Thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên, bước chuyển quan trọng và tác động đa chiều

Vũ Đăng Minh
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tại Washington D.C là bước chuyển quan trọng, cam kết lâu dài của Bộ tứ (Quad), nhằm thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên, bước chuyển quan trọng và tác động đa chiều
Các nhà lãnh đạo Bộ tứ lần đầu tiên họp trực tiếp, thể hiện cam kết mạnh mẽ và lâu dài đối với việc thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. (Nguồn: AP)

Thế giới thay đổi

Sáu tháng sau Thượng đỉnh Bộ tứ trực tuyến đầu tiên (12/3/2021), tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều khu vực, quốc gia rơi vào làn sóng đại dịch Covid-19. Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi biến đổi khí hậu ở vào thời điểm “không còn đường lùi”. Nỗ lực đối phó với thách thức an ninh toàn cầu bị phân hóa bởi cạnh tranh, đối đầu giữa các nước lớn, xung đột vũ trang, nội chiến…

Mỹ rút quân khỏi Afghanisan để lại khoảng trống, nguy cơ nội chiến, bất ổn ở khu vực và sự hoài nghi về cam kết của Washington với đồng minh, đối tác. Thỏa thuận hợp tác an ninh giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) tạo vết rạn trong quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương. EU công bố Chiến lược hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thể hiện sự tự chủ, độc lập chiến lược.

Có thể thấy “mặt trận” đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc mà Mỹ và đồng minh dày công gây dựng có dấu hiệu trục trặc từ bên trong.

Thủ tướng Suga Yoshihide sắp kết thúc 12 tháng cầm quyền, báo hiệu Nhật Bản có thể quay lại thời kỳ thay đổi Thủ tướng liên tục như thời hậu Chiến tranh Lạnh. Điều đó tác động đáng kể đến quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ và chính sách, chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ còn hứng chịu những phản ứng không hề dễ chịu từ bên ngoài. Ngày 24/9, tại phiên họp lần thứ 48 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC), 65 nước ra tuyên bố chung coi tình hình Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng là vấn đề nội bộ của Trung Quốc; phản đối chính trị hóa, tiêu chuẩn kép trong vấn đề này.

Tuyên bố chung chống lại việc Mỹ và đồng minh sử dụng công cụ “nhân quyền” để liên kết các quốc gia chống lại Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 cản trở việc triển khai thực hiện một số cam kết, thỏa thuận tại Thượng đỉnh Bộ tứ trực tuyến hồi tháng Ba. Các nước ưu tiên phục hồi kinh tế sau đại dịch hơn là tham gia cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bối cảnh mới đặt ra cho Bộ tứ nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết, cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận. Đồng thời, Thượng đỉnh trực tiếp là cơ hội để Bộ tứ củng cố quan hệ, thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Vậy là, thế giới thay đổi nên Bộ tứ cũng chuyển hướng.

Toàn diện và linh hoạt

Tin liên quan
AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra

Thỏa thuận AUKUS là sự hợp tác sâu, chặt chẽ hơn về quân sự, an ninh. Ngoài Mỹ, Australia (một nửa Bộ tứ), AUKUS thêm Anh, đồng minh thường ủng hộ mọi chính sách của Mỹ.

Hợp tác chế tạo tàu ngầm hạt nhân đòi hỏi sự tin cậy cao giữa các thành viên, cơ sở để hình thành liên minh quân sự trong tương lai, một “gọng kìm” trong “mặt trận” đối phó với các thách thức an ninh từ Trung Quốc. Nhưng hình thành thêm các liên minh kiểu AUKUS là chuyện phức tạp.

Khác với AUKUS, Bộ tứ là diễn đàn đối thoại chiến lược, cơ chế hợp tác không chính thức giữa 4 đồng minh , đối tác về nhiều lĩnh vực. Tập trung nhiều vào hợp tác quân sự, an ninh truyền thống sẽ gây e ngại cho đồng minh, đối tác, trùng lặp với các cơ chế hợp tác, liên minh khác.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng “nếu muốn giành được tình cảm và lý trí của khu vực (Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương)”, Mỹ và đồng minh cần hướng Bộ tứ đến các thỏa thuận “tích cực và mang tính bao hàm”.

Do đó, Bộ tứ sẽ lựa chọn cách tiếp cận toàn diện, linh hoạt hơn.

Sự “cởi mở” về cơ chế, mở rộng lĩnh vực cho phép Bộ tứ khai thác thế mạnh của các thành viên, thuận lợi hơn trong hợp tác với các đồng minh, đối tác khác. Tuyên bố chung tập trung vào 5 nội dung, lĩnh vực, 5 trụ cột hợp tác bao gồm: ứng phó với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, công nghệ mới và kết nối cơ sở hạ tầng, xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu và góp phần phục hồi kinh tế.

Chú trọng ứng phó đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và phục hồi kinh tế toàn cầu là cách để Mỹ tranh giành vai trò lãnh đạo, dẫn dắt thế giới với Trung Quốc. Mặt khác, lôi kéo Trung Quốc, Nga hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu là khoét vào điểm hạn chế của đối thủ. Bởi Trung Quốc là nước có lượng khí thải cần cắt giảm lớn và kinh tế Nga dựa chủ yếu vào dầu khí.

Thượng đỉnh Bộ tứ trực tuyến tháng 3/2021 có vai trò định hướng quan điểm, chính sách, hành động. Hội nghị trực tiếp ngày 24/9 là dịp để Bộ tứ cụ thể hóa bằng các cam kết, sáng kiến và triển khai hoạt động thực tiễn, thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Từ đây, Bộ tứ sẽ duy trì cuộc gặp thượng đỉnh thường niên.

Sau 12 năm thành lập, Bộ tứ có cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên (2019). Sau 14 năm, Bộ tứ mới tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên (3/2021). Nhưng chỉ 6 tháng sau, các nhà lãnh đạo Bộ tứ gặp trực tiếp. Gia tăng cường độ, tốc độ hành động là điểm đáng chú ý của Bộ tứ.

Tiếp cận linh hoạt, toàn diện, từng bước chính thức hóa cơ chế, mở rộng nội dung, phạm vi hợp tác, với cường độ, tốc độ cao là biểu hiện sự chuyển hướng về tư duy và hành động của Bộ tứ.

Cam kết lâu dài

Tuyên bố chung tái khẳng định nền tảng lợi ích chung là sự thịnh vượng và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Bộ tứ khẳng định vai trò trụ cột, nỗ lực bảo đảm an ninh, ổn định, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực.

Tuyên bố chung nhấn mạnh nguyên tắc “…thúc đẩy trật tự dựa trên các quy tắc “tự do và rộng mở”, lấy luật pháp quốc tế làm gốc và không sợ hãi trước áp bức….”.

Đồng thời với củng cố “tình đoàn kết bền chặt giữa 4 quốc gia”, Bộ tứ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm, tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; ủng hộ chiến lược hợp tác của EU ở khu vực và hỗ trợ các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương... Các cam kết nhằm mở rộng liên kết, hợp tác, không để Trung Quốc lợi dụng chia rẽ, lôi kéo, gây sức ép.

Bộ tứ cam kết nỗ lực ứng phó đại dịch, tiếp tục thực hiện kế hoạch sản xuất, viện trợ 1,2 tỷ liều vaccine cho châu Á từ nay đến hết năm 2022; cung cấp gói hỗ trợ tài chính, nâng cao khả năng y tế. Cam kết triển khai kế hoạch giám sát, phối hợp giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Tuyên bố chung xác định mũi nhọn trong chính sách của Bộ tứ là hợp tác công nghệ mới, quan trọng, thúc đẩy triển khai các mạng di động 5G an toàn, minh bạch; tạo điều kiện hợp tác công tư đảm bảo an ninh mạng; xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ quan trọng và vật liệu thiết yếu, trong đó có chất bán dẫn (nguyên liệu nền sản xuất chip). Khai thác sử dụng không gian mạng an toàn, tin cậy. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ chất lượng cao.

Nhằm khoét sâu các mặt trái Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, Bộ tứ đề xuất các dự án kết nối chung với G20, G7, xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, hỗ trợ cho vay tài chính rộng rãi, công bằng, minh bạch.

Thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên, bước chuyển quan trọng và tác động đa chiều
Bộ tứ không chỉ phát huy thế mạnh của mình mà còn tập trung hạn chế các trọng tâm chiến lược của Trung Quốc như “ngoại giao vaccine”, BRI và công nghệ mới. (Nguồn: AFP)

Dấu ấn và trở ngại

Chuyên gia, học giả quốc tế đánh giá cam kết, thỏa thuận của Bộ tứ là những “sáng kiến rất thiết thực”, tạo bước chuyển quan trọng cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Thể hiện tầm nhìn xa, tham vọng, cách tiếp cận rõ ràng, linh hoạt, toàn diện và trọng điểm. Bộ tứ có sự chuyển hướng khả quan từ trọng tâm an ninh sang chuỗi cung ứng công, đáp ứng các vấn đề thiết yếu của thế giới, khu vực.

Thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên thể hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ, phát huy sự đóng góp, hài hòa mối quan tâm, sự khác biệt của các thành viên; sẵn sàng chống lại bất cứ sức ép nào nhắm vào quốc gia thành viên. Đồng thời, chú trọng củng cố, mở rộng hợp tác với các cơ chế, liên minh, liên kết khác.

Tuyên bố chung không nêu đích danh Trung Quốc, giọng điệu cũng không quá cứng rắn, nhưng Bắc Kinh vẫn là đích nhắm của Bộ tứ. Bộ tứ không chỉ phát huy thế mạnh của mình mà còn tập trung hạn chế các trọng tâm chiến lược của Trung Quốc như “ngoại giao vaccine”, BRI và công nghệ mới…

Hội nghị rõ ràng là bước chuyển quan trọng, cam kết lâu dài của Bộ tứ, nhằm thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Nhưng hợp tác kinh tế vẫn là mặt cần chú trọng của Bộ tứ.

Đối thủ của Bộ tứ sẽ không chịu ngồi yên. Trung Quốc, Nga ngày càng xích lại gần nhau, tìm cách củng cố, mở rộng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các tổ chức, cơ chế hợp tác khác, hình thành mặt trận đối trọng với mặt trận liên minh, liên kết của Mỹ và đồng minh.

Việc Trung Quốc xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xem là nước cờ chiếm lĩnh vị trí mà Mỹ bỏ trống. Chắc sẽ còn những những đòn qua lại khác.

Sự đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy thế giới, khu vực vào bất ổn. Nhưng nếu 2 nước lớn thỏa hiệp với nhau, chia sẻ lợi ích riêng, phương hại đến môi trường ổn định, an ninh của thế giới, khu vực và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác, cũng là điều nguy hiểm.

Thế giới cần theo sát mọi hành động, chủ động đối sách phù hợp; ASEAN cần giữ vững vai trò trung tâm; tránh rơi vào thế các nước lớn đối đầu, các nước khác gánh chịu hậu quả.

Tuyên bố chung của nhóm Bộ tứ đề cập những vấn đề nóng gì?

Tuyên bố chung của nhóm Bộ tứ đề cập những vấn đề nóng gì?

Tuyên bố chung của nhóm Bộ tứ đề cập sự nhất quán của các nhà lãnh đạo về cách hành xử dựa trên các quy ...

AUKUS, sự chia rẽ của phương Tây và 'ngôi sao sáng' Ấn Độ

AUKUS, sự chia rẽ của phương Tây và 'ngôi sao sáng' Ấn Độ

Với những mối quan hệ "mến thương" với phương Tây, Ấn Độ có thể đóng vai trò đáng kể trong việc ngăn chặn sự chia ...

Đọc thêm

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh chắc suất dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh chắc suất dự Olympic Paris 2024

Dù thất bại ở vòng 1/8 giải Tây Ban Nha Masters 2024, tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh vẫn cầm chắc vé dự Olympic Paris 2024.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong ...
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động