Thượng đỉnh NATO: Tránh đối đầu, cầu đối thoại

Minh Quân
TGVN. Lãnh đạo các quốc gia thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) chắc chắn không muốn lặp lại kỷ niệm buồn vào sinh nhật lần thứ 70 của khối tại London ngày 3/12 tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tranh doi dau cau doi thoai Chuẩn bị vận hành S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xoa dịu Mỹ, NATO thế nào?
tranh doi dau cau doi thoai Vấn đề cải tổ NATO: Nội bộ căng thẳng và bất đồng, Mỹ hoài nghi
tranh doi dau cau doi thoai
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lãnh đạo các nước thành viên khác của NATO tại Thượng đỉnh NATO tháng 7/2018. (Nguồn: New York Times)

Có nỗi lo sợ này bởi tại Thượng đỉnh NATO năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngớt lời chỉ trích các đồng minh châu Âu vì chưa đáp ứng được mức đóng góp 2% GDP cho ngân sách của NATO như đã cam kết. Ông chủ Nhà Trắng cũng chĩa mũi dùi vào Đức, khẳng định dự án hợp tác xây dựng đường ống dầu Nord Stream 2 giữa Washington và Berlin sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh của NATO.

Một quan chức NATO nhận định: “Mọi người đã bị ám ảnh. Không ai muốn đối mặt với trải nghiệm đó một lần nữa – đặc biệt là người Đức”. Đây rõ ràng là điều không ai muốn lặp lại vào ngày sinh nhật kỷ niệm 70 năm thành lập khối. Tuy nhiên, tránh khỏi kịch bản tăm tối này là không hề dễ dàng trong bối cảnh quan hệ giữa các thành viên NATO, đặc biệt giữa Mỹ và phần còn lại, đang gập ghềnh hơn bao giờ hết, đe dọa tới tồn tại toàn khối.

Từ “chết não” tới “bớt cần”

Nhận định trên không hề bi quan nếu nhìn thẳng vào diễn biến thời gian qua về NATO. Ngày 7/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận xét NATO đang “chết não” khiến nhiều đồng minh trong NATO “nhướng mày”. Thứ nhất, bất đồng, xung khắc lợi ích và bế tắc chiến lược trong nội bộ, đặc biệt giữa Mỹ với các thành viên khác trầm trọng đến mức khiến NATO gặp khủng hoảng về vai trò và ảnh hưởng, sức mạnh và lý do tồn tại. Thứ hai, NATO cần thay đổi cơ bản về mọi phương diện để thích ứng với cam kết suy giảm, vai trò NATO trong chiến lược của Mỹ.

Thứ ba, ông Macron muốn các nước châu Âu tự chủ hơn về đảm bảo an ninh để bớt phụ thuộc vào Mỹ, tạo cơ hội cho Pháp khôi phục vai trò, vị thế và ảnh hưởng chính trị thế giới từng có ở châu Âu. Nếu không được cải cách cơ bản và nhanh chóng về định hướng chiến lược, tổ chức và cơ cấu, sự tan rã của khối chỉ là chuyện sớm muộn. Trạng thái chia năm sẻ bảy này đã dần được thể hiện khi NATO bất lực trong việc ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ, thực hiện chiến dịch tấn công tại Syria.

Giữa tháng Mười, ông Macron đã cụ thể hóa thêm chủ ý về làm cho Liên minh châu Âu (EU) độc lập hơn với NATO về quốc phòng, nhằm giải quyết vấn đề an ninh của các quốc gia EU không thuộc NATO hay tránh trường hợp bị phủ quyết. Như vậy, NATO giờ chỉ còn là “điều kiện cần”, không còn là “điều kiện đủ” để đảm bảo an ninh cho EU nữa.

tranh doi dau cau doi thoai

Ông Trump, dù không thẳng thắn như ông Macron, lại là nhân tố khiến mọi người dè chừng hơn cả. Nếu như tuyên bố của nhà lãnh đạo Pháp mang tính đóng góp vào sự tồn vong của NATO thì phát ngôn của Tổng thống Mỹ đang thúc đẩy điều ngược lại. Từ thượng đỉnh NATO năm 2018 đến nay, ông Trump đã nhiều lần kêu gọi các thành viên tăng cường đóng góp, đạt định mức 2% GDP như cam kết.

Mới đây, hai đồng minh khác của Mỹ tại Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đã “tái mặt” khi Tổng thống Mỹ, thông qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng tới châu Á tuầnqua, kêu gọi Seoul và Tokyo tăng 5 lần đóng góp cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây. Do đó, vấn đề chi phí đóng góp cho NATO chắc chắn sẽ được ông Trump đề cập tại Thượng đỉnh NATO tới.

Tìm lại thế xưa

Trong cái thế vừa bị chia năm sẻ bảy, vừa phải đối mặt với những thách thức mới như sự trỗi dậy của Nga – Trung Quốc, khủng bố, an ninh mạng, NATO cần một Thượng đỉnh thành công.

Thứ nhất, NATO cần nỗ lực hàn gắn những bất đồng về lập trường, rạn nứt trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên. NATO nói chung và lãnh đạo nước thành viên nói riêng sẽ cố gắng không đề cập vấn đề gây tranh cãi như đóng góp vào ngân sách quốc phòng của khối, đặc biệt trong những cuộc gặp có sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Trump. NATO cũng dự kiến công bố số liệu tích cực, cho thấy các nước thành viên đang cố gắng đáp ứng định mức đóng góp 2% GDP và dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu vào năm 2024, để xoa dịu ông chủ Nhà Trắng.

Thứ hai, một số nội dung khác dự kiến được thảo luận là tình hình an ninh thế giới, nỗ lực chống khủng bố và an ninh không gian. Đây đều là những chủ đề có thể đạt được đồng thuận chung và nhận được sự quan tâm tích cực của Mỹ. Năm ngoái, ông Trump đã thành lập lực lượng không gian Mỹ, song vai trò và chiến lược của bộ phận này vẫn chưa rõ ràng. Đây có thể là dịp cho ông chủ Nhà Trắng làm rõ hơn quyết định kỳ lạ này. Hợp tác chống khủng bố cũng là lĩnh vực các nước có thể tăng cường hợp tác, trong bối cảnh tàn dư của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn tiếp tục là mối nguy hiểm khó lường, đặc biệt với các quốc gia châu Âu.

Thứ ba, thượng đỉnh NATO lần này có lịch trình ngắn hơn so với các năm khác khi nhấn vào yếu tố kỷ niệm. Tối ngày 3/12, lãnh đạo các nước sẽ tham dự yến tiệc do Nữ hoàng Elizabeth chủ trì tại Điện Buckingham. Phiên làm việc kéo dài ba tiếng bắt đầu vào sáng ngày 4/12, trước khi Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tổ chức họp báo vào đầu giờ chiều. Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ không ăn trưa chung và có thể thực hiện lịch trình cá nhân. Lịch trình ngắn nhưng thoải mái như vậy ít nhiều cũng làm giảm rủi ro đến từ Tổng thống Trump, người được biết đến với những phát ngôn bất ngờ, hướng tới làm giảm căng thẳng giữa các nước thành viên thông qua hoạt động giao lưu bên lề.

Dù vậy, “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên” – hiệu quả những sắp đặt khéo léo của NATO trong hàn gắn quan hệ giữa các thành viên, kết dính những mẩu rời rạc để cùng đối phó thách thức, hướng về tương lai chỉ có thể được kiểm chứng bằng kết quả của Thượng đỉnh ngày 3/12 tới.

tranh doi dau cau doi thoai

Gặp ông Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá bình luận của người đồng cấp Pháp về NATO

TGVN. Ngày 13/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ trích bình luận của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron cho rằng NATO đang ...

tranh doi dau cau doi thoai

Báo Thụy Sỹ bình luận phát ngôn của Tổng thống Pháp về NATO

TGVN. Báo Neue Zürcher Zeitung của Thụy Sỹ bình luận rằng, tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về "cái chết não" của NATO là ...

tranh doi dau cau doi thoai

Nhà Trắng: 'NATO không có chỗ dành cho S-400'

TGVN. Ngày 10/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O'Brien cho biết, Mỹ hết sức thất vọng về việc Thổ Nhĩ Kỳ ...

Đọc thêm

Xúc động chương trình 'Binh đoàn bất tử' tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Xúc động chương trình 'Binh đoàn bất tử' tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ đã được tổ chức nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Nga đã chiến đấu và hy sinh vì sự ...
Lịch cúp điện Vĩnh Long hôm nay ngày 4/5/2024

Lịch cúp điện Vĩnh Long hôm nay ngày 4/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Vĩnh Long theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 4/5/2024.
Chuyển nhượng cầu thủ Ngoại hạng Anh: Liverpool quan tâm Florian Wirtz; MU liên hệ Adrien Rabiot; Amadou Onana sẽ sang Đức?

Chuyển nhượng cầu thủ Ngoại hạng Anh: Liverpool quan tâm Florian Wirtz; MU liên hệ Adrien Rabiot; Amadou Onana sẽ sang Đức?

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật thông tin chuyển nhượng cầu thủ Ngoại hạng Anh diễn ra trong những giờ qua.
Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

Sau hơn một tháng tìm kiếm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm HLV Kim Sang Sik.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động