Tin thế giới 18/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử của Ukraine; Mỹ thừa nhận sự thật cực nguy hiểm; Taliban chơi chiêu 'tấn công quyến rũ'

Hoàng Hà
Tình hình Afghanistan, thái độ của Taliban, sự thừa nhận nguy hiểm của Mỹ sau rút quân, quan hệ Nga với Ukraine và Bắc Macedonia, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Lithuania-Belarus... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 18/8: Taliban chơi chiêu 'tấn công quyến rũ'; Mỹ thừa nhận sự thật cực nguy hiểm sau rút quân; sai lầm lớn nhất 3 thập kỷ của Ukraine?
Hình ảnh hiếm hoi khi một nữ phóng viên Afghanistan thực hiện cuộc phỏng vấn trên truyền hình với quan chức cấp cao của Taliban, người phát ngôn Mawlawi Abdulhaq Hemad. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Tình hình Afghanistan

Ba ngày sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul và hầu hết các tỉnh thành của Afghanistan, thế giới vẫn chưa thoát khỏi cú sốc vì sự tiến triển "quá nhanh, quá nguy hiểm" của phong trào Hồi giáo này.

Ngày 17/8, Mỹ, Đức, Anh và nhiều nước phương Tây vẫn ráo riết với chiến dịch sơ tán nhân viên ngoại giao, công dân và các đồng minh người Afghanistan, đồng thời ra hàng loạt cảnh báo đối với Taliban về nhân quyền, khủng bố...

Về phía Taliban, phong trào này đang nỗ lực tạo cho thế giới thấy một ấn tượng khác với những gì họ đã thể hiện trong giai đoạn cầm quyền ở Afghanistan hơn 20 năm trước đây.

Trong cuộc họp báo cùng ngày, Taliban cam kết nhiều điều: muốn xây dựng mối quan hệ hòa bình với thế giới; nói không với khủng bố; tôn trọng các quyền của phụ nữ phù hợp với luật Hồi giáo; đảm bảo phụ nữ và trẻ em được học hành và ân xá cho tất cả kẻ thù.

Taliban có làm theo cam kết hay không còn cần thời gian để theo dõi, như người phát ngôn Liên hợp quốc tuyên bố, cần phải nhìn hành động trên thực địa.

Tuy vậy, đã có những thái độ khác ngoài sự chỉ trích, lên án Taliban. Ngày 17/8, Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận phong trào này đã chiến thắng ở Afghanistan, bày tỏ muốn liên lạc. Đức cũng có thái độ tương tự.

Trong khi đó, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra những nhận định tích cực đối với các hành động của Taliban trong 3 ngày đầu kiểm soát Kabul.

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Afghanistan: Nga khen ngợi Taliban

Tướng Anh nhận định Taliban đã thay đổi

Ngày 18/8, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Anh, Tướng Nick Carter, cho rằng, Taliban, quân nổi dậy mà phương Tây từng coi là phiến quân trong nhiều thập kỷ qua giờ đây đã trở nên lý trí hơn.

Trả lời phỏng vấn BBC, Tướng Carter nhấn mạnh: “Chúng ta phải kiên nhẫn và giữ vững tâm lý, để Taliban thành lập chính phủ, thể hiện khả năng. Có thể Taliban giờ đây đã là một Taliban khác với những gì người ta nhớ về họ từ những năm 1990”.

Nhắc lại rằng, Taliban không phải là một tổ chức đồng nhất mà gồm những người thuộc các bộ lạc khác nhau đến từ khắp các vùng nông thôn Afghanistan, Tướng quân đội Anh cho hay, nếu nhìn vào cách mà họ đang kiểm soát thủ đô Kabul, có thể nhận ra phong trào này "đã ít hà khắc hơn". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Afghanistan: Mỹ, Taliban... Ai rồi cũng phải thay đổi

Một Taliban rất khác cùng chiến thuật "tấn công quyến rũ"

Ngày 17/8, người phát ngôn Taliban Mawlawi Abdulhaq Hemad đã có cuộc trả lời phỏng vấn với một nữ phóng viên Afghanistan trên kênh truyền hình TOLO News của nước này tại một trường quay ở thủ đô Kabul.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một quan chức cấp cao của Taliban đồng ý trả lời phỏng vấn một nữ phóng viên người bản địa. Taliban từng cho phép các nữ phóng viên quốc tế phỏng vấn, nhưng hiếm khi ở trong nước và càng không phải là phụ nữ Afghanistan.

Theo giới quan sát, việc Taliban bất ngờ có hành động trên là một phần trong chiến thuật "tấn công quyến rũ" của lực lượng này khi trở lại nắm quyền ở Afghanistan, thể hiện sự đồng nhất với các cam kết mà phong trào này đã đưa ra trong cuộc họp báo chính thức cùng ngày. (NY Post)

TIN LIÊN QUAN
Taliban: Từ nhóm sinh viên đến mối quan hệ thăng trầm với Mỹ và 2 lần nắm quyền tại Afghanistan

Mỹ thừa nhận vụ việc nguy hiểm: Mất kiểm soát kho vũ khí tân tiến vào tay Taliban

Ngày 17/8, Nhà Trắng thừa nhận, Taliban đã thu được một số lượng đáng kể khí tài quân sự của Mỹ khi giành quyền kiểm soát Afghanistan sau 2 thập kỷ giao tranh với các lực lượng Mỹ và đồng minh.

Theo những hình ảnh và video được lan truyền, Taliban nắm giữ súng và nhiều phương tiện mà binh sĩ Mỹ từng sử dụng hoặc cung cấp cho các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan, cũng như máy bay trực thăng tấn công tân tiến UH-60 Black Hawk và các thiết bị khác tại sân bay Kandahar.

Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nêu rõ: "Chúng tôi không có bức tranh toàn cảnh về việc tất cả vật liệu quốc phòng đã đi về đâu. Tuy nhiên, rõ ràng, số lượng đáng kể đã rơi vào tay Taliban và tôi không nghĩ là họ sẽ giao nộp lại".

Theo ông Sullivan, việc mất quyền kiểm soát khối lượng trang thiết bị quân sự trị giá hàng triệu USD cho kẻ thù là minh chứng của "những lựa chọn khó khăn mà Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt trong bối cảnh cuộc chiến kéo dài 20 năm kết thúc". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia chỉ ra điều tối kỵ Mỹ 'vô tình' phạm phải ở Afghanistan

Nga-Ukraine: Sai lầm lớn nhất trong 30 năm của Kiev

Ngày 17/8, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm độc lập Ukraine, cựu Tổng thống nước này Viktor Yanukovich cho rằng, việc từ bỏ quan hệ láng giềng tốt đẹp với Moscow là sai lầm lớn nhất mà Kiev đã mắc phải trong 30 năm qua, không phải Moscow phản bội lòng tin của Kiev.

Tuyên bố trên nhằm đáp trả lại đánh giá trước đó của Tổng thống Ukraine đầu tiên Leonid Kravchuk (giai đoạn 1991-1994) rằng, sai lầm lớn nhất của ông là "đã đặt niềm tin vào Nga".

Theo ông Yanukovich, lãnh đạo Ukraine giai đoạn 2010-2014, một trong những nguyên nhân khiến quan hệ kinh tế giữa nước này với Nga suy yếu là do chính sách đối ngoại của Kiev bị "phương Tây hóa".

Cựu lãnh đạo Ukraine cho rằng, chính sách đối ngoại đa vector - với sự dung hòa giữa xu hướng "tây hóa" và duy trì hợp tác toàn diện với Nga - là yếu tố duy trì sự ổn định nội bộ của Ukraine. Tuy nhiên, chính sách này "chỉ kéo dài đến năm 2014", năm diễn ra cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovich. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Liệu có Thế chiến III ở Biển Đen sau những cuộc đụng độ giữa Nga và phương Tây?

Nga-Bắc Macedonia: Trục xuất ngoại giao

Ngày 17/8, Ngoại trưởng Bắc Macedonia Bujar Osmani tuyên bố, nước này sẽ trục xuất thêm một nhà ngoại giao Nga có cách hành xử bị cho là trái với các nguyên tắc của Công ước Vienna, 3 tháng sau khi có hành động tương tự.

Phản ứng lại động thái trên, Nga tuyên bố "chắc chắn sẽ đáp trả". (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Bắc Macedonia lại 'cứng tay' với Nga, Moscow cảnh báo... chờ 'đòn'!

Mỹ-Trung: Bắc Kinh kêu gọi Washington ngừng các thương vụ vũ khí với Đài Loan

Ngày 17/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thúc giục Mỹ cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan và chấm dứt những thương vụ vũ khí với hòn đảo này, khẳng định, chỉ có duy nhất một Trung Quốc trên thế giới với Đài Loan là "một phần không thể nhượng lại".

Lưu ý Mỹ đã tiến hành những trao đổi "chính thức" với Đài Loan và bán nhiều loại vũ khí cho hòn đảo này, liên tục vi phạm lời hứa, quan chức ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, hành động này không có khả năng thay đổi xu hướng chung của các mối quan hệ xuyên eo biển và nó sẽ không cản trở quá trình thống nhất của Trung Quốc.

Bà Hoa kêu gọi Mỹ nhận thức rõ ràng tính chất nhạy cảm và có hại của vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và ba thông cáo chung Trung-Mỹ bằng các hành động cụ thể, tránh gây thiệt hại thêm cho quan hệ song phương cũng như hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Nguồn cơn lùm xùm ngoại giao Trung Quốc-Lithuania

Iran tái khẳng định các chương trình hạt nhân nhằm mục đích hòa bình

Ngày 17/8, sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông báo Iran đã thiết lập một quy trình để đẩy nhanh quá trình làm giàu uranium, Tehran khẳng định, các hoạt động hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh tuyên bố: “Tất cả các chương trình và hành động hạt nhân của Iran hoàn toàn tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), các cam kết về các biện pháp bảo vệ của Iran dưới sự giám sát của IAEA và đã được thông báo trước đó”.

Ngoài ra, ông Khatibzadeh khẳng định Iran sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân một cách hòa bình, dựa trên nhu cầu, quyết định có chủ quyền và trong khuôn khổ nghĩa vụ bảo vệ cho đến khi Mỹ và các bên khác thực hiện đầy đủ và vô điều kiện Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Iran tiến 'phăm phăm' trong làm giàu uranium, Mỹ phát báo động

Chính trường Malaysia: Quốc vương sẽ sớm công bố đề cử Thủ tướng

Ngày 18/8, Hoàng cung Malaysia ra thông báo, Quốc vương nước này Al-Sultan Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah sẽ sớm công bố đề cử cho chức vụ thủ tướng và nhân vật này sẽ đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

Thông báo của Hoàng cung Malaysia cũng nêu rõ, cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đang đe dọa năng lực lãnh đạo trong thời gian dịch bệnh. Quốc vương Abdullah sẽ chủ trì một cuộc họp đặc biệt vào ngày 20/8 nhằm thảo luận tình hình đất nước hiện nay.

Thủ tướng Muhyiddin Yassin từ chức vào hôm 16/8 sau khi để mất đa số ủng hộ tại Hạ viện. Ông Muhyiddin sẽ làm thủ tướng lâm thời cho đến khi thủ tướng mới được bổ nhiệm. Quốc vương cho rằng, thời điểm này không phù hợp để tổ chức bầu cử do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Malaysia thừa nhận thất bại, Nhà Vua nói về khả năng tổng tuyển cử sớm

Lithuania-Belarus: Căng thẳng tiếp tục gia tăng liên quan người di cư

Ngày 17/8, Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite thông báo, các lính biên phòng Belarus, được trang bị lá chắn và thiết bị chống bạo động, đã xâm nhập khu vực Salcininkai ở Tây Nam Lithuania khi họ đẩy 35 người di cư qua biên giới.

Ông Bilotaite tuyên bố: “Chúng ta không thể tha thứ cho hành động khiêu khích trơ trẽn như vậy". (Reuters)

Lý do khiến Lithuania nổi giận, tuyên bố 'không tha thứ' cho Belarus

Lý do khiến Lithuania nổi giận, tuyên bố 'không tha thứ' cho Belarus

Ngày 17/8, Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite thông báo, lính biên phòng Belarus đã xâm nhập quốc gia thuộc Liên minh châu Âu ...

Tin thế giới 17/8: Taliban thể hiện mình đã khác? 'Hậu duệ của mãnh sư' tuyên chiến Taliban; Tổng thống Biden: Tôi thà hứng chịu tất cả...

Tin thế giới 17/8: Taliban thể hiện mình đã khác? 'Hậu duệ của mãnh sư' tuyên chiến Taliban; Tổng thống Biden: Tôi thà hứng chịu tất cả...

Tình hình Afghanistan, bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Taliban bị tuyên chiến, chính trường Malaysia, Lebanon, Venezuela, quan hệ Mỹ-Iran, căng ...

Đọc thêm

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động