ngung ban mong manh o syria Mỹ, Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Syria

Mới đây, Paul Rogers, giáo sư nghiên cứu về hòa bình của Đại học Bradford (Mỹ) đã có bài viết về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, đăng trên tờ The Conversation. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Nếu thỏa thuận ngừng bắn tạm thời kéo dài được 10 ngày như dự định thì nó sẽ tạo cơ hội cho chính quyền Damascus tạm thời dừng các chiến dịch đẫm máu và đầy ác mộng.

thoa thuan ngung ban mong manh o syria
Những người đàn ông sơ tán trẻ nhỏ ra khỏi một khu vực bị không kích. (Nguồn: AFP)

Với Nga, có vẻ như Tổng thống Vladimir Putin quyết tâm chứng tỏ rằng, nước Nga vẫn là một cường quốc, đặc biệt là sau những gì mà các nhà lãnh đạo phương Tây đối xử với quốc gia này sau khi Liên Xô sụp đổ. Mặc dù các hành động quân sự ở Ukraine, đặc biệt là bán đảo Crimea đã khiến Nga rất tiêu tốn vào thời điểm giá dầu và khí đốt thấp, và việc trừng phạt của phương Tây gây ra những tổn thất thực sự nhưng đối với rất nhiều người Nga, tâm lý chứng minh về sức mạnh cường quốc của nước này là có thật.

Nếu chế độ của Tổng thống Assad cảm thấy an toàn với sự ủng hộ của Nga, họ cũng có thêm sự bảo đảm rằng Washington và chính phủ các nước phương Tây khác ít có lợi ích trong việc hạ bệ ông Assad. Ưu tiên trong ít nhất hai năm nay của phương Tây là "nghiền nát” nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, với những cuộc không kích vô cùng ác liệt của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

“Cuộc chơi dài ngày”

Cường độ của các cuộc không kích thực sự không phải ai cũng hiểu rõ nếu không theo dõi chặt chẽ.

Chỉ trong mùa Hè năm 2016, Lầu Năm Góc cho rằng 45.000 người ủng hộ IS đã bị giết chết. Dự án minh bạch Airwars đã thống kê có khoảng 15.000 cuộc không kích cho đến nay, với hơn 52.000 tên lửa và quả bom được thả xuống. Các thống kê cho thấy tối thiểu có khoảng 1.592 dân thường thương vong, nhưng họ cũng tin rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.

Nhưng nếu chế độ hiện thời ở Syria đang rất tự tin và người Mỹ và các đối tác của họ quá tập trung vào việc đánh bại IS, tại sao lại có thỏa thuận ngừng bắn mới nhất này?

Đối với Washington và các đồng minh, việc đình chiến ở Syria cho phép tập trung nguồn lực của mình để chống lại IS và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù vậy, Nga là một vấn đề khác.

Putin và chính phủ của ông muốn đảm bảo rằng một chế độ thân thiện tồn tại ở Damascus và đổi lại sẽ cung cấp hỗ trợ cho việc mở rộng ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Trung Đông cho đến nay vẫn chủ yếu là lãnh địa của Mỹ và các đồng minh châu Âu của Mỹ; và bằng cách thách thức họ, Putin có thể giành được vị thế ảnh hưởng mà ông muốn. GDP của Nga có thể chỉ bằng một phần nhỏ của Mỹ hay của Trung Quốc, nhưng điều đó không cản trở ông Putin trở thành một diễn viên chính trên sân khấu thế giới.

Đối với Nga, một lệnh ngừng bắn cũng là cơ hội quan trọng nhằm giảm chi phí chiến tranh. Nó cũng làm giảm khả năng Nga sẽ phải hút vào một cuộc chiến lâu dài ở Trung Đông, tránh “vết xe đổ” như chiến dịch năm 1980 tại Afghanistan.

Lạc quan và bi quan

Một câu hỏi khác là lý do tại sao Nga hiện nay quyết định tham gia trực tiếp trong các chiến dịch không kích chống lại IS thay vì tập trung hỗ trợ các lực lượng dân quân của Tổng thống Assad.

Câu trả lời có thể là những người chống khủng bố trong nước của Nga đang rất lo lắng về sự gia tăng sự cực đoan trong số 16 triệu người Hồi giáo sống ở Nga. Nhiều người trong số này sống tách biệt với xã hội. Giúp đỡ triệt hạ IS trước khi nó thu hút nhiều hơn sự ủng hộ của những người Hồi giáo ở Nga, đặc biệt là ở vùng Caucasus, do đó có thể có ý nghĩa về mặt chính trị.

thoa thuan ngung ban mong manh o syria
Tổng thống Bashar al-Assad đi bộ ở ngoại ô Damascus một vài giờ sau lệnh ngừng bắn. (Nguồn:CNN)

Nhưng trong ngắn hạn, lệnh ngừng bắn mới nhất này kéo dài bao lâu? Dựa trên những bằng chứng gần đây thì không có khả năng kéo dài. Không chỉ các nhóm phiến quân như IS và Jabhat Fatah al-Sham mà những nhóm phiến quân khác cũng rất đáng ngờ sẽ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, thậm chí bao gồm cả một số nhóm mà trước đây đã nhận được sự ủng hộ của phương Tây.

Tuy vậy, chúng ta vẫn luôn có hy vọng và ít nhất, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vẫn có mối quan hệ tốt. Nhưng dù sao, một lệnh ngừng bắn tạm thời sẽ cho phép viện trợ để có được vào đến khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Và ít nhất sẽ có một số địa phương có thể sẽ kéo dài được không khí yên bình khi thỏa thuận đình chiến toàn quốc bị sụp đổ.

Về lâu dài, chúng ta phải thừa nhận rằng, đây là một trong những cuộc xung đột phức tạp nhất mà thế giới đã chứng kiến trong nhiều thế hệ.

Đối với cả hai phía, cuộc chiến ở Syria trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm hai lớp: một mặt, Hezbollah và Iran được Nga hậu thuẫn để hỗ trợ Assad, và mặt khác, các quốc gia vùng Vịnh Ả rập được phương Tây hỗ trợ để tài trợ và trang bị các lực lượng nổi dậy khác. Trong khi đó, thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với IS, người Kurd, và thậm chí cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì “thay đổi chóng mặt”. Mặt khác, cuộc chiến ở Iraq, với các liên kết với cuộc chiếnSyria, vẫn đang tiếp diễn... Tất cả những điều đó dự báo tương lai u ám cho cuộc chiến ở Syria.

Trong khi đó, hàng trăm nghìn dân thường Syria đang bị thương và thiệt mạng trong khi hàng triệu người vẫn đang chạy trốn khỏi đất nước qua các tuyến đường nguy hiểm chết người. Một lệnh ngừng bắn được thực thi nhưng khó có thể thấy được những triển vọng lạc quan lâu dài.

thoa thuan ngung ban mong manh o syria Trung Quốc - Nga điện đàm về Triều Tiên và Syria

Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với Nga về các vấn đề quốc tế và khu vực ...

thoa thuan ngung ban mong manh o syria Ngoại trưởng Nga, Mỹ nhất trí tiếp tục thảo luận về Syria

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã đưa ra quyết định trên trong một cuộc điện đàm ngày 7/9.

thoa thuan ngung ban mong manh o syria LHQ kêu gọi các bên khôi phục thỏa thuận ngừng bắn tại Syria

Ngày 6/9, Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc về Syria (UNCIS) đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến tại Syria tiếp tục ...

Hà Nguyên (theo The Conversation)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 26/11, Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra ...
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Vào tuần trước, nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục dẫn đầu, đã ghé thăm cảng tại 3 quốc gia giáp ...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động