Tin thế giới 28/12: Nga tính 'phủ sóng' S-400 ra thế giới, NATO 'thanh minh'; Omicron mang tín hiệu 'sáng'?

Hoàng Hà
Căng thẳng Nga-NATO, S-400, quan hệ Nga-Mỹ, dự thảo sửa đổi Hiến pháp Belarus với những điểm đáng chú ý, tình hình Lebanon, chính trường Somalia chia rẽ, biến thể Omicron là một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 28/12:
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi cho rằng, biến thể Omicron có khả năng sẽ giúp loại trừ nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta. (Nguồn: Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga đàm phán với một số nước về cung cấp S-400 mới

Thư ký báo chí của Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự (FSMTC) Nga Valeria Reshetnikova cho biết, có một số quốc gia đang làm việc với nước này về vấn đề mua hệ thống tên lửa phòng không mới S-400 Triumph, và Moscow cùng các bên đang tiến hành các cuộc đàm phán tương ứng.

Theo lời bà Reshetnikova, do "lối cạnh tranh không lành mạnh từ phía Mỹ- gây áp lực chính trị với khách hàng và đe dọa bằng các biện pháp trừng phạt, một số nước không tiện quảng bá về sự quan tâm của họ đối với các hệ thống này".

Bên cạnh đó, Thư ký báo chí này cho biết thêm, Moscow cũng đang đàm phán với một số khách hàng nước ngoài theo nội dung cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz và Buk-M3. (Sputnik)

NATO "thanh minh": Hàng trăm vụ xuất kích đều vì... Nga

Hãng thông tấn AP đưa tin, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, trong năm 2021, nguyên nhân khiến máy bay của liên minh phải cất cánh nhiều lần nhất là do máy bay quân sự Nga bay "quá gần không phận các nước thành viên".

Theo liên minh này, tổng cộng trong năm, không quân NATO đã thực hiện 370 phi vụ, trong đó có 290 phi vụ đặc biệt liên quan đến Nga, hầu hết đều xuất kích ngăn chặn các hoạt động của Nga ở các nước Baltic.

Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin cảnh báo nguy cơ các "hành động khiêu khích có chủ đích" của NATO gần biên giới Nga có thể dẫn đến xung đột vũ trang.

Theo ông, trong năm 2021, số lần các máy bay Mỹ xuất kích tăng từ 436 lên 710, trong khi các máy bay ném bom chiến lược B-IB và B-52H của Không quân Mỹ bay trong không phận Biển Đen với khả năng tiếp cận ranh giới có điều kiện để sử dụng vũ khí là 92 lần.

Tổng cộng, năm 2021, NATO đã tiến hành 15 cuộc tập trận ở Biển Đen, năm 2020 là 8 cuộc. Và các tàu chiến và tàu phụ trợ của các nước thành viên NATO ở ngoài khu vực cũng thường xuyên hiện diện ở đó. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ NATO-Nga, phần chìm của tảng băng

Nga-Mỹ nhất trí tiến hành đàm phán an ninh vào tháng 1/2022

Các quan chức Mỹ và Nga sẽ tiến hành các cuộc đàm phán an ninh vào ngày 10/1/2022 trong bối cảnh hai bên đều quan ngại về sự gia tăng căng thẳng liên quan đến hoạt động tăng cường quân sự xung quanh Ukraine.

Trong thông báo ngày 27/12, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng cho biết, cuộc gặp này là một phần trong sáng kiến Đối thoại An ninh chiến lược đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ, hồi tháng 6 vừa qua.

Theo quan chức Nhà Trắng trên, tại cuộc gặp này, Mỹ và Nga cũng sẽ đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Theo kế hoạch, sau cuộc đàm phán, các đại diện Nga và NATO sẽ nhóm họp vào ngày 12/1/2022 trong khuôn khổ Hội đồng NATO-Nga.

Trong ngày tiếp theo, 13/1/2022, Nga cùng Hội đồng thường trực của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), trong đó có Mỹ, cũng sẽ tiến hành đàm phán. Dự kiến, cả hai cuộc đàm phán này sẽ tập trung vào vấn đề Ukraine. (Reuters, AFP)

TIN LIÊN QUAN
Đối thoại Nga-Mỹ và ngòi nổ chực chờ

Đàm phán hạt nhân Iran: Bắt đầu vòng mới, Nga-Trung-Iran tham vấn

Ngày 27/12, vòng đàm phán gián tiếp mới nhất giữa Iran và Mỹ nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diễn (JCPOA), đã được nối lại tại Vienna (Áo).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết, tại vòng đàm phán mới nhất này, các bên sẽ tập trung thảo luận một "văn bản mới và thống nhất", bao gồm việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và vấn đề hạt nhân vốn đạt được trong vòng đàm phán trước đó.

Trước đó, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran khẳng định, Tehran mong muốn đạt được thỏa thuận ngay khi vòng đàm phán thứ 8 này được nối lại.

Tuy nhiên, Iran sẽ không chấp nhận các đề nghị không có trong JCPOA và sẽ tiếp tục theo đuổi các lợi ích của nước này liên quan thỏa thuận.

Trước thềm vòng đàm phán này, cùng ngày, các phái đoàn của Iran, Trung Quốc và Nga đã gặp nhau để tham vấn.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ở Vienna Vương Quần kêu gọi các bên nỗ lực tìm tiếng nói chung để hóa giải những khác biệt và cùng nhau thúc đẩy các đột phá mới trong vòng đàm phán này.

Theo nhà ngoại giao này, "không nên áp dụng chủ nghĩa thực dụng và các tiêu chuẩn kép" cũng như lạm dụng các biện pháp trừng phạt để theo đuổi lợi ích của riêng một quốc gia nào trong các vấn đề hạt nhân Iran và các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân liên quan. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Thế kẹt của người cầm trịch

Sửa đổi Hiến pháp Belarus: Điểm đáng chú ý

Ngày 27/12, Belarus công bố dự thảo sửa đổi hiến pháp, trong đó loại trừ khả năng gây hấn quân sự từ lãnh thổ của nước này nhằm vào các quốc gia khác.

Theo dự thảo, Minsk cấm các nước ngoài và tổ chức nước ngoài cung cấp tài chính cho công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử ở Belarus.

Ngoài ra, dự thảo cũng có đoạn: "Cộng hòa Belarus có thể cấp quyền tị nạn cho công dân nước ngoài và những người không có quốc tịch, bị ngược đãi ở các nước khác vì lý do chính trị, tôn giáo hoặc quốc tịch".

Bên cạnh đó, Belarus có thể phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đảm bảo an toàn trong sản xuất và sử dụng.

Về vị trí Tổng thống Belaurs, dự thảo Hiến pháp nêu rõ, một người không được phép đảm nhiệm cương vị này quá hai nhiệm kỳ.

Theo đó, “Tổng thống nước Cộng hòa Belarus có nhiệm kỳ 5 năm do người dân bầu trực tiếp trên cơ sở phổ thông, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín trực tiếp”.

Ngoài ra, dự thảo hiến pháp cũng quy định Tổng thống có thể ban bố tình trạng khẩn cấp trong nước trong trường hợp xảy ra đảo chính, có bất ổn quy mô lớn và âm mưu thay đổi hiến pháp bằng vũ lực đe dọa sự tồn tại của nhà nước và gây nguy hiểm cho người dân Belarus. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Khủng hoảng ở biên giới Belarus - Ba Lan: EU gặp khó

Lebanon: Công bố thời điểm tổng tuyển cử, kêu gọi đối thoại dân tộc

Ngày 27/12, Bộ trưởng Nội vụ Lebanon Bassam Mawlawi thông báo, cuộc bầu cử quốc hội ở nước này sẽ được tổ chức vào ngày 15/5/2022, trong khi công dân sống ở nước ngoài sẽ có thể bỏ phiếu vào ngày 6 hoặc 8/5/2022.

Trong khi đó, Tổng thống Michel Aoun và Thủ tướng Najib Mikati đã đồng loạt kêu gọi đối thoại quốc gia khẩn cấp về các vấn đề như về chính sách đối ngoại và cải thiện quan hệ với các nước Arab vùng Vịnh, phân quyền tài chính và hành chính, xây dựng chiến lược quốc phòng và kế hoạch phục hồi kinh tế. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Pháp và Saudi Arabia 'cùng nhìn về' Lebanon

Somalia: Thủ tướng họp tố Tổng thống âm mưu đảo chính, Mỹ về phe ai?

Ngày 27/12, trong một tuyên bố trên Facebook sau khi bị Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Mohamed đình chỉ chức vụ, Thủ tướng nước này Mohammed Hussein Roble nêu rõ: "Các hành động của Tổng thống Abdullahi là một nỗ lực đảo chính công khai chống lại chính phủ và hiến pháp quốc gia".

Truyền thông nhà nước Somalia cho biết, Thủ tướng Roble đã lập tức có cuộc gặp với lãnh đạo quân đội, tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Mogadishu.

Theo truyền thông, quân đội Somalia cũng đã phản đối hành động của Tổng thống Farmaajo và gọi đây là một "âm mưu đảo chính".

Thủ tướng Somalia Roble cho biết, ông đã ra lệnh cho tất cả lực lượng an ninh nước này nhận lệnh trực tiếp từ ông. Động thái này có thể khoét sâu thêm những căng thẳng giữa ông và Tổng thống.

Trong khi đó, tối cùng ngày, Mỹ tuyên bố nỗ lực đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Somalia Mohammed Hussein Roble là đáng báo động, đồng thời khẳng định ủng hộ nỗ lực của ông Roble đối với các cuộc bầu cử nhanh chóng và đáng tin cậy.

Cục Các vấn đề châu Phi của Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nhấn mạnh, Washington cũng đã có sự chuẩn bị cho hành động chống lại những ai cản trở lộ trình hướng tới hòa bình của Somalia. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Somalia chia rẽ: Thủ tướng bị cách chức, Tổng thống vướng cáo buộc

Nhiễm biến thể Omicron có thể làm tăng khả năng miễn dịch trước Delta?

Các nhà khoa học Nam Phi mới đây đã tiến hành một nghiên cứu, theo đó, cho rằng, những người nhiễm biến thể Omicron, đặc biệt là những người đã tiêm phòng Covid-19, sẽ có khả năng tăng cường miễn dịch trước biến thể Delta.

Nghiên cứu có sự tham gia của 33 người đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng Covid-19. Tất cả những người này đều nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi.

Các tác giả phát hiện ra rằng, khả năng trung hòa biến thể Omicron sẽ tăng gấp 14 lần trong 14 ngày sau khi tham gia nghiên cứu, trong khi khả năng trung hòa biến thể Delta cũng tăng 4,4 lần.

Theo các nhà khoa học, việc tăng khả năng trung hòa biến thể Delta đối với những người nhiễm biến thể Omicron có thể làm giảm nguy cơ những người này tái nhiễm Delta.

Giáo sư của Viện Nghiên cứu Y tế châu Phi tại Nam Phi Alex Sigal nhận định, nếu biến thể Omicron ít có khả năng gây bệnh nghiêm trọng như tình hình dịch tại Nam Phi thời gian qua, thì biến thể này sẽ giúp loại trừ nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta.

Theo nghiên cứu trước đó của Nam Phi, những người nhiễm biến thể Omicron có tỷ lệ nhập viện và mắc bệnh nghiêm trọng thấp hơn so với những người nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, kết quả này nhiều khả năng là do tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Thông tin về ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam

Một số tin nổi bật khác

Tổng thống Mỹ chính thức ký Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng: Ngày 27/12, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật đối với Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng.

Israel nã tên lửa dồn dập vào Syria, cảng Latakia chìm trong biển lửa: Ngày 28/12, truyền thông nhà nước Syria đưa tin, Israel đã tấn công tên lửa vào nước này, gây hỏa hoạn tại khu vực container chứa hàng của cảng Latakia, gây ra những tổn thất lớn về vật chất và nước này đang tiếp tục đánh giá thiệt hại.

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Giới chuyên gia dự báo lạc quan

Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Giới chuyên gia dự báo lạc quan

Đại dịch Covid-19 ập đến bất ngờ khiến thế giới không kịp trở tay, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào cú sốc lịch sử. ...

Tin thế giới 27/12: Phương Tây đang 'khoe khoang' vũ khí ở Ukraine? Nga sẽ không thành 'pháo đài bị bao vây'; Mỹ tính kế mới nhắm vào Trung Quốc

Tin thế giới 27/12: Phương Tây đang 'khoe khoang' vũ khí ở Ukraine? Nga sẽ không thành 'pháo đài bị bao vây'; Mỹ tính kế mới nhắm vào Trung Quốc

Quan hệ Nga-NATO, Nga-Mỹ, Mỹ-Trung Quốc, vấn đề Ukraine, Israel muốn tăng cường quan hệ với Australia, quan hệ Iraq-NATO, Nhật Bản-Trung Quốc và EU-Azerbaijan ...

Đọc thêm

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 31/12/2024, Lịch vạn niên ngày 31 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 31/12/2024, Lịch vạn niên ngày 31 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 31/12. Lịch âm 31/12/2024? Âm lịch hôm nay 31/12. Lịch vạn niên 31/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/12.
Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt Nam-Lào.
Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife diễn ra sáng ngày 1/1/2025 là năm thứ 3 giải chạy quốc tế uy tín này tổ chức và đã được cộng ...
Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động