Thủ tướng Nhật Bản thăm Philippines: Hướng tới vị thế mới

Không chỉ “thể hiện tình đoàn kết” như lời Tổng thống nước chủ nhà Rodrigo Duterte, chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Shinzo Abe còn nhằm khẳng định ảnh hưởng của Nhật Bản tại khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong nhat ban tham philippines huong toi vi the moi Chuyến đi củng cố niềm tin
thu tuong nhat ban tham philippines huong toi vi the moi Những vấn đề nóng Nhật Bản và Australia sắp bàn thảo

Trong hai ngày 12-13/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Philippines, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du các nước ASEAN. Đây không đơn thuần là chuyến thăm đáp lễ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Nhật hồi tháng 10/2016, mà là “một chuyến đi đặc biệt” của ông Abe.

Điểm nhấn “tiểu Tokyo”

Theo lịch trình, tại thủ đô Manila, Thủ tướng Abe và Tổng thống Duterte thảo luận một loạt vấn đề từ chính trị, kinh tế, quốc phòng cho tới cuộc chiến chống khủng bố và chiến dịch truy quét tội phạm ma túy tại Philippines. Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt trong chuyến thăm của Thủ tướng Abe là ông sẽ đến thăm thành phố Davao, nằm trên đảo Mindanao miền Nam Philippines.

thu tuong nhat ban tham philippines huong toi vi the moi
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, tháng 10/2016. (Nguồn: AFP)

Davao là quê nhà của Tổng thống Duterte, đồng thời cũng là nơi ông từng làm Thị trưởng trong suốt hơn 20 năm. Tại đây, Thủ tướng Abe sẽ đi thăm một trường đại học quốc tế đang được Nhật Bản đầu tư xây dựng, nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp cũng như đến các địa điểm lịch sử của thành phố này.

Từ đầu thế kỷ XX, nhiều người Nhật đã xuất hiện ở Davao để làm ăn buôn bán. Kể từ sau Thế chiến thứ II, các doanh nghiệp từ xứ sở Mặt trời mọc đầu tư vào nhiều dự án ở thành phố này, qua đó làm giảm tình trạng nghèo đói và thúc đẩy hòa bình ở khu vực Mindanao. Hiện nay, Davao - được mệnh danh là “tiểu Tokyo” - là thành phố đông dân thứ ba tại Philippines với 1,6 triệu người, đồng thời cũng là địa phương của Philippines nhận được ODA lớn nhất từ Nhật Bản. Vì vậy, Tổng thống Duterte đánh giá Davao là “biểu tượng cho quan hệ hữu nghị Philippines - Nhật Bản”.

Động thái không bất ngờ

Có thể nói, việc Thủ tướng Nhật Bản Abe chọn Philippines là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á cho thấy sự ưu tiên nhất định của Tokyo với Manila. Dù vậy, giới quan sát nhận định động thái này không phải là điều bất ngờ vì Nhật Bản là nước cung cấp ODA và đối tác thương mại hàng đầu của Philippines. Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10/2016, Tổng thống Duterte đã mang về các thỏa thuận thương mại với tổng trị giá 1,8 tỷ USD, trong khi Tokyo cũng cam kết sẽ rót hàng chục tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.

Hiện nay, ASEAN được xem là một khu vực kinh tế năng động, thị trường tiềm năng cho các tập đoàn xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhật Bản. Sau thất bại trước Trung Quốc trong dự án đầu tư đường sắt cao tốc tại Indonesia, Nhật Bản rõ ràng không muốn chậm chân trong cuộc đua vào thị trường sôi động Philippines. Tháng 8/2016, Nhật Bản tuyên bố sẽ cung cấp 2,4 tỷ USD cho tuyến đường sắt mới nhằm giảm bớt tình trạng ách tắc giao thông kinh niên ở thủ đô Manila.

Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước cũng có nhiều bước phát triển, đơn cử như việc mới đây hai bên ký thỏa thuận quốc phòng cho phép Nhật Bản chuyển giao thiết bị và công nghệ quân sự cho Philippines. Thời gian tới, Tokyo bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Manila trên các khía cạnh như tăng cường năng lực an ninh hàng hải và chống khủng bố. Rõ ràng, việc xích lại gần hơn với Philippines sẽ giúp Nhật Bản duy trì quan hệ đối tác quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương, nhất là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Hành xử bình đẳng và tôn trọng

Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác kể trên, giới chức Philippines tiết lộ Nhật Bản đang quan tâm hỗ trợ Manila trong chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Durterte, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu biến ASEAN trở thành một khu vực không có ma túy. “Nhật Bản đang xem xét xây dựng một trung tâm phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy ở Philippines”, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết trên mạng Rappler.

Về phần mình, Tổng thống  Duterte đặc biệt đánh giá cao cách hành xử bình đẳng và tôn trọng của Nhật Bản trong quan hệ với Philippines. Ông Duterte từng chỉ trích gay gắt việc Mỹ - đồng minh hiệp ước truyền thống và duy nhất của Manila – lên án ông về chiến dịch truy quét tội phạm ma túy.

Sau khi tuyên bố theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và giảm phụ thuộc vào Washington, ông Duterte đang thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn và tranh thủ sự hỗ trợ kinh tế của các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… Vì vậy, việc chính quyền Thủ tướng Abe đề xuất các gói vay ưu đãi trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng Philippines hay các thỏa thuận kinh tế, đầu tư mà Tokyo đưa ra hoàn toàn trùng khớp với mong muốn của Tổng thống Duterte.

Trong lúc tình hình quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố muốn xét lại quan hệ đồng minh với các nước châu Á, Philippines dường như lại càng trông cậy nhiều hơn vào Nhật Bản - đối tác hữu nghị lâu bền, chia sẻ nhiều mối quan tâm chung từ kinh tế đến an ninh. Vì vậy, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Abe được kỳ vọng là chất xúc tác đưa quan hệ Nhật Bản – Philippines lên một tầm cao mới.  

thu tuong nhat ban tham philippines huong toi vi the moi Ông Trump có thể gặp Thủ tướng Nhật Bản cuối tháng 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến gặp nhau tại Mỹ vào cuối tháng 1.

thu tuong nhat ban tham philippines huong toi vi the moi Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "xây dựng quốc gia mới"

Thủ tướng Abe nêu rõ trong năm 2017 ông sẽ tiếp tục thúc đẩy “ngoại giao chủ động”, hướng ra khắp toàn cầu. 

thu tuong nhat ban tham philippines huong toi vi the moi Nhật Bản thúc đẩy “ngoại giao chủ động”

Ngày 4/1, Thủ tướng Abe nêu rõ trong năm 2017, ông sẽ tiếp tục thúc đẩy “ngoại giao chủ động”, hướng ra khắp toàn cầu.

                 

Quang Chinh

Đọc thêm

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thành phố Saint-Pierre-des-Corps đã tổ chức lễ tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde ...
Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động