TIN LIÊN QUAN | |
Chứng khoán toàn cầu ngập sắc đỏ sau khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều bị hủy | |
Phản ứng quốc tế về quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều |
Theo đó, tiếp lãnh đạo Nhà Xanh, ông chủ Nhà Trắng đã úp mở về khả năng trì hoãn thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới, có thể là vô thời hạn, hoặc ít nhất là cho tới khi các bên đạt được thống nhất về điều khoản thương lượng. Tổng thống Donald Trump cũng cho biết sẽ sớm quyết định xem có tổ chức sự kiện lịch sử này theo như dự kiến ban đầu vào ngày 12/6 tại Singapore hay không. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định: “Triều Tiên đã có cơ hội tốt để trở thành một đất nước vĩ đại và họ nên tận dụng thời cơ này”.
Tuy nhiên, với những động thái gần đây của Bình Nhưỡng, khó có thể biết được liệu nhà lãnh đạo Kim Jong-un có chia sẻ tầm nhìn này với ông Trump hay không. Một tuần trước khi cuộc hội đàm Mỹ - Hàn diễn ra, Triều Tiên đã tố cáo cuộc tập trận chung Max Thunder là động thái gây khiêu khích, ảnh hưởng đến thượng đỉnh Mỹ - Triều và quyết không từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân. Mới đây nhất, Bình Nhưỡng đã “suýt” từ chối cho phóng viên Hàn Quốc tham dự đưa tin buổi đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri ngày 23/5.
Tổng thống Moon Jae-in và người đồng cấp nước chủ nhà Donald Trump trong chuyến thăm Washington ngày 22/5. (Nguồn: AP) |
Với những diễn biến có phần tiêu cực như vậy, số phận của thượng đỉnh Mỹ - Triều hiện vẫn đang “chỉ mảnh treo chuông”, ngay cả khi công tác cho cuộc gặp gỡ lịch sử ba tuần sau tại Singapore chưa bị gián đoạn.
Khe cửa hẹp cho hòa bình
Xác suất thượng đỉnh Mỹ - Triều không diễn ra là có tồn tại. Khác biệt cơ bản giữa hai bên chủ yếu nằm ở quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Washington hiểu rằng Bình Nhưỡng cần tiến hành quá trình này ngay lập tức, “toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” (CVID). Triều Tiên lại mong muốn tiến hành phi hạt nhân hóa theo từng giai đoạn, nhằm tiếp tục duy trì sức nặng trong các cuộc đàm phán sắp tới, đồng thời đảm bảo cam kết hỗ trợ hay xóa bỏ cấm vận từ cộng đồng quốc tế được tuân thủ.
Trong bối cảnh này, việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nhận định rằng Triều Tiên có thể tiến hành giải trừ vũ khí hạt nhân “theo chân” của Libya chỉ càng “đổ thêm dầu vào lửa”. Chính quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, ngay sau khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, đã phải hứng chịu những đợt tấn công mãnh liệt từ Mỹ và các nước phương Tây, dẫn đến “nhà tan cửa nát”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mike Pompeo lại tin rằng nhiều khả năng thượng đỉnh Mỹ - Triều vẫn sẽ diễn ra, nhưng ở thời điểm muộn hơn so với dự kiến. Song ông cũng cảnh báo hai nhà lãnh đạo còn một chặng đường dài để gạt sang một bên những bất đồng trước khi bắt tay nhau tại Singapore.
Giới chuyên gia cũng cho rằng thượng đỉnh vẫn diễn ra, nhất là khi lãnh đạo hai bên đã “đầu tư” quá nhiều vào “thương vụ” này. Ông Victor D. Cha, chuyên gia về Hàn Quốc tại Đại học Georgetown cho rằng cuộc chơi sẽ tiếp tục, song đã không còn đơn giản như trước: “Đối với Tổng thống Trump, ý nghĩ về một cuộc gặp dễ dàng, với Triều Tiên thay lòng đổi dạ, từ bỏ tên lửa hạt nhân để lấy sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đã biến mất. Ông Jung Pak, nhà phân tích tại Viện Brookings thì khẳng định: “Ông Trump đang có một bài học nho nhỏ về cách nói chuyện với người Triều Tiên, ngay trước khi ông mặt đối mặt với họ”.
Chìa khóa trong tay ai?
Do đó, nếu muốn đạt được thành tựu đối ngoại “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử các đời Tổng thống Mỹ, ông Trump sẽ phải đóng vai trò tích cực, nhằm xóa bỏ rào cản giữa Washington và Bình Nhưỡng. Nhiệm vụ này đỏi hỏi lãnh đạo Nhà Trắng cần có lập trường linh hoạt hơn. Mỹ duy trì quan điểm về CVID trên bán đảo Triều Tiên, song sẽ “rộng rãi” hơn về thời gian và cách thức tiến hành.
Ngược lại, Bình Nhưỡng, sau những “bài thử” thiện chí Washington, cũng cần chứng tỏ mình sẵn sàng ngồi lại vào bàn đàm phán. Rõ ràng Triều Tiên đang muốn Mỹ hiểu rằng hòa bình không miễn phí – Nhà Trắng sẽ phải nhượng bộ không ít để đổi lấy cái gật đầu của chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un. Tuy nhiên, một khi mức giá là quá cao với Washington, “thương vụ” Mỹ - Triều có thể bị gạt bỏ và Bình Nhưỡng sẽ “mất cả chì lẫn chài”.
Đứng giữa Triều Tiên và Mỹ còn nhiều khoảng cách, cùng hai nhà lãnh đạo tính khí có phần “sáng nắng chiều mưa”, chính quyền Hàn Quốc của Tổng thống Moon Jae-in đang thực hiện chiến lược ngoại giao con thoi, duy trì liên lạc thường xuyên với Bình Nhưỡng và Washington thông qua điện đàm và trao đổi cấp cao nhằm hàn gắn những bất đồng. Do đó, không loại trừ khả năng sau chuyến thăm Nhà Trắng lần này, ông Moon có thể xúc tiến hành trình lịch sử tới Bình Nhưỡng, gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim Jong-un như cam kết thượng đỉnh Hàn – Triều hồi tháng Tư.
Thượng đỉnh Mỹ - Triều nói riêng và tiến trình hòa bình trên bán đảo triều Tiên nói chung phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của các bên liên quan. Hòa bình nơi đây tuy không “xa tận chân trời”, nhưng cũng chẳng “gần ngay trước mắt”.
Triều Tiên sẵn sàng đàm phán với Mỹ bất cứ lúc nào Ngày 25/5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một quan chức cấp cao của Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng vẫn ... |
Bức thư hủy gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều của Tổng thống Trump viết gì? Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự ... |
Tổng thống Trump cảnh báo Triều Tiên về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo về kho vũ khí hạt nhân "khổng lồ và uy lực" của Washington sau khi ... |