TIN LIÊN QUAN | |
Đa số cử tri Scotland muốn tiếp tục ở lại Vương quốc Anh | |
Scotland: Hàng nghìn người tuần hành đòi tách khỏi Vương quốc Anh |
Nửa năm sau khi người dân Anh đi bỏ phiếu rời khỏi EU, “xứ sở sương mù” đang đối mặt với một cuộc trưng cầu ý dân khác. Lần này, những người được trao cho cơ hội “lấy lại quyền kiểm soát” là dân xứ Scotland. Cách đây gần ba năm, người Scotland từng bỏ phiếu về việc tách khỏi Vương quốc Anh. Hiện nay, vấn đề này đang được xới lại khi chính quyền Scotland mới soạn thảo dự luật cho phép tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân mới.
Những người có tư tưởng dân tộc nhận định cơ hội độc lập cho Scotland đang lớn hơn bao giờ hết. Trong cuộc bỏ phiếu về Brexit, 62% người dân Scotland chọn ở lại EU nhưng người dân xứ Anh (England), chiếm phần đông dân số Vương quốc, lại quyết định “dứt áo ra đi”.
Năm 2014, người Scotland muốn tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh vì đây là cách duy nhất để họ ở lại EU, trong khi nếu tách ra, việc gia nhập lại EU sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự phản đối của Tây Ban Nha. Tuy nhiên hiện nay, việc Scotland ở trên một con thuyền với Anh cũng đồng nghĩa vùng lãnh thổ này chắc chắn sẽ rời khỏi “mái nhà chung” EU. Trong khi đó, nền kinh tế Anh được dự báo sẽ phát triển chậm lại trong thời gian tới.
Từ trái qua phải: cờ của Vương quốc Anh, Scotland và EU. (Nguồn: The Spectator) |
Nếu như Brexit được đánh giá là một chấn động, Scotland cũng chịu nhiều tác động về kinh tế kể từ sau sự kiện này. Tại thời điểm trưng cầu ý dân năm 2014, tốc độ phát triển của Scotland tương đương các khu vực còn lại của Anh, song sau đó Scotland lại rẽ sang một hướng khác.
Scotland phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và hoạt động tài chính, song hai ngành này lại đang gặp nhiều khó khăn. Đối với một quốc gia nhỏ bé, chỉ có 5 triệu dân như Scotland, việc tách khỏi Vương quốc Anh là một canh bạc mạo hiểm. Tuy nhiên, người Scotland cho rằng việc tiếp tục ở lại với Anh càng rủi ro hơn.
Có ý cho rằng việc rời khỏi thị trường và hệ thống thuế quan chung của châu Âu không chỉ gây bất lợi cho Anh mà còn khiến quá trình giành độc lập của Scotland trở nên phức tạp hơn. Nếu EU đồng ý cho Scotland tái gia nhập liên minh, Scotland sẽ phải thắt chặt lại biên giới với Anh. Các chính khách dân tộc chủ nghĩa tuyên bố họ sẽ áp dụng mô hình của Ireland và Bắc Ireland, vốn cũng từng rơi vào trường hợp chia tách tương tự. Bên cạnh đó, một khi độc lập, việc gia nhập trở lại vào thị trường chung châu Âu cũng khiến Scotland chịu nhiều tổn thất khi hiện nay, hoạt động xuất khẩu của Scotland sang Anh nhiều gấp 4 lần sang EU.
Hiện nay, đảng cầm quyền Dân tộc Scotland (SNP) đang tập hợp quyền lực bằng cách nhấn mạnh những thành tựu đạt được của Scotland, đồng thời chỉ trích những sai lầm của chính phủ Vương quốc Anh. Trong lúc kinh tế Scotland đang trên đà đi xuống, SNP cho rằng nguyên nhân là do Brexit và những chính sách của đảng Bảo thủ. Bản thân người dân Scotland, vốn chấp nhận ở lại Vương quốc Anh năm 2014 vì lý do kinh tế, cũng đang suy nghĩ lại về tương lai hậu Brexit. Chính vì vậy, kịch bản “Scoxit”, mặc dù được dự báo sẽ mang lại nhiều hệ quả khôn lường, song rất có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Brexit và những “cây cầu” gãy Quan hệ Mỹ - Anh sẽ không “có giá” bằng quan hệ Mỹ - Đức trong chính sách của Washington. NATO cũng sẽ không còn ... |
Châu Âu "hậu" Brexit: Nhiều người muốn "ra đi" Nhiều ý kiến từ Hà Lan, Pháp muốn có cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh trong khi quan chức Scotland muốn ... |
Brexit có quyết định số phận của Scotland? Theo AP, cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 về việc Anh ở lại hay rời Liên minh châu Âu (EU) có thể thay đổi ... |